Dùng thuốc tẩy giun điều trị… Covid-19: Rất nguy hiểm!
Ivermectin là thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ để điều trị ký sinh trùng. Người dân không nên tự ý dùng thuốc tẩy giun để phòng hay điều trị Covid-19 sẽ rất nguy hiểm.
Mới nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Mới đây, các nhà khoa học Australia và Bệnh viện Hoàng gia ở Melbourne đã phát hiện ra thuốc tẩy giun sán Ivermectin có tác dụng kháng virus và có khả năng ngăn chặn sự sinh sản của SARS-CoV-2 trong nuôi cấy tế bào chỉ trong 48 giờ.
Phân tích trong ống nghiệm đã cho thấy được tác dụng của Ivermectin lên các tế bào nhiễm SARS-CoV-2. Các nhà khoa học bày tỏ hy vọng công trình của họ sẽ giúp bắt đầu nghiên cứu sử dụng thuốc trong trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới và sẽ giúp giảm tải gánh nặng virus, cũng như ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng.
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh Covid-19, ảnh minh hoạ.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyễn nhiễm Việt Nam cho hay, bệnh Covid-19 vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay, trong tình huống cấp bách số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 với số lượng nhiều, tử vong cao nên một số nước đã thử nghiệm các thuốc khác để điều trị cho các bệnh nhân nặng.
Đối với thuốc Ivermectin là loại thuốc dùng để điều trị nhiều loại ký sinh trùng như: giun lươn, chấy ghẻ…
Video đang HOT
“Loại thuốc này hiện chỉ mới được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và chưa qua thử nghiệm lâm sàng vì vậy chưa thể đánh giá được hiệu quả trên bệnh nhân Covid-19 tới đâu. Việc điều trị Covid-19 hiện nay vẫn chủ yếu là giảm triệu chứng cho bệnh nhân”, bác sĩ Hồng Hà cho hay.
Sau giai đoạn này có thể các nhà nghiên cứu và đánh giá về hiệu quả của từng loại thuốc sử dụng điều trị Covid-19. Việc đánh giá một loại thuốc điều trị bất cứ bệnh gì phải dựa vào các nghiên cứu thử nghiệm rất chặt chẽ, đối chứng thử nghiệm ngẫu nhiên, mẫu bệnh nhân đủ lớn, phương pháp đúng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân sử dụng…
Rất nguy hiểm!
Bác sĩ Hà cho hay: “Hiện tất cả các khuyến cáo của WHO và Việt Nam chưa có khuyến cáo dùng Ivermectin điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Người dân không nên nghe những thông tin trên mạng mua thuốc Ivermectin để điều trị là rất nguy hiểm”.
Thuốc Ivermectin có thể gây ra một số tác dụng phụ không chóng mặt, đau bụng, nôn mửa và buồn nôn. Tác dụng phụ chính là độc tính thần kinh có thể biểu hiện như: trầm cảm hệ thần kinh trung ương và kết quả là mất điều hòa, do sự tăng cường các khớp thần kinh GABA-ergic ức chế.
Ivermectin là thuốc dùng theo đơn và theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng. Không chỉ thuốc tẩy giun mà bất kỳ các loại thuốc tin đồn chữa Covid-19 khác người dân cũng không nên sử dụng vì có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Bác sĩ Hồng Hà khuyến cáo: “Khi người dân mắc bệnh Covid-19 bắt buộc phải tới cơ sở y tế điều trị, cách ly để giảm lây nhiễm cho người thân và cộng đồng. Bị bệnh Covid-19 không có nghĩa là bệnh sẽ nặng và tử vong.
Trên thế giới chỉ có 25% số bệnh nhân mắc Covid-19 nặng ở nhóm nguy cơ cao: người già, người có bệnh lý nền, ngừoi có hệ miễn dịch suy yếu… Đa phần các trường hợp mắc Covid-19 bệnh nhẹ, sức khỏe tốt, được theo dõi chăm sóc tốt bệnh nhân điều trị rất nhanh khỏi hoặc tự khỏi.
Đối với các trường hợp nhiễm Covid-19 nặng chúng ta vẫn đang có những biện pháp điều trị hỗ trợ để giúp cho cơ thể bệnh nhân vượt qua gia đoạn quan trọng, đào thải virus và khỏi bệnh”.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho hay, việc dùng Ivermectin điều trị Covid-19 chỉ mới có hiệu quả trong phòng thí nghiệm. Tác dụng của loại thuốc này vẫn cần phải chứng minh thêm qua thử nghiệm lâm sàng.
