Dùng tiền ngân sách tăng vốn ngân hàng có phá rào?
Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có báo cáo bổ sung đánh giá kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2018 và các tháng đầu năm 2019.
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại Hội nghị.
Phát biểu tại phiên họp, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, có một điểm rất khó khăn với bốn ngân hàng thương mại nhà nước, đó là vấn đề tăng vốn.
Bà Hồng nhấn mạnh rằng Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các đoàn làm việc của các tổ chức quốc tế rất quan tâm đến vấn đề này. Bởi các ngân hàng này nếu không được tăng vốn thì sẽ hạn chế đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Theo Phó thống đốc, khó khăn nằm ở chỗ Nghị quyết của Quốc hội quy định không sử dụng ngân sách để cấp vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước, và nội dung bổ sung vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước cũng không có trong danh mục đầu tư công trung hạn.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước đang trình Chính phủ kiến nghị nghiên cứu sửa đổi quy định để tháo gỡ khó khăn nói trên cho bốn ngân hàng thương mại nhà nước.
Đây cũng không phải lần đầu tiên kiến nghị sử dụng ngân sách để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng thương mại nhà nước được đề cập. Trước đó, tại một số hội nghị, Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng kiến nghị bố trí ngân sách để tăng vốn cho nhóm các ngân hàng thương mại lớn.
Video đang HOT
Tăng vốn cho nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước gồm Agribank, Vietinbank, BIDV, và Vietcombank đang là nhu cầu cấp bách của nhóm “big 4″ ngân hàng. Ngay ngày đầu tiên của năm mới (01/01/2019), Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là Chính phủ yêu cầu cần có giải pháp để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước chiếm cổ phần chi phối; Thúc đẩy áp dụng Chuẩn mực an toàn Basel II; Tạo chuyển biến căn bản về quản trị ngân hàng, hiệu quả và an toàn hoạt động. Tập trung xử lý có hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước.
Cách đây không lâu, tại Hội nghị triển khai công tác ngành ngân hàng diễn ra giữa tháng 1/2019, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank Lê Đức Thọ đặt vấn đề tăng vốn cho VietinBank giai đoạn này là “vấn đề đặc biệt cấp bách” khi tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của VietinBank đã giảm tới sát mức tối thiểu trong bối cảnh ngân hàng này đã khai thác kiệt các biện pháp tăng vốn tự có (cả vốn cấp 1 và vốn cấp 2). Chính vì vậy, từ tháng 9/2018, VietinBank không thể tăng trưởng tín dụng.
Cũng theo ông Thọ, phương án tăng vốn của VietinBank đã được NHNN báo cáo Chính phủ. Bên cạnh đề nghị bố trí vốn để tăng vốn điều lệ, VietinBank cũng xin chia cổ tức bằng cổ phiếu trong 4 năm liên tiếp, từ năm 2017 – 2020 và giữ lại lợi nhuận tăng vốn. Phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu để giữ lại lợi nhuận tăng vốn cũng được các ngân hàng còn lại tính đến.
Khó khăn không kém là Agribank, việc tăng vốn của nhà băng này gắn chặt với tiến trình cổ phần hóa. Trong khi hiện tiến trình cổ phần hóa của Agrribank đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc từ khâu định giá doanh nghiệp cho tới việc tìm cổ đông chiến lược… Do chậm cổ phần hóa nên hiện nhà băng này có mức vốn điều lệ thấp nhất trong nhóm “big 4″.
Theo tính toán của Moody’s, nếu không tăng được vốn, tỷ lệ vốn cấp 1 của các ngân hàng có vốn nhà nước được xếp hạng giảm xuống chỉ còn 6,1% thay vì mức 6,9% như cuối năm 2017. “Việc cơ cấu vốn tiếp tục suy yếu sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng quốc doanh và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng “, Moody’s cảnh báo.
Theo Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến hết cuối tháng 2/2019 là 2,09%. Tỷ lệ nợ xấu, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng đến 31/12/2018 ở mức 5,85%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016 và mức 7,36% cuối năm 2017.
Ngân Giang
Theo infonet.vn
Ông Trump kêu gọi FED giảm lãi suất, nới lỏng định lượng
Tổng thống Donald Trump ngày 5/4 kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất và có các biện pháp phi truyền thống khác để giải tỏa bớt áp lực đối với nền kinh tế mà ông cho là chính FED đã gây giảm tốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước báo giới ngày 5/4 - Ảnh: Reuters.
