Dùng thuốc trị tiểu đường mua trên mạng, nào ngờ nguy kịch tính mạng do thuốc đã bị cấm gần nửa thế kỷ trước
Trong viên thuốc người bệnh sử dụng có thành phần phenformin – là loại thuốc dùng để điều trị đái tháo đường từ những năm 1950.
Thuốc này bị cấm sản xuất và lưu hành từ năm 1973 do gây ra hàng loạt ca tử vong liên quan đến nhiễm acid lactic sau khi sử dụng.
Sáng 22/5, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, đơn vị này vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nguy kịch do ngộ độc Phenformin trong thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Theo đó, bệnh nhân là N.V.P (nam, 67 tuổi) vào viện trong tình trạng mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở tăng dần, suy hô hấp. Lập tức, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy hỗ trợ.
Theo lời người nhà, bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường và đang sử dụng một loại thuốc điều trị dạng viên màu vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác, không rõ thành phần, hàm lượng và nơi sản xuất, được người nhà mua theo quảng cáo truyền miệng.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải lọc máu liên tục. Ảnh BVCC
Thời gian đầu mới sử dụng, chỉ số đường huyết có giảm nhưng không lâu sau đó, bệnh nhân bắt đầu mệt mỏi, ăn uống kém, ý thức chậm chạp, hay hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, đau tức ngực khó thở.
Tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, bệnh nhân đã được hội chẩn tập thể các bác sĩ trong khoa và được chẩn đoán sơ bộ: Nhiễm toan chuyển hóa nặng – suy đa tạng do ngộ độc thuốc nam, đái tháo đường type 2.
Kết quả các chỉ số xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân trong tình trạng rất xấu, đái tháo đường type 2, nhiễm toan chuyển hóa rất nặng chưa rõ nguyên nhân, suy đa tạng, đe dọa ngừng tim.
” Nếu không được cấp cứu, xử trí kịp thời, nguy cơ bệnh nhân tử vong rất cao” , BSCKI. Nguyễn Sơn Nam, Khoa Hồi sức tích cực – chống độc nhận định.
Video đang HOT
Trước tình trạng nguy cấp trên, các bác sĩ đã quyết định vừa hồi sức tích cực cho người bệnh bằng thở máy, duy trì 3 thuốc vận mạch, đặt theo dõi huyết áp động mạch vừa kết hợp lọc máu liên tục cho bệnh nhân.
Sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Ảnh BVCC
Sau khi được điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân được cải thiện tốt dần lên, sau 2 ngày lọc máu liên tục tình trạng nhiễm toan được cải thiện, thuốc vận mạch giảm dần và cắt vào ngày thứ 3. Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhân đã rút được ống nội khí quản, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ăn uống bình thường và không để lại di chứng.
Song song với quá trình cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ đã nhanh chóng gửi túi thuốc do người nhà cung cấp tới Viện Pháp y Quốc gia để phân tích thành phần. Kết quả, trong viên thuốc có thành phần phenformin – là loại thuốc dùng để điều trị đái tháo đường từ những năm 1950. Thuốc này bị cấm sản xuất và lưu hành từ năm 1973 do gây ra hàng loạt ca tử vong liên quan đến nhiễm acid lactic sau khi sử dụng. Hiện nay Việt Nam và các nước trên thế giới đã cấm lưu hành phenformin trong điều trị.
BSCKII. Đoàn Bình Tĩnh, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc cho biết, đái tháo đường là bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài, các bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.
Loại thuốc bệnh nhân uống đã bị cấm sản xuất và lưu hành từ năm 1973 do gây ra hàng loạt ca tử vong liên quan đến nhiễm acid lactic sau khi sử dụng. Ảnh BVCC
Đến nay, thế giới chưa có loại thuốc nào giúp chữa dứt điểm bệnh đái tháo đường chỉ sau một vài đợt điều trị. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người lợi dụng sự lo lắng, thiếu kiên trì của bệnh nhân để quảng cáo thổi phồng về những phương thuốc bí truyền có thể chữa khỏi bệnh này.
Do vậy, để tránh tiền mất tật mang, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng, các bác sĩ cảnh báo, người bệnh không nên mua những loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đặc biệt là viên thuốc dạng viên hoàn, bài thuốc bí truyền chưa được kiểm định để tự điều trị tiểu đường.
Khi bị bệnh, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định các biện pháp điều trị an toàn và tư vấn dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp.
Khi đàn ông vô tinh
Quan hệ tình dục đều đặn nhưng sau 3 năm hai vợ chồng Hoàng vẫn không thể có con. Đi khám anh sốc nặng khi bác sĩ kết luận anh bị vô tinh.
Anh Hoàng đã sốc khi bác sĩ cho biết mình bị vô tinh (ảnh minh hoạ)
Trao đổi với phóng viên Infonet, ThS. BS Đinh Hữu Việt, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, ngoài những bệnh lý nam khoa đặc trưng như xuất tinh sớm, rối loạn cương, rối loạn tình dục, giãn tĩnh mạch tinh, tinh hoàn ẩn, các bác sĩ của khoa thường xuyên khám và điều trị bệnh nhân vô tinh.