Người dân không nên tự uống thuốc Ivermectin để trị bệnh Covid-19. Vì thuốc có thể có các tác dụng phụ của nó có thể gây tổn thương mắt, nặng gây mù, tổn thương gan, co giật, hôn mê…
Ngọc Minh
Giãn cách xã hội, "Vaccine" phòng bệnh hiệu quả
Trong khi dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp, số ca mắc không chỉ tập trung ở người cao tuổi mà nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt đã ghi nhận nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, nên cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa, phân luồng, cách ly, nâng cao năng lực điều trị...
Đây là những vấn đề được Bộ Y tế đặt ra tại hội nghị trực tuyến tập huấn về công tác điều trị Covid-19 với 700 điểm cầu trong cả nước diễn ra ngày 11-4.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế. Ảnh TTXVN
Đề cập tới quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19, GS-TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, cho biết, dù bệnh Covid-19 vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng quá trình điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam có nhiều kết quả khả quan do ngành y tế liên tục cập nhật, sửa đổi phác đồ điều trị cho phù hợp.
Những loại thuốc mà các nước phát triển thử nghiệm để hỗ trợ điều trị Covid-19 đều đã được Bộ Y tế dự trữ đủ, đáp ứng từ 430.000 liều đến 10 triệu liều khi cần sử dụng. Đồng thời, Việt Nam cũng đã hạn chế xuất khẩu những loại dược phẩm liên quan đến điều trị Covid-19 nhằm đề phòng những tình huống xấu xảy ra.
Nhắc lại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, có sự lây nhiễm trong cộng đồng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị người dân, cộng đồng xã hội cần phải hợp tác thực hiện nghiêm túc việc cách ly, giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. "Giãn cách xã hội, cách ly, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên là "vaccine" trong phòng dịch Covid-19 hiệu quả nhất và hiện không có biện pháp nào tốt hơn.
Tại Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, chúng ta điều trị thành công là nhờ cách ly. Chúng ta phải lên kịch bản cách ly phòng bệnh, cách ly khoa phòng ra sao, nhân viên y tế thì như thế nào. Cần phải có kịch bản cho tình huống khi dịch bệnh lan rộng", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chỉ rõ.
Trong khi đó, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết, số người mắc Covid-19 được điều trị khỏi chiếm hơn 50% và chưa có bệnh nhân tử vong. Tuy nhiên dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và gia tăng người mắc, không chỉ tập trung ở người cao tuổi mà bao gồm nhiều lứa tuổi kể cả trẻ em, thanh thiếu niên.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đã phát hiện nhiều ca mắc trong cộng đồng và không rõ nguồn lây nhiễm nên không được phép có tâm lý chủ quan khi cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội. Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cũng cho biết, từ đầu dịch Covid-19 đến nay, Việt Nam đã 3 lần thay đổi phác đồ điều trị và vẫn tiếp tục cập nhật đưa vào phác đồ những loại thuốc mới như: thuốc sốt rét, thuốc điều trị HIV và thuốc Intermertin.
Tại buổi tập huấn, các chuyên gia đã hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến dưới về các biện pháp phòng ngừa, phân luồng, cách ly khi có trường hợp mắc và nghi nhiễm, đặc biệt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phải được chú trọng nhằm phòng ngừa lây nhiễm trong cơ sở y tế, cũng như đội ngũ y, bác sĩ.
Thông tin về bệnh nhân thứ 91 (là phi công người Anh) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cho thấy, sức khỏe của ca bệnh này vẫn trong tình trạng rất nặng, tổn thương đa tạng, nhiễm trùng, xuất hiện suy tim phải.
Bệnh nhân viêm phổi nặng, lọc máu ngày thứ 4, hiện tượng tăng đông diễn ra nặng nên phải thay 4 lần quả lọc máu, ECMO sang ngày thứ 4.
Qua xét nghiệm PCR dịch phết mũi họng của bệnh nhân cho kết quả dương tính virus SARS-CoV-2 yếu (gần ngưỡng âm), nghĩa là tải lượng virus SASR-CoV-2 của bệnh nhân giảm.
MINH KHANG
Bác sĩ Anh giải thích chuyện gì xảy ra trong phòng chăm sóc tích cực và nhắc nhở về thứ 'quyền năng' hơn để cứu bệnh nhân Covid-19 Rất nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 với tình trạng nặng đã được chuyển vào đơn vị chăm sóc tích cực (ICU). Ngay cả Thủ tướng Anh sau khi nhiễm virus cũng từng nằm ở căn phòng đặc biệt này trong hơn 2 ngày. Nhưng liệu bạn có thắc mắc điều gì thật sự diễn ra bên trong? Bác sĩ Matt Morgan là chuyên...