Đứng tim với bất ngờ trong ngày sinh nhật chồng
Ngày sinh nhật anh, ngày chị đi đặt cọc để mua chiếc xe mơ ước, chị hạnh phúc lắm. Bỗng nhiên, chị thấy bóng một người đàn ông và một phụ nữ vừa khoác tay nhau đi qua.
Sống với nhau 11 năm, có nhà cửa đàng hoàng với hai đứa con xinh xắn một trai, một gái, mái ấm của anh chị êm đềm trôi qua trong sự ngưỡng mộ của rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp.
Chị là cán bộ đào tạo của một cơ quan nhà nước, anh là phó phòng ở một chi nhánh ngân hàng. Hai con của anh chị, một đứa 10 tuổi, một 5 tuổi ngoan ngoãn và thông minh. Hàng ngày, anh chị chia nhau, chị đón con bé, anh đón con lớn. Về nhà, mỗi người một việc, anh thì giúp vợ giặt giũ, lau nhà, chị thì hí húi trong bếp rồi tắm rửa cho con. Chị vẫn thầm cảm ơn ông trời vì lấy được một người chồng trách nhiệm, thương vợ, yêu con như thế. Còn anh, anh cũng chẳng phàn nàn gì về vợ. Chị vốn ưa nhìn, lại khéo léo trong đối nội đối ngoại, nấu nướng không đến nỗi nào.
Từ hồi sinh bé thứ hai, cứ hết giờ làm, là anh chị lại tất bật về nhà với nhịp sống như thế. Xong xuôi mọi việc, rảnh thì chị ngồi xem ti vi cùng anh, không thì cũng sắp xếp đồ đạc cho tụi nhỏ. Cuối tuần, hai anh chị cũng thường ở nhà, anh chơi với con, chị hí hoáy nấu ăn. Vài ba bận, anh rủ rê chị đi ngoài hàng ăn nhưng chị gạt phắt đi: “Ăn ở nhà vừa tiết kiệm lại vừa an toàn. Vợ sẽ nấu những món không kém gì ngoài hàng”. Quả thế thật, cứ Chủ Nhật là bố con anh được thỏa sức với những thử nghiệm mới của chị và đa số là rất ngon miệng.
Nhưng lâu dần anh cũng chán. Nhìn bạn bè tụ tập, vợ chồng con cái nhà người ta dắt díu nhau đi chỗ này, chỗ kia mà anh phát thèm. Anh bàn với vợ về những chuyến du lịch mà anh với vợ từng mơ ước hồi mới cưới, nhưng hết lần này tới lượt nọ chị cứ có cái cớ để trì hoãn. Đơn giản chỉ vì chị đang muốn gom góp mua cho anh cái ô tô đi lại. Anh bảo: “Không có ô tô thì chết ai đâu. Mình cũng phải thư giãn và hưởng thụ sau những lúc mệt mỏi chứ”. Nhưng chị lần lữa mãi. Chị bảo: “Mỗi năm đi 2 lần với cơ quan em và anh thế là đủ rồi còn gì”. Chị nào biết, trong những lần nghỉ mát tập thể đó, anh đều thấy mình lạc lõng và buồn bã. Anh thèm cảm giác cả gia đình cùng nhau vui cười, cùng nhau thỏa thích được làm những gì mình muốn trên những chặng đường.
Lấy anh, chị luôn nghĩ là mình có phước lớn.
Thực ra, chị cũng mong muốn được như bạn bè lắm, được tụ tập lúc rỗi rãi, được cùng chồng con lượn phố xá, nơi này chỗ nọ. Nhưng cứ nhìn thấy chồng đi làm bằng chiếc xe máy cà tàng gần chục năm nay, trong khi bạn bè chồng đa số xe hơi, xế hộp thì chị lại chạnh lòng. Chị quyết tâm để mua được cho chồng một chiếc xe như ý. Rồi sau đó, anh chị có thể tha hồ tận hưởng mà không phải nghĩ ngợi nhiều nữa. Cứ thế, chị tránh đi nhiều cuộc vui, đi làm xong về nhà chăm sóc chồng con và chắt chiu dành dụm. Nhưng chị vẫn vui vì số tài khoản của chị đã lên gần với con số để chị chạm được ước mơ mua xe hơi cho chồng.
Video đang HOT
Vài ba năm sống rập khuôn, anh trở nên lặng lẽ hơn. Niềm vui lớn nhất của anh có lẽ là được chơi với 2 con. Còn với chị, cảm xúc trong anh đã giảm nhiều. Bị chị gạt đi nhiều ý kiến về chuyện vui chơi, giải trí, dần dần anh cũng chẳng còn buồn nhắc nhở vợ.
Chuyện gì đến cũng đến, cô bạn học cấp 3 góa chồng bước vào cuộc sống hiện tại của anh như một làn gió đầy tươi mới. Cô bạn anh trẻ trung, hiện đại và đầy sức sống. Chẳng hiểu sao, ban đầu cũng chỉ là những cuộc hẹn hò cà phê ôn lại chuyện cũ, nhưng rồi câu chuyện về những chuyến đi của cô, những trải nghiệm và nụ cười đầy hứng khởi ấy đã “hớp hồn” anh. Anh thấy mình muốn thay đổi. Nhận lương, thay vì chuyển khoản hết cho vợ như mọi lần, anh giữ lại một số và nhắn vợ “Anh có việc riêng”. Anh mua sắm quần áo mới, rủ cô bạn đi hàng quán. Họ như một đôi tình nhân trẻ.
