Dùng thuốc ở người cao tuổi
Người cao tuổi (được xem là 60 tuổi trở lên) chiếm một tỷ lệ không lớn lắm trong dân số (12%) nhưng lượng thuốc sử dụng cho đối tượng này lại không nhỏ (50% thuốc nói chung, trong đó được bác sĩ chỉ định 1/3 lượng thuốc thuộc loại kê đơn). Đặc biệt, tỷ lệ tai biến gây ra do thuốc lại thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn so với các lứa tuổi khác dưới 60.
Ở Mỹ, 1 trong 6 người cao tuổi dùng thuốc thường có sai lầm dẫn đến bị phản ứng có hại của thuốc ( Adverse Drug Reactions, viết tắt ADR) gây rối loạn thể chất và tâm thần, thậm chí bị tử vong. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi do ADR của thuốc (rất dễ tưởng lầm là do bệnh): bất an, té ngã, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn nhận thức, táo bón, tiểu tiện không kiểm soát, hội chứng thần kinh ngoại tháp (extrapyramidal syndrome), rối loạn hoạt động tình dục, mất ngủ…
Những nguyên nhân
Một số nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ ADR ở người cao tuổi khi dùng thuốc:
- Người cao tuổi thường hay đau ốm, không phải một mà là bị nhiều bệnh cùng một lúc, do đó thường phải dùng nhiều thuốc hơn người trẻ tuổi. Một số nghiên cứu ở các nước tiên tiến cho thấy người trên 65 tuổi hàng ngày được kê đơn dùng trung bình 5 – 6 thuốc, và vì thế dễ bị tương tác thuốc dẫn đến ADR.
- Người cao tuổi có thể đi khám ở hai bác sĩ trong thời gian rất ngắn và bác sĩ thứ hai không biết bác sĩ trước đã chỉ định dùng những thuốc gì để khuyên ngưng dùng tránh tương tác với thuốc mới.
- Do mắc nhiều bệnh, không chỉ bệnh cấp tính mà bị bệnh gọi là mạn tính mà các bệnh này nhiều khi lại đòi hỏi sử dụng nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh, khoảng cách an toàn trong điều trị hẹp, dễ gây ADR.
- Người cao tuổi quá lo lắng về sức khoẻ của mình muốn mau hết bệnh nên thường dùng thêm thuốc ngoài thuốc đã được chỉ định hoặc có người không đau ốm gì vẫn dùng thuốc gọi là để “đề phòng”. Thậm chí không tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, hoặc tăng liều thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc, đưa đến bị quá liều gây ngộ độc.
-Ngược lại, có người cao tuổi lại sợ dùng thuốc do nghĩ là thuốc luôn gây hại. Có người tự ý giảm liều, có người giảm số lần dùng thuốc trong ngày (như thay vì uống 3 – 4 lần thì chỉ uống 1 – 2 lần/ngày), có người ngưng bỏ thuốc giữa chừng. Một số nghiên cứu cho thấy có đến 40% số người cao tuổi ngưng dùng thuốc sớm, do có sự khó khăn khi phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày hay phối hợp quá nhiều thuốc. Sự ngưng dùng thuốc sớm có thể đưa đến tai biến do ngưng dùng thuốc (ADWEs: Adverse Drug Withdrawal Events). Như đột ngột ngưng dùng thuốc hạ huyết áp có thể làm huyết áp tăng vọt rất nguy hiểm.
- Ở người lớn tuổi do trí tuệ giảm sút, thường hay nhầm lẫn trong sử dụng thuốc, đặc biệt về liều lượng và số lần dùng thuốc. Trong trường hợp này, cần có người thân trẻ tuổi theo dõi sát việc dùng thuốc, không để người cao tuổi tự mình dùng thuốc.
- Do quá trình tích tuổi ảnh hưởng đến dược động học của thuốc (tức là ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) cũng như ảnh hưởng đến tính chất dược lực học của thuốc đối với cơ thể, đưa đến những phản ứng rất bất ngờ và không có lợi.
Video đang HOT
Các nguyên tắc dùng thuốc ở người cao tuổi
Để dùng thuốc ở người cao tuổi hiệu quả và an toàn, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Cần biết tiền sử dùng thuốc người cao tuổi khi khám bệnh (nên hỏi kỹ họ đã dùng thuốc gì, kể cả có dùng dược thảo, thực phẩm chức năng hay không).
- Thầy thuốc chỉ chỉ định dùng thuốc khi thật cần thiết và sau khi chẩn đoán chính xác.
- Ở người cao tuổi nên bắt đầu bằng liều dùng thấp nhất có hiệu lực, và nên kéo dài nhịp dùng thuốc trong ngày thích hợp (như đối với người trẻ tuổi dùng 3 lần/ngày thì đối với người cao tuổi có thể dùng 2 lần/ngày).
- Lưu ý các điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ dùng thuốc (chọn dạng thuốc thích hợp là thuốc lỏng nếu có như dung dịch uống, hay thuốc dùng ít lần trong ngày là thuốc dạng phóng thích thuốc kéo dài uống 1 lần/ngày…).
