Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ
Phụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi. Một nghiên cứu mới đây cho thấy.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc dùng thuốc khi mang thai gần như tăng gấp đôi khả năng trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), so với những trẻ không tiếp xúc với thuốc khi mang thai.
Cứ 1.000 phụ nữ mang thai thì có từ 3 đến 7 phụ nữ mắc chứng động kinh. Những người bệnh này cần dùng thuốc liên tục, lâu dài. Phương pháp điều trị chính cho bệnh động kinh là thuốc chống động kinh và axit valproic là thuốc điều trị động kinh hàng đầu nhưng lại có những nguy cơ cho con…
TS Kelsey Wiggs, Đại học Indiana ở Bloomington và nhóm nghiên cứu đã xem xét gần 15.000 trẻ em sinh ra từ những bà mẹ mắc chứng động kinh từ năm 1996 đến năm 2011. Gần 1/4 số bà mẹ đã dùng thuốc chống động kinh trong ba tháng đầu của thai kỳ. Khoảng 10% phụ nữ dùng carbamazepine, 7% dùng lamotrigine và 5% phụ nữ dùng axit valproic (699 trẻ em).
Các nhà khoa học nhận thấy, trong số những trẻ tiếp xúc với axit valproic trong thai kỳ (699 trẻ em), có 36 trẻ phát triển chứng tự kỷ ở tuổi lên 10. Trong số hơn 11.000 trẻ em không tiếp xúc với bất kỳ loại thuốc chống động kinh nào, chỉ có 154 trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. 54/699 trẻ em tiếp xúc với axit valproic phát triển ADHD khi lên 10. Ở những trẻ không tiếp xúc với thuốc, 251/ 11.000 trẻ được chẩn đoán mắc ADHD.
TS Wiggs cho biết không rõ việc tiếp xúc với axit valproic có thể gây ra chứng tự kỷ hoặc ADHD như thế nào, nhưng thuốc có liên quan đến sự gia tăng chuyển hóa của chất dinh dưỡng folate. Folate rất quan trọng trong sự phát triển của các tế bào hệ thần kinh.
Theo Tiến sĩ Steven Pacia, phó chủ tịch khoa thần kinh tại Bệnh viện Đại học North Shore ở Manhasset, NY, folate có thể là một yếu tố, và có thể có những lý do khác khiến thuốc này có liên quan đến tỷ lệ tự kỷ và ADHD cao hơn. Đây là nghiên cứu lớn nhất liên kết axit valproic với chứng tự kỷ và ADHD, nhưng loại thuốc này cũng đã được biết là có liên quan đến dị tật bẩm sinh và khuyết tật học tập ở trẻ.
Hầu hết các nhà thần kinh học đã cố gắng tránh dùng axit valproic ở phụ nữ muốn mang thai. Nhưng đôi khi người bệnh không thể kiểm soát cơn co giật bằng bất kỳ loại thuốc nào khác. Vì vậy, cố gắng giảm liều lượng thuốc càng nhiều càng tốt. Và, phần lớn phụ nữ dùng axit valproic vẫn sẽ sinh ra những đứa con bình thường.
Để dùng thuốc an toàn, theo các nhà nghiên cứu, quan trọng là người bệnh cần lập kế hoạch, trao đổi với bác sĩ điều trị có thể thay đổi thuốc khi có thể, hoặc sử dụng liều thấp nhất an toàn của axit valproic, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Hầu hết các bác sĩ sản khoa sẽ cho phụ nữ uống vitamin trước khi sinh có nhiều folate. Bên cạnh đó, những phụ nữ này cần ngủ nhiều hơn và cố gắng tránh stress…
Thai nhi 8 tháng sắp chào đời, cuối cùng lại ra đi vì hành động ban đêm của mẹ
Nghĩ thai nhi đã lớn, mẹ thoải mái xem điện thoại mà không ngờ hậu quả khôn lường xảy ra.
Video đang HOT
Có thai là sự kiện trọng đại trong cuộc đời người mẹ, mang đến biết bao hi vọng và mong chờ. Nhưng thời gian mang thai cũng là lúc mẹ bầu phải thiết lập cuộc sống lành mạnh hơn, bắt buộc phải từ bỏ những thói quen có hại. Bởi chỉ một sơ suất nhỏ hay sự phớt lờ ngang bướng của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến con và hối hận cả đời.