Theo đó, vô tinh chiếm tỷ lệ khoảng 1-2% ở nam giới nói chung và chiếm khoảng 10%-15% trong nhóm nam giới vô sinh.
Do tâm lý e ngại, tuyệt vọng khi nhận kết quả mình không có tinh trùng có nghĩa là không thể có con nên nam giới vô tinh thường đi khám ở các phòng khám địa phương, dùng thuốc Nam, thuốc Bắc rất nhiều.
Điều này vừa mất nhiều thời gian và tốn kém nhưng không hiệu quả, lúc này các quý ông mới đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Thực tế điều trị thuốc không hiệu quả đặc biệt là nhóm vô tinh bế tắc.
ThS. BS Đinh Hữu Việt Tổ chức y tế thế giới, vô tinh (không có tinh trùng trong tinh dịch) được định nghĩa là khi nam giới xuất tinh hai lần liên tiếp cách nhau 2-4 tuần mà kiểm tra tinh dịch đồ không thấy tinh trùng trong tinh dịch kể cả sau khi ly tâm mẫu tinh dịch.
Thực tế lâm sàng bác sĩ điều trị thường chia vô tinh thành hai nhóm: vô tinh do đường dẫn (tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng bình thường nhưng tắc ống dẫn tinh, mào tinh hoặc do bất sản ống dẫn tinh) và vô tinh tại tinh hoàn (tinh hoàn sản xuất rất ít hoặc tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng).
Qua quá trình thăm khám, BS Việt nhận thấy vô tinh thường được phát hiện ở các trung tâm nam khoa, hiếm muộn khi các bệnh nhân đến khám về sức khỏe sinh sản hoặc hiếm muộn.
"Một số nam giới thấy mình yếu sinh lý, teo tinh hoàn sau quai bị, hoặc thấy tinh hoàn quá nhỏ mà chủ động đi khám và phát hiện mình không có tinh trùng. Trong khi đó, rất ít trường hợp nam giới chủ động đi khám khi chưa gặp các vấn đề về tình dục hay sinh sản", BS Việt cảnh báo.
Nguyên nhân của tình trạng vô tinh này là do đường dẫn (hậu quả của viêm tinh hoàn mào tinh, sau phẫu thuật vùng bẹn bìu- sinh dục, bất sản ống dẫn tinh mào tinh...).
Cũng có những trường hợp vô tinh hoàn tại tinh hoàn - hệ quả của việc bị quai bị viêm teo tinh hoàn, đột biến thừa một nhiễm sắc X nam giới Klinefelter 47XXY, đột biến mất đoạn AZF trên NST Y, tinh hoàn ẩn, giãn tĩnh mạch tinh, rối loạn nội tiết, suy sinh dục, rối loạn sinh tinh, u tinh hoàn, xạ trị, hoá trị sau điều trị ung thư...
Các chuyên gia tình dục khẳng định việc đàn ông không có tinh trùng sẽ ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến đời sống tình dục của các cặp vợ chồng.
Mặc dù khi chưa biết tình trạng - hoàn toàn không có tinh trùng trong tinh dịch thì đời sống tình dục của các cặp đôi hoàn toàn bình thường. Nhưng đến khi đi khám vì hiếm muộn phát hiện vô tinh thì lúc này các quý ông mới rơi vào cú shock tâm lý.
"Họ rất căng thẳng, mất tự tin và tự ti", BS Việt nhấn mạnh.
Một số trường hợp vô tinh nguyên nhân do suy sinh dục dẫn đến đời sống tình dục suy giảm nghiêm trọng. Nam giới vô tinh ảnh hưởng nhiều tới sinh sản hay duy trì nòi giống.
Môi trường sống ngày càng kém chất lượng, sức khoẻ của con người đặc biệt là sức khoẻ sinh sản, khả năng duy trì nòi giống cũng giảm. Để cải thiện, tăng chất lượng tinh trùng các chuyên gia khuyến cáo nam giới: Tránh những yếu tố bất lợi như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya, căng thẳng (stress), lười vận động.
Hai là, tích cực trong ăn uống, hoạt động thể dục thể thao. "Quý ông nên ăn nhiều rau quả tươi giúp tăng cường các vitamin, chất chống oxy hoá, yếu tố vi lượng... Tăng cường ăn hải sản, thức ăn tươi sống; uống nhiều nước", BS Hữu Việt nói.
Các quý ông cũng nên sắp xếp thời gian cho thể dục thể thao hàng ngày. Theo Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ tập thể dục thường xuyên (5 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 30-45 phút) và chế độ ăn hợp lý sẽ làm tăng tinh trùng, tăng tỷ lệ có con.
Ngoài ra, cả nam và nữ giới nên kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ để có một đời sống tình dục cũng như sinh sản ổn định.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì an toàn? Hồng Vân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: Tôi năm nay 58 tuổi, trong lần khám bệnh mới đây tôi được chẩn đoán bị đái tháo đường (ĐTĐ). Vậy chỉ số đường huyết thế nào là nằm trong ngưỡng an toàn? Để kiểm soát đường huyết ổn định tôi cần làm gì, thưa bác sĩ? TS-BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng Khoa Nội...