Đừng tiết kiệm một cách máy móc: Hãy tiêu nếu bạn muốn và đừng cố chấp tiêu nếu không có tiền
Hãy để bản thân được thoải mái trong việc kiếm, tiêu và tiết kiệm tiền.
Trước khi muốn tiết kiệm tiền, chúng ta phải biết rằng những mô hình kinh doanh hiện tại có sức hấp dẫn rất khó để chối từ. Những thương hiệu đã thương mại hóa thế giới, họ đã tạo ra những bộ quần áo, giày dép, điện thoại di động mới, đồ công nghệ… và nói với bạn rằng những món đồ hàng hiệu mới ra, món đồ đang trend này biến bạn thành một con người khác. Bạn là người có tầm nhìn, bạn đáng được tôn trọng, được quý mến và tin tưởng, bạn có một hiện tại tốt, và ngày mai sẽ tốt hơn nếu sở hữu những món đồ này.
Hãy suy nghĩ thật kỹ xem, khi chúng ta mua một thứ gì đó, hành động mua có mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc hay không? Tôi có thể mua những thứ tôi muốn lại chẳng hạnh phúc hay sao! Và niềm hạnh phúc này ít nhiều sẽ đến từ niềm tin của bản thân rằng chúng ta được khen thưởng, bởi vì tôi đã trở thành một người thông minh trong việc tiêu tiền.
(Ảnh minh hoạ)
Đây thực sự là một ảo tưởng. Đây chỉ là ảo tưởng về việc được khen thưởng trong chốc lát. Chúng ta chỉ là những người lao động trong xã hội. Xã hội cần bạn đóng thuế và tiêu dùng. Xã hội cần những khoảnh khắc bạn tiêu dùng vì sự ảo tưởng đó. Sau đó, bạn mặc Armani và lái chiếc BMW 7. Bạn có tốt hơn và hạnh phúc hơn hay không?
Nhưng, những người trẻ tuổi lại luôn nghĩ rằng xã hội sẽ yêu họ vì họ không giàu, họ có nhiều thời gian và đầy mộng tưởng: chỉ cần chờ đợi, rồi vận may đổi đời sẽ đến. Sự thật, chúng ta phải đánh đổi thời gian, sức lực của mình để lấy tiền và trả lại tiền cho xã hội. Bạn luôn bị lừa: bạn sẽ được người khác quý mến, tôn trọng và tin tưởng vì những gì bạn đã mua.
Đừng nghĩ rằng những điều này đáng để đổi lại sự công nhận mà người khác dành cho bạn. Không, nhiều thứ trong xã hội này chỉ là một phần của dây chuyền lắp ráp mà thôi. Chúng không đại diện cho sự tán thành hay không thích. Bạn chi tiền ra cho bản thân không phải là phần thưởng hay hình phạt. Nó chỉ là dây chuyền lắp ráp mà xã hội này phải vận hành. Số tiền bạn tiêu, quần áo bạn mặc, phim bạn xem và những nơi bạn đã đến không thể trở thành phần thưởng và sự công nhận của xã hội đối với bạn. Bạn chỉ là năng lượng giúp các bánh răng trong dây chuyền lắp ráp xã hội vận hành.
Cho nên, theo quan điểm tôi, hãy tiêu nếu bạn muốn tiêu, đừng tiêu nếu bạn không có.
Bởi vì trong thế giới của tôi, tôi có thể nói thật hoặc ngược lại. Khi tôi tiêu ít hơn, chỉ cần bỏ ra ba triệu một tháng để duy trì cuộc sống của mình, có thể thỏa mãn được sức khỏe thể chất và tinh thần, và có thể tự huyễn rằng bản thân đang rất hài lòng. Tháng nào dư dả một chút thì lãng phí một ít, có tiền thì mua thôi, nếu như thứ tôi muốn mua là cần thiết trong cuộc sống.
Video đang HOT
(Ảnh minh hoạ)
Tôi đang ở trong thế giới của riêng mình, việc bỏ tiền ra để mua hạnh phúc hay không là việc của tôi, tôi sẽ dựa vào suy nghĩ của bản thân để tự làm cho mình hạnh phúc. Các mô hình kinh doanh hiện tại không cần lừa tôi, tôi sẽ tự làm.