Câu chuyện của 1 bà mẹ ở Trung Quốc tên Mao Tiểu Đình một lần nữa nhắc nhở và cảnh tỉnh các mẹ bầu về thói quen xấu: thức đêm xem điện thoại. Bởi từ thói quen tưởng chừng bất kỳ ai cũng dễ mắc phải này, Tiểu Đình đã mất con mãi mãi.
Sau khi kết hôn, vợ chồng Tiểu Đình đón tin vui có thai. Tiểu Đình lại là một cô gái nghiện internet và luôn thấy hoảng sợ nếu như không có điện thoại trong tầm tay. Nếu một ngày không có điện thoại, Tiểu Đình cảm giác muốn phát điên.
Tuy nhiên, khi Tiểu Đình đi khám thai, các bác sĩ lại khuyên cô nên hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bởi mọi sản phẩm có bức xạ từ trường sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, gây nguy hiểm cho bé.
Vì sức khỏe của con, Tiểu Đình đã rất nghiêm túc thực hiện lời khuyên, cố gắng hạn chế việc dùng điện thoại di động để giải trí như trước. Mỗi khi cảm thấy bứt rứt khó chịu vì thiếu điện thoại, cô sẽ lảng tránh bằng cách đi mua sắm với bạn bè.
Dưới sự cố gắng của Tiểu Đình, em bé trong bụng cô phát triển bình thường đến tuần 30. Nhưng khi thấy con bình yên lớn lên, bà mẹ trẻ lại nảy sinh suy nghĩ bất cẩn. Cô cho rằng thai nhi đã lớn như vậy rồi, sức khỏe cũng tốt và không cần phải quá kiêng khem nữa.
Cũng đúng thời điểm ấy, chồng Tiểu Đình đi công tác. Cô buồn chán nên cầm chiếc điện thoại vốn đã hạn chế xem từ lâu lên để xem. Ban đầu cô nghĩ sẽ chỉ dùng một lát rồi cất đi, nhưng điện thoại như có ma lực khiến cô cứ bị cuốn hút, xem suốt cả đêm. Cô không có khái niệm thời gian nữa, cũng quên luôn việc mình đang làm hại đứa con trong bụng.
Vì chồng đi công tác dài ngày, đến kỳ khám thai, Tiểu Đình cũng lười biếng không muốn đi một mình nên tặc lưỡi cho qua. Cô thấy con vẫn đạp trong bụng nên cứ thế yên tâm ở nhà.
Nhưng kỳ khám thai tiếp theo vào tuần 32, Tiểu Đình dù đến bệnh viện sớm thì mọi chuyện đã quá muộn. Bác sĩ siêu âm cho biết thai nhi đã ngừng phát triển. Tin sét đánh này khiến Tiểu Đình bàng hoàng không thể tin được. Nhưng không còn cách nào cứu vãn được nữa. Vợ chồng Tiểu Đình mãi mãi mất đi đứa con đầu lòng khi chưa kịp sinh con ra.
Hối hận cũng không còn ích gì. May mắn là sau này, Tiểu Đình đã học được cách để cẩn thận hơn khi mang thai. Cô sinh ra được một bé trai kháu khỉnh, khỏe mạnh trong lần mang thai thứ 2. Và đến nay, đứa trẻ đã được 2 tuổi.
Vậy nguyên nhân Tiểu Đình bị thai lưu trong lần đầu mang thai là do đâu?
Các chuyên gia sản khoa luôn khuyến cáo: Thai nhi vốn rất yếu ớt và sự sống mong manh, nên bất kỳ hành động xáo trộn nào của mẹ bầu khi mang thai cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, hậu quả nghiêm trọng nhất là thai lưu. Vì vậy, việc bà mẹ trẻ không tuân thủ khuyến cáo này, thức đêm xem điện thoại quá nhiều đã gây ra ảnh hưởng lớn đến em bé.
Ngoài ra, những trường hợp khó phát hiện như thai lưu chỉ có thể được biết được qua các lần khám thai. Cũng thông qua những lần khám này, mẹ bầu mới chắc chắn được em bé trong bụng mình có phát triển bình thường hay không. Vì vậy khi mang thai phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được chủ quan bỏ sót lần khám nào.