- Hướng dẫn kỹ các chỉ dẫn dùng thuốc một cách rõ ràng và bảo đảm sự tuân thủ điều trị bằng lời lẽ thiện cảm thuyết phục cũng như dành thời gian lắng nghe tâm tư của người cao tuổi.
- Theo dõi sát trong thời gian dài sự đáp ứng đối với tác dụng của thuốc ở người cao tuổi. Không thể suy diễn kinh nghiệm dùng thuốc ở người trẻ tuổi cho người cao tuổi. Ngưng dùng thuốc nếu lợi ích không rõ hoặc bị ADR.
- Thật thận trọng khi cho dùng thuốc mới.
- Lưu ý các thuốc tránh dùng cho người cao tuổi nói chung và người cao tuổi đang mắc một bệnh lý nào đó.
Lưu ý các thuốc tránh dùng cho người cao tuổi đang mắc phải một bệnh lý:
- Không dùng dạng thuốc sủi bọt đối với người bị bệnh tăng huyết áp, suy tim (dạng thuốc sủi bọt luôn chứa natri sẽ làm tăng huyết áp).
- Tránh dùng thuốc chẹn bêta đối với người bị hen suyễn, COPD, đái tháo đường (chẹn bêta che mất triệu chứng tụt đường huyết ở người đang dùng thuốc trị đái tháo đường), bệnh lý mạch máu ngoại biên (peripheral vascular disease).
- Tránh dùng thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt, thuốc chống trầm cảm đối với người bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay bị táo bón (vì thuốc làm bí tiểu tiện hay táo bón nặng thêm).
- Tránh dùng thuốc glucocorticoid đối với người bị đái tháo đường (vì glucocorticoid làm tăng đường huyết).
Theo SK&ĐS
Lợi ích của người cận nghèo khi tham gia BHYT bảo hiểm y tế
Người cận nghèo là một trong những đối tượng chính sách xã hội được đảng, nhà nước quan tâm trong đó có việc hỗ trợ bảo hiểm y tế để giúp đỡ người cận nghèo khám chữa bệnh khi gặp rủi ro đau ốm, bệnh tật.
Ngoài sự hỗ trợ của chính phủ, người cận nghèo cũng được Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ hoạt động từ nguồn vốn vay của Ngânhàng Thế giới quan tâm trợ giúp một phần để bảo đảm chính sách an sinh xã hội.
Hộ gia đình người cận nghèo tại xã Hương Phú , Nam Đông (ảnh NVH)
Trước năm 2012, người thuộc hộ gia đình cận nghèo đã được nhà nước hỗ trợ 50% để mua thẻ bảo hiểm y tế theo mệnh giá quy định. Nếu không được Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ hoạt động từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới thì người cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế phải đóng 50% số tiền còn lại.
Mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế trước thời điểm ngày 01/5/2012 là 448.200 đồng. Khi mức lương tối thiểu được tăng bắt đầu vào mốc thời gian này thì mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế cũng tăng lên 567.000 đồng. Lợi ích của người thuộc hộ gia đình cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế là ngoài phần nhà nước hỗ trợ 50%, đối tượng này còn được Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ hỗ trợ từ 30-40% người cận nghèo chỉ tham gia đóng góp với một tỷ lệ nhỏ từ 10-20%.
Trên cơ sở mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế tăng lên 567.000 đồng bắt đầu từ ngày 01/5/ 2012, vào đầu năm 2012 nhà nước cũng đã nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ 50% lên 70% để tạo điều kiện cho người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế. Từ sự hỗ trợ của nhà nước tăng lên, dự án cũng đã xem xét và giảm mức hỗ trợ từ 30-40% xuống còn từ 10-20% để duy trì việc trợ giúp người thuộc hộ gia đình cận nghèo vẫn phải tham gia đóng góp từ 10-20% để có ý thức, không mang tính ỷ lại, bao cấp trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và gia đình mình.
Hiện nay, người thuộc hộ gia đình cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được nhà nước hỗ trợ 70%, Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ hỗ trợ 10-20% và người cận nghèo đóng góp 10-20% tùy thuộc sự đóng góp theo cá nhân hay theo hộ gia đình để được cấp thẻ bảo hiểm y tế có mệnh giá 567.000 đồng và có thời gian sử dụng thẻ trong vòng 12 tháng.
- Nếu người cận nghèo đóng góp theo cá nhân sẽ được nhà nước hỗ trợ 396.000 đồng (70%), dự án hỗ trợ 56.700 đồng (10%) và người cận nghèo đóng góp 113.000 đồng (20%).