Cảm thấy có lỗi với vợ, anh đã vài lần cố gắng không gặp cô bạn cũ. Một lần nữa, anh muốn cải thiện đời sống vợ chồng mới mẻ, nhưng chị vẫn thế. “Tháng sau thôi, sinh nhật chồng, nhất định, anh sẽ bất ngờ” – chị nghĩ bụng.
Ngày sinh nhật anh, ngày chị đi đặt cọc để mua chiếc xe mơ ước, chị hạnh phúc lắm. Ngồi ở showroom, ngắm chiếc xe, nghĩ tới cảnh cả gia đình vui vẻ trên đó, đi khắp mọi miền là chị thấy rạo rực. Bỗng nhiên, chị thấy bóng một người đàn ông và một phụ nữ vừa khoác tay nhau đi qua. Người đàn ông đó… sao quen thế… Chị vội chạy ra, nhìn theo đôi uyên ương đang nói cười đầy rạng rỡ kia… Anh… Không phải ai khác, đó chính là chồng chị.
Chị muốn chạy tới, nhìn thẳng vào mặt anh, mà cào xé, mà gào thét. Nhưng chị vẫn chôn chân một chỗ.
Bất thần, chị nhìn vào chiếc xe… Tại sao, tại sao chị không nhận ra, chiếc xe chỉ là mơ ước của chị, chứ không phải của anh… Tại sao, tại sao chị không biết rằng, anh cần hơn hết là sự tươi mới trong cuộc sống gia đình… Từ bao giờ, chị đã không còn nghĩ tới cảm xúc của anh?
Chị biết, mình cần phải lấy lại nụ cười rạng rỡ kia.
Theo Emdep
Mẹ chồng mẹ đẻ: Cuộc chiến nuôi dạy cháu
Hạnh đã vừa phải trông con lại vừa phải lựa lựa lời can ngăn hai bà. Hai bà thì đều yêu con, yêu cháu nên cũng chẳng dám bảo hai bà đừng quan tâm nữa
ảnh minh họa
Nhiều chị em hay ca thán mẹ chồng ức hiếp. May mắn là Hạnh lấy chồng xong thì được cả nhà chồng cưng chiều, yêu thương. Tưởng vậy là cả gia đình được yên ấm, hạnh phúc. Ai ngờ đâu được mẹ chồng yêu quá cũng có cái dở.
Đầu năm Hạnh vừa sinh cho cả nhà nội một thằng cu kháu khỉnh. Chồng cô là con trai trưởng nên cả nhà quý thằng bé như vàng ròng. Mẹ chồng cô thậm chí không quản ngại nhà xa, ngày nào cũng sang chơi và ôm ấp bế ẵm cháu.
Mọi chuyện đáng lẽ ra chẳng có gì bàn ngoài việc là mẹ đẻ của Hạnh cũng cưng cháu không kém. Có điều là bà nội, bà ngoại mỗi người có một cách nuôi dạy cháu riêng, trái ngược hoàn toàn với nhau. Hai bà lại còn suốt ngày tị nạnh về việc ai được chăm cháu nhiều hơn.
Có hôm Hạnh vừa ăn xong canh mẹ chồng nấu. Một lúc sau mẹ để lại bưng lên bát cháo to đùng. Không ăn thì bà giận. Mà ăn thì no căng bụng. Được hai bà chăm đâu có 1 tháng mà Hạnh còn lên cân nhiều hơn cả khi đang bầu. Thấy chuyện không ổn cô phải ra chỉ thị cho hai bà là từ giờ chuyện ăn uống của cô, cô sẽ tự lo. Hai bà cũng buồn thỉu buồn thiu nhưng còn hơn là nhìn hai bà tị nạnh nhau.
Chuyện đâu có dừng ở đó, không chăm Hạnh thì hai bà quay ra chăm cháu. Bà nội thì thích cách dạy cháu truyền thống trong khi bà ngoại thì lại thích cách hiện đại. Nhiều lúc có mỗi việc cho cháu ăn như thế nào mà hai mà cũng phải tranh luận hết cả một tiếng đồng hồ.
Ảnh sưu tầm trên Internet.
Bà nội thì muốn đút cho cháu ăn dặm. Trong khi bà ngoại lại thích để cháu ăn dặm tự chỉ huy. Thế là bà nội lại nói ăn vậy thì không đủ chất, cháu còi cọc, không lớn được. Bà ngoại cũng chẳng vừa đáp lại cứ nhồi cháu như là chăm lợn thì cháu béo ú, ì ạch.
Đến khi cháu lớn một chút thì bà nội muốn gửi cháu vào trường mẫu giáo công, bà ngoại lại thích cho cháu đi học trường quốc tế. Thế là hai bà lại tranh luận mà cũng chẳng cần quan tâm là thật ra vợ chồng Hạnh quyết điều gì.
Hạnh đã vừa phải trông con lại vừa phải lựa lựa lời can ngăn hai bà. Hai bà thì đều yêu con, yêu cháu nên cũng chẳng dám bảo hai bà đừng quan tâm nữa. Tuy nhiên, quan tâm kiểu quá mức thế này thì Hạnh cũng cảm thấy mệt.
Đấy có phải là cứ được mẹ chồng yêu chiều là hạnh phúc, sung sướng đâu.
Theo Thế Giới Trẻ
Tôi chán người vợ suốt ngày chửi bới con Vợ tôi suy cho cùng cũng đáng thương, yêu con nhưng không kiềm chế được tính nóng. ảnh minh họa Vợ tôi thường xuyên dùng ngôn từ chợ búa để mắng chửi con gái mới 2 tuổi của chúng tôi. Những lúc ấy, tôi không nói gì, đợi khi con đi ngủ mới tâm sự với vợ rằng có nói những lời đó...