Cho nên, đừng quá đau đầu vì phải tiết kiệm. Tiêu tiền chẳng phải là phần thưởng, mà không có tiền để tiêu cũng không phải là điều đáng xấu hổ. Chỉ đơn giản là tiêu nhiều hơn nếu bạn có tiền, tiêu ít hơn nếu bạn không có tiền.
Tuổi trẻ, còn nhiều thời gian và sức lực, ai cũng như nhau, không việc gì phải tự mình xây dựng hệ thống tiết kiệm phức tạp và lầm lì thực thi, rồi tìm một vài người cùng loại để khen ngợi nhau vì một năm tiết kiệm được 50 triệu, nhưng người ngoài nhìn vào ai nấy đều thấy bạn đang có cuộc sống rất vất vả, không xứng đáng với những gì mình thu được.
Làm theo 4 cách này, thu nhập khiêm tốn vẫn tiết kiệm được cả đống tiền
Đừng bao giờ cho rằng bạn luôn phải trả giá đầy đủ. Mua sắm hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn, ngày càng tiến gần hơn đến tự do tài chính.
Đặt tỷ lệ chi tiêu
Katie Roberts, chuyên gia phân tích tiêu dùng của DealNews.com cho biết dù thu nhập của bạn là bao nhiêu, luôn có những cách để bạn chi tiêu hợp lý hơn, gia tăng tiết kiệm. Bầng cách đặt ra tỷ lệ cho việc chi tiêu cũng như tiết kiệm, bạn sẽ có sự rõ ràng hơn trong việc chi tiêu cũng như nhanh chóng tiến đến mục tiêu của mình.
Quy tắc 50/30/20 là một chiến lược lập ngân sách phù hợp với nhiều người. Theo quy tắc này, chúng ta sẽ chia thu nhập sau thuế của mình thành 3 nhóm: 50% thu nhập cho nhu cầu như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước...; 30% thu nhập cho mong muốn như giải trí...; 20% thu nhập cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, đầu tư.
Đánh giá thói quen chi tiêu của bạn
Roberts nói: "Có thể bạn đang trả tiền cho một dịch vụ phát trực tuyến mà bạn không bao giờ xem hoặc chi tiêu nhiều hơn cho các cửa hàng tạp hóa, siêu thị so với những gì bạn nghĩ. Hãy theo dõi thói quen chi tiêu của bạn trong 1 hoặc 2 tháng và xem chính xác những đồng tiền của bạn đang đi đâu, sau đó quyết định xem có khoản chi phí nào bạn có thể cắt bỏ hoặc phân bổ ở nơi khác hay không. Các ứng dụng lập ngân sách có thể giúp bạn theo dõi chi tiêu của mình thuận lợi, dễ dàng hơn".
Khi theo dõi chi tiêu và có cái nhìn tổng quan hơn, bạn sẽ đánh giá tốt hơn về tình hình tài chính của mình và dễ tìm ra giải pháp giúp bản thân nhanh chóng đạt được mục tiêu hơn. Hãy định kỳ theo tuần hoặc tháng và xem xét lại chi tiêu của mình, đánh giá tình hình và thực hiện những bước điều chỉnh nếu cần thiết.
Ưu tiên những gì bạn muốn tiêu tiền của mình
Điều chúng ta hướng đến là chi tiêu hợp lý và nó không có nghĩa là bạn phải sống một cách khổ sở, cắt bỏ mọi thú vui của mình. Điều quan trọng cần xác định thứ tự chi tiêu ưu tiên của bạn là gì, bạn muốn tập trung đầu tư vào đâu.
Nếu bạn là người thích những chuyến đi, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào là quan trọng nhất đối với bạn chi tiền và tiết kiệm những phần còn lại. Người thích nghỉ ngơi trong những căn phòng đẹp có thể chi nhiều hơn một chút cho đặt phòng và tiết kiệm các phần như chi phí ăn uống, đi lại bằng cách khám phá ẩm thực địa phương, sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Nếu bạn muốn chi tiền mua vé xem một buổi biểu diễn nghệ thuật mà bạn chờ đợi đã lâu, bạn có thể làm điều đó nhưng hãy chọn ở một nơi bình dân để tiết kiệm tiền phòng cũng như giảm chi phí ăn uống.
