Dùng tiền mua bằng giả, 19 nhân viên y tế học đường bị buộc thôi việc
Chẳng phải tốn giấy mực đến trường, chỉ cần bỏ ra khoảng 10 triệu đồng, nhiều nhân viên y tế học đường cũng “vác” tấm bằng trung cấp điều dưỡng đi xin vào làm tại các đơn vị y tế học đường, trạm y tế xã…
Ngày 10/10, UBND huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) cho biết đã thống nhất buộc thôi việc đối với 19 nhân viên y tế học đường sử dụng bằng trung cấp điều dưỡng giả để được tuyển dụng vào làm việc tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn huyện này. Trong số này, có một trường hợp đang mang thai nên chưa xem xét xử lý kỷ luật.
Theo điều tra, trong số 19 nhân viên sử dụng bằng giả, có 2 đối tượng là Trình Thị Ngọc Hậu (38 tuổi, nhân viên y tế Trường THCS xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước) và Phạm Thị Xuân Mai (44 tuổi, nhân viên y tế Trường tiểu học số 2 xã Phước Hiệp) nằm trong đường dây mua bán, kinh doanh bằng giả bị công an tỉnh Bình Định phanh phui.
Sau đó, TAND tỉnh Bình Định tuyên phạt bị cáo Hậu 18 tháng tù, Mai 12 tháng tù cùng tội danh làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Video đang HOT
Theo hồ sơ, năm 2006 Mai và Hậu mua hai bằng tốt nghiệp THPT giả với giá 5,5 triệu của một đường dây mua bán bằng giả từ TP.HCM để sử dụng cho mình.
Năm 2008, thông qua đường dây nói trên, Mai tiếp tục mua thêm 6 bằng trung cấp điều dưỡng giả với giá gần 60 triệu đồng. Mai và Hậu sử dụng mỗi người một bằng, còn 4 bằng giao cho người khác để xin vào các làm nhân viên y tế tại các trường học tại huyện Tuy Phước.
Thấy việc mua bằng giả dễ mà không bị phát hiện, Mai và Hậu tiếp tục mua 32 bằng giả, trong đó có 27 bằng trung cấp điều điều dưỡng làm giả của Trường Đại học Y- Dược TP.HCM, còn lại là bằng tốt nghiệp THPT làm giả của Sở GD-ĐT TP.HCM với tổng số tiền 330 triệu đồng, rồi ăn chênh lệch gần 40 triệu đồng.
Doãn Công
Theo dantri
Bắt nhân viên ngân hàng chiếm đoạt 1,4 tỷ đồng của khách hàng
Sau khi sao chép được dữ liệu thông tin của khách hàng, Tuấn cắt dán, làm giả con dấu của giám đốc Chi nhánh ngân hàng để mở thẻ MasterCard, rồi rút trên 1,4 tỷ đồng của 35 khách hàng.
Ngày 28/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng và lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Thanh Tuấn (28 tuổi, ngụ ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) - nguyên là nhân viên một ngân hàng có Chi nhánh tại Quy Nhơn.
Theo điều tra ban đầu, từ tháng 6/2012, khi làm việc trực tiếp ở bộ phận quản lý khách hàng, Tuấn đã sao chép thông tin 35 khách hàng trên hệ thống dữ liệu, điền vào thư điện tử đề nghị mở thẻ tín dụng Master Card, sau đó, cắt dán chữ ký, con dấu của giám đốc chi nhánh ngân hàng vào bản phê duyệt rồi gửi cho Phòng Vận hành - tác nghiệp thẻ để làm thủ tục mở thẻ Master Card.
Khi nhận được mã pin gửi trực tiếp về cho bộ phận quản lý khách hàng, Tuấn đã sử dụng thẻ, số thẻ, mã pin điền vào biểu mẫu rồi gửi thư điện tử đề nghị Phòng Vận hành - tác nghiệp thẻ để kích hoạt tài khoản. Sau đó, Tuấn dùng số thẻ, mã pin của khách hàng rút toàn bộ hạn mức của 35 thẻ Master Card qua máy ATM của ngân hàng này và một số ngân hàng khác, chiếm đoạt tổng cộng trên1,4 tỉ đồng.
Tháng 6/2013, ngân hàng nói trên đã yêu cầu chi nhánh tại Quy Nhơn kiểm tra, xác minh vụ việc trên và Tuấn bị sa thải. Ngày 31/3/1014, Tuấn đã nộp trả cho ngân hàng 600 triệu đồng.
Ngay sau đó, Tuấn bị đuổi việc và chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan chức năng điều tra, xử lý.
Doãn Công
Theo Dantri
Bình Định: Lừa bán sản phẩm tiết kiệm điện rởm, sở, ngành tiếp tay? Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Nhật Việt (Hà Nội) đã dùng Công văn của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Tuy Phước và Hội trường của UBND xã Phước Thành... để tiếp thị, bán sản phẩm đèn, quạt xách tay năng lượng mặt trời có nhiều tính năng ưu việt, nhưng khi đem về dùng, nhiều người mới "té ngửa" vì...