Ông Nguyễn Trúc Phương, PGĐ BHXH Ông Hoàng Quốc Việt Trung, Ban QLDA tỉnh TT Huế kiểm tra thẻ BHYT người cận nghèo tại hộ gia đình (ảnh NVH)
- Nếu toàn bộ 100% các thành viên của hộ gia đình cùng tham gia bảo hiểm y tế sẽ được nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng đã được giảm, dự án hỗ trợ 20% mức đóng đã được
giảm và hộ gia đình cận nghèo đóng góp 10% mức đóng đã được giảm.
Mức đóng bảo hiểm y tế được giảm xác định cụ thể là người thứ nhất đóng 56.700đồng (10% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế), người thứ hai đóng 51.030 đồng (90% mức đóng của người thứ nhất), người thứ ba đóng 45.360 đồng (80% mức đóng của người thứ nhất), người thứ tư đóng 39.690 đồng (70% mức đóng của người thứ nhất) và từ người thứ năm trở đi đóng 34.020 đồng (60% mức đóng của người thứ nhất). Theo đây, nếu một hộ gia đình cận nghèo có 5 thành viên đều tham gia bảo hiểm y tế thì hộ gia đình này chỉ đóng số tiền 226.800 đồng để nhận được 5 thẻ bảo hiểm y tế cho cả 5 người, bình quân 1 người chỉ đóng 45.360 đồng. Nếu phải mua 5 thẻ bảo hiểm y tế cho cả 5 thành viên hộ gia đình nhân dân đã được giảm mức đóng theo tỷ lệ % theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế thì số tiền này lên đến 2.268.000 đồng, gấp 10 lần số tiền người cận nghèo phải đóng để có được thẻ bảo hiểm y tế.
Số tiền trợ giúp để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo còn lại do ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng đã được giảm và Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ hỗ trợ 20% mức đóng đã được giảm do Sở Tài chính và Ban Quản lý Dự án tỉnh chịu trách nhiệm thanh toán cho cơ quan Bảo hiểm xã hội sau khi tiến hành các thủ tục thẩm định, xác nhận số thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo đã phát hành.
Qua dữ liệu đã phân tích ở trên, người cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế được nhà nước và dự án hỗ trợ sẽ có nhiều lợi ích khi gặp rủi ro đau ốm, bệnh tật phải đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Với số tiền tham gia đóng góp nhỏ nhưng trước tình hình giá viện phí tại các cơ sở y tế hiện nay đang điều chỉnh gia tăng, người cận nghèo được hưởng lợi là điều khẳng định chắc chắn khi có nhu cầu cần khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của nhà nước hoặc cơ sở y tế tư nhân có đăng ký tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thể hiện được chính sách an sinh xã hội ưu điểm của đảng và nhà nước.
Trước khi Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ được triển khai hoạt động, tỷ lệ người thuộc hộ gia đình cận nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia bảo hiểm y tế còn chiếm tỷ lệ thấp. Dự án bắt đầu vận hành từ tháng 5/2011 với các hoạt động truyền thông, tiếp thị xã hội, vận động người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế thông qua mạng lưới đại lý, cộng tác viên bảo hiểm y tế ở cơ sở nên trong năm 2011 đã có 30.026 thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành đến tay người cận nghèo, chiếm tỷ lệ 65,33% số người cận nghèo có nhu cầu bảo hiểm y tế. Trong 6 tháng đầu năm 2012, đã có 20.756 thẻ bảo hiểm y tế tiếp tục được phát hành chiếm tỷ lệ 43,24% số người cận nghèo có nhu cầu bảo hiểm y tế số thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng được duy trì với tỷ lệ 83,33%.
Trong thực tế, những ai khi gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật phải đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế mới thấy hết được giá trị của việc tự nguyện tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế cho bản thân mình. Hiện nay giá viện phí đang điều chỉnh tăng để phù hợp với các dịch vụ y tế nên việc tham gia bảo hiểm y tế càng thể hiện lợi ích rõ ràng, cụ thể. Vì lợi ích cộng đồng, "mình vì mọi người và mọi người vì mình" việc tham gia bảo hiểm y tế là một lợi ích cần phải được tất cả mọi người nhìn nhận.
Thẻ BHYT đã đến tận tay người cận nghèo (ảnh NVH)
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo là đối tượng chính sách xã hội đã được đảng và nhà nước quan tâm, Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ trợ giúp nên người cận nghèo cần nâng cao nhận thức trong việc tham gia bảo hiểm y tế bằng một phần đóng góp nhỏ bé của mình đối với xã hội. Khi việc bảo hiểm y tế trở thành một nhu cầu thiết thực, cần thiết đối với tất cả mọi người và mọi gia đình đây là cơ sở để thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong thời gian đến.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Theo Dân trí
Xót xa tỉ lệ nghịch sức khỏe trẻ và giá sữa Một trong những giải pháp để tăng chất lượng bữa ăn, chống thiếu hụt vi chất, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em là việc sử dụng sữa hàng ngày. Tuy nhiên, giá sữa tăng cao đang là vật cản lớn trong chiến lược cải thiện tầm vóc giống nòi. Sau 6 tháng đầu đời bú mẹ hoàn...