Quyết định thời điểm mua hàng
Chúng ta đều cần mua sắm thứ này và thứ kia. Sau khi đã xác định được khoản chi đó thực sự cần thiết hay chỉ là mong muốn của bạn, hãy quyết định thời điểm mua sắm khôn ngoan.
Với người thích xê dịch, bạn có thể chọn đi du lịch vào các ngày trong tuần để được hưởng giá các dịch vụ phải chăng hơn hoặc khám phá nơi đó vào thời điểm không phải mùa du lịch trong năm.
Với các sản phẩm bạn có nhu cầu sử dụng thường xuyên, bạn nên mua sắm vào những dịp khuyến mại và với số lượng lớn nếu sản phẩm đó có hạn sử dụng dài.
Với các đồ điện tử, vật dụng trong gia đình, bạn nên lên danh sách trước và mua vào dịp khuyến mại hoặc lúc trái mùa để được hưởng mức giá tốt hơn (ví dụ mua điều hòa vào mùa đông, mua quạt vào mùa hè).
Thời điểm mua hàng rất quan trọng. Đừng bao giờ cho rằng bạn luôn phải trả giá đầy đủ. Mua sắm hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn, ngày càng tiến gần hơn đến tự do tài chính.
Ngoài ra, nếu quy tắc 50/30/20 không thích hợp với bạn, hãy xem xét cho mình một chiến thuật lập ngân sách phù hợp hơn. Nhớ rằng không có điều gì là tốt nhất cho tất cả mọi người, quan trọng là sự phù hợp.
Ngân sách dựa trên con số 0: Cách lập ngân sách này có nghĩa rằng bạn cần phân bổ từng đồng thu nhập của mình để thu nhập trừ đi chi phí và tiết kiệm của bạn sẽ bằng 0. Với phương pháp này, mỗi đồng bạn kiếm được đều có mục đích sử dụng cụ thể.
Phương pháp phong bì tiền mặt: Phương pháp lập ngân sách này là một trong những chiến thuật giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả. Việc quá dễ dàng quẹt thẻ khiến chúng ta dễ sa vào việc chi tiêu mua sắm, thậm chí là lâm vào nợ nần và không kiểm soát được chi tiêu. Theo phương pháp này, bạn sẽ sử dụng tiền mặt và phân bổ vào từng phong bì riêng theo mục đích chi tiêu cụ thể. Bạn sẽ có một phong bì cho hàng tạp hóa, một phong bì cho hoạt động giải trí... Một khi số tiền trong phong bì nào đó đã hết, bạn cần đóng băng chi tiêu của mình.
Lập ngân sách linh hoạt: Khi thực hành phương pháp này, bạn phân bổ lại thu nhập và chi phí của mình khi chúng có sự thay đổi. Về cơ bản, bạn đang tạo cho mình không gian dễ chịu và linh hoạt hơn cùng khả năng điều chỉnh liên tục. Đó là một phong cách thoải mái hơn nhưng bạn chỉ nên áp dụng khi có thể trung thực với bản thân cũng như chi tiêu kỷ luật.
Lập ngân sách tĩnh: Điều này có nghĩa rằng ngân sách của bạn vẫn sẽgiữ nguyên ngay cả khi thu nhập của bạn tăng lên. Bằng cách này, khi bạn được tăng lương, bạn sẽ tăng được tiết kiệm thay vì để lối sống lạm phát. Phần thu nhập tăng thêm sẽ được phân bổ vào quỹ tiết kiệm hoặc quỹ hưu trí.
Đôi vợ chồng trẻ 9X chia sẻ bí quyết tiết kiệm được 1 tỷ đồng đầu tiên: Trước đặt ra mục tiêu, sau hạn chế ham muốn hoang phí! Nếu bạn muốn gom được 1 tỷ tiết kiệm chỉ bằng biện pháp "tiêu dùng ít" là việc rất khó khăn. Vì vậy sau khi học được cách hài lòng đúng lúc, hạn chế tiêu dùng,... bước tiếp theo nên xem lại cách phân phối tài sản trong gia đình. (01) Gia Kì là bạn học cũ của tôi, cô ấy bắt đầu...