"Tôi cho rằng họ nên hạ lãi suất", hãng tin Reuters ông Trump nói với các nhà báo. "Tôi nghĩ đúng là họ đã khiến nền kinh tế của chúng ta giảm tốc. Chẳng hề có lạm phát gì cả".
Người đứng đầu Nhà Trắng cũng gợi ý FED nên theo đuổi chính sách tiền tệ phi truyền thống có tên gọi "nới lỏng định lượng" (QE) để kích cầu nền kinh tế. Đây là biện pháp mà FED đã triển khai trong thời gian 2008-2014, bằng cách mua vào hàng nghìn tỷ USD trái phiếu, nhằm đưa kinh tế Mỹ hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
"Giờ đây, họ thực sự nên nới lỏng định lượng", ông Trump nói.
Những tháng gần đây, ông Trump liên tục công khai chỉ trích các chính sách của FED. Ngoài ra, ông cũng đề cử hai đồng minh chính trị của minh vào Hội đồng Thống đốc của ngân hàng trung ương này. Những động thái như vậy khiến một số nhà phân tích lo ngại rằng sự độc lập của FED đang bị tấn công.
Tuy nhiên, Nhà Trắng luôn khẳng định không có mong muốn làm suy yếu sự độc lập của FED.
Ông Trump cho rằng FED nên kết hợp giữa QE và cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, khuyến nghị này của ông Trump bị giới chuyên gia cho là không phù hợp. Các quan chức của FED vốn cho rằng "đơn thuốc" như vậy chỉ phù hợp khi nền kinh tế có sự suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng.
Hôm thứ Năm tuần này, ông Trump công bố kế hoạch bổ nhiệm ông Herman Cain, một đồng minh chính trị của ông, vào một trong hai ghế trống của Hội đồng Thống đốc 7 thành viên của FED. Ông Cain từng điều hành một nhóm huy động ngân sách chính trị đến nay đã chi hơn một nửa ngân quỹ để ủng hộ chiến dịch tranh cử 2020 của ông Trump.
Cách đây 2 tuần, ông Trump tuyên bố sẽ đề cử ông Stephen Moore vào ghế trống còn lại trong Hội đồng Thống đốc FED. Ông Moore, một nhà bình luận kinh tế theo trường phái bảo thủ, là một đồng minh lâu năm của ông Trump và cũng có quan điểm chỉ trích công khai đối với các đợt tăng lãi suất của FED trong năm 2018.
Cố vấn kinh tế cấp cao nhất của ông Trump, ông Larry Kudlow, nói với hãng tin Bloomberg rằng cả ông Cain và ông Moore đều ủng hộ quan điểm rằng tăng trưởng kinh tế mạnh chưa chắc gây lạm phát - vấn đề mà FED tìm cách ngăn chặn bằng cách nâng lãi suất.
Trong mấy ngày gần đây, nhiều quan chức FED đã có những phát biểu nhấn mạnh rằng sức khỏe cốt lõi của nền kinh tế Mỹ đang tốt. Họ lập luận rằng loạt dữ liệu xấu gần đây về các hoạt động kinh tế ở Mỹ chẳng qua chỉ là nhất thời chứ không kéo dài. Không vị nào xem việc giảm lãi suất là cần thiết, thậm chí nói sẽ đến lúc FED phải tiếp tục nâng lãi suất.
Sau 4 lần nâng lãi suất trong năm 2028, FED đến nay đã tạm dừng chu kỳ thắt chặt này. Sau cuộc họp tháng 3, Chủ tịch FED Jerome Powell tuyên bố FED có thể sẽ không có đợt nâng lãi suất nào trong 2019, với lý do có nhiều rủi ro tăng trưởng, bao gồm sự giảm tốc của kinh tế châu Âu và Trung Quốc.
Lãi suất chính sách của FED hiện ở khoảng 2,25-2,5%.
Diệp Vũ
Theo vneconomy.vn
VAFI 'hiến kế' giúp ngân sách nhà nước thu về 100 tỉ USD VAFI vừa kiến nghị một loạt giải pháp mà hiệp hội này cho rằng nếu áp dụng đúng thì trong vòng 15 năm tới, ngân sách nhà nước sẽ thu được khoảng 100 tỉ USD. Số tiền này vừa góp phần giảm mạnh nợ chính phủ, vừa dư sức để Việt Nam phát triển hoàn chỉnh hệ thống giao thông hiện đại, VAFI...