Sự ảnh hưởng tới thai nhi khi mẹ bầu chơi điện thoại ban đêm:
Thai nhi chậm phát triển
Việc chơi điện thoại có khả năng gây nghiện, nếu như không biết điều chỉnh thì sẽ phụ thuộc vào chúng mọi lúc mọi nơi, kể cả nửa đêm. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, đây là thói quen không tốt cho mẹ và đặc biệt là thai nhi. Nếu mẹ bầu thức khuya để chơi điện thoại thì sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của thai nhi trong bụng. Việc này sẽ khiến em bé hưng phấn và cử động không ngừng.
Nếu thói quen này diễn ra thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thậm chí bị chậm phát triển. Đừng để con bạn bị ảnh hưởng vì những điều không đáng. Do vậy các mẹ nên hạn chế tối da việc sử dụng điện thoại khi đang mang thai để đem lại sự tối ưu cho đứa trẻ trong bụng.
Chuyển động của thai nhi bất thường
Mọi người đều biết, trong quá trình mang thai, mẹ và con có một sự kết nối vô cùng đặc biệt. Những thói quen tiêu cực của mẹ cũng sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến thai nhi, đặc biệt vào những giai đoạn chuyển động của thai nhi có thể xảy ra điều bất thường như tăng khả năng dây rốn quấn quanh cổ em bé. Vì vậy, muốn đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con thì mẹ bầu hãy chỉ xem điện thoại khi cần thiết, còn lại hãy dành toàn bộ thời gian để làm những việc tốt cho mẹ và con.
Em bé dễ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
Khi mẹ bầu sử dụng điện thoại để xem phim, chơi điện tử... thì tâm trạng sẽ thay đổi liên tục, lúc vui vẻ, lúc cáu giận. Não người mẹ đang ở trạng thái phấn khích nên một số chất sẽ được tiết ra trong cơ thể và điều này khiến não của thai nhi cũng tăng sự kích thích hưng phấn hay khó chịu theo tâm trạng của mẹ và tin buồn là việc này có thể khiến thai nhi dễ bị hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Theo một nghiên cứu của Northwestern Medicine cho thấy, người mẹ thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thai kỳ có nhiều nguy cơ sinh con bị hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Bé dễ nổi cáu khi sinh ra
Thai nhi từ giai đoạn thứ 2 thai kỳ đã bắt đầu có cảm giác mơ hồ về sự hiện diện của ánh sáng và sẽ điều chỉnh thời gian ngủ theo ánh sáng được tiếp xúc. Nếu bà mẹ thường xuyên sử dụng điện thoại trong đêm khi mang thai, đèn màn hình và sóng điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng dến em bé và làm bé trở nên cáu kỉnh, tức giận.
Nếu mẹ nhận thấy thai nhi đạp thường xuyên khi mẹ xem điện thoại trong thời gian dài, thì đó có thể là dấu hiệu em bé đang nổi cáu và tốt hơn hết mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi.
Làm tăng nguy cơ sảy thai
Kết quả được công bố trên tạp chí Scientific Reports, nghiên cứu sự ảnh hưởng của bức xạ từ trường từ điện thoại di động và sóng wifi đối với mẹ bầu vẫn khiến không ít người bất ngờ khi cho biết điện thoại di động và sóng wifi có thể gia tăng nguy cơ sảy thai ở các mẹ bầu lên gần 50%.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của bức xạ từ trường từ điện thoại đối với sức khỏe mẹ và bé, các mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
- Để điện thoại cách xa bụng và không để điện thoại trong túi áo khoác
- Tắt wifi khi không sử dụng, đặc biệt là khi đang ngủ
- Để điện thoại di động ở chế độ máy bay khi không cần thiết
- Nói chuyện điện thoại bằng loa ngoài, và nói ngắn gọn nhất có thể
- Không sử dụng các thiết bị có thể phát ra bức xạ từ trường không ion hóa khi ở trong xe hơi.
Không chỉ giải trí, game giờ được công nhận như thuốc chữa bệnh EndeavorRx là game được thiết kế nhằm thử thách não bộ trẻ em đang điều trị rối loạn tăng động. Người chơi tham gia buộc phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Theo Spectrum, một tựa game đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận là phương thuốc điều trị bệnh. Đó là game đua...