Dùng thuốc ngủ thế nào cho an toàn?’
Tôi muốn dùng thuốc ngủ để cải thiện mất ngủ, xin bác sĩ tư vấn uống hàm lượng thuốc thế nào mới có thể ngủ tốt và sâu?.
Thưa bác sĩ, tôi muốn dùng thuốc ngủ để cải thiện mất ngủ, xin bác sĩ tư vấn giúp tôi nếu mất ngủ uống hàm lượng thuốc thế nào mới có thể ngủ tốt và sâu? (Thủy)
Dùng thuốc ngủ thế nào cho an toàn? (Ảnh: minh họa)
Bạn Thủy thân mến,
Mất ngủ là một rối loạn ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh, có người chỉ cần thức trắng hai đêm là thể trạng và tinh thần đã bị ảnh hưởng, có người đến cả tháng sau mới thấy ảnh hưởng này.
Mất ngủ liên tục trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày và tâm sinh lý của bệnh nhân. Đó là lý do nhiều người tìm đến thuốc ngủ để có một giấc ngủ tròn đầy. Một số người do mất ngủ thường xuyên đã vô tình rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc, điều này rất nguy hiểm.
Nói chung mất ngủ là dạng rối loạn trong bệnh lý thần kinh mà người bệnh tìm đến thầy thuốc đơn thuần hay phối hợp từ liều thấp tăng dần đến khi người bệnh ngủ được, sau đó giảm dần và bỏ thuốc nếu người bệnh đã có giấc ngủ tự nhiên. Tuy nhiên, có những trường hợp mất ngủ phụ thuộc vào thuốc, có thuốc mới ngủ được và phải dùng lâu dài.
Thuốc nào cũng có hai mặt, lợi và hại khi dùng lâu và nếu sử dụng thuốc ngủ quá liều có thể dẫn đến chứng mộng du, rối loạn giấc ngủ, hệ thống tim mạch. Do đó, người bị mất ngủ phải đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, sau khi thăm khám và tùy tình trạng của người bệnh mà thầy thuốc cân nhắc khi kê đơn điều trị.
Video đang HOT
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc và không tự ý dùng lại đơn thuốc ngủ hoặc dùng đơn thuốc của người khác. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra sức khoẻ tổng quát để tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ. Đây là cách giải quyết tốt nhất cho bệnh của bạn vì mất ngủ có thể do sang chấn tinh thần, stress đòi hỏi cách trị liệu riêng.
Theo TNO
Bí kíp điều trị tật xấu "ngáy to như sấm" khi ngủ
Tật xấu này gây ảnh hưởng tới người xung quanh chúng ta đấy nhé!
Tìm hiểu về tật ngủ ngáy
Ngủ ngáy là tật phát ra âm thanh qua đường thở khi ngủ. Nguyên nhân của điều này là do không khí được đưa đến sau họng và phải đi qua một đoạn hẹp, khiến nó tăng vận tốc, tạo nên một áp lực âm, kéo mặt hầu và lưỡi gà mềm về phía sau. Sự vận động khi thở ra - hít vào sẽ tạo ra rung động của lưỡi gà và màn hầu, từ đó gây nên tiếng ngáy.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tật ngủ ngáy thường do những bất thường về mặt giải phẫu trong mũi và do sử dụng một số chất kích thích như rượu, bia... khiến các cơ quan trong họng bị lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng ngáy.
Việc ngủ ngáy không chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh khi ngủ cùng, mà nó còn thể hiện những điều rất đáng lo ngại về sức khỏe của người ngủ ngáy. Những người như vậy thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu tỉnh táo khi thức dậy. Điều này khiến cho hiệu quả học tập và làm việc bị giảm sút và còn có thể gây nguy hiểm khi chúng ta điều khiển các phương tiện giao thông.
Nghiêm trọng hơn, ngủ ngáy còn là biểu hiện của chứng ngưng thở, có thể dẫn đến tình trạng đột tử trong đêm. Vì vậy, chúng mình không nên chủ quan mà hãy đến khám bác sĩ và có các biện pháp điều trị nhé!
Các cách để "điều trị" tật ngủ ngáy
Uống nước ấm trước khi đi ngủ
Uống nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những cách để "điều trị" tật ngủ ngáy. Nó giúp tạo độ ẩm cho cổ họng, làm hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ. Các bạn cũng có thể uống trà nóng như trà xanh, trà hoa cúc, trà thảo mộc... Chúng không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho cổ họng mà còn làm cho giấc ngủ sâu hơn, từ đó "đẩy lùi" tình trạng ngủ ngáy.
Ngoài ra, trước khi ngủ, các bạn không nên sử dụng các loại thuốc an thần và đồ uống có cồn. Đây được coi là "kẻ thù" gây kích thích và làm ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Chúng chính là "thủ phạm" khiến cho các cơ ở cổ họng bị nới lỏng hơn và gây nên chứng ngủ ngáy đấy!
Giảm cân (đối với người béo phì)
Thừa cân là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tật xấu ngủ ngáy. Những người này thường có phần cổ to và dày, khiến đường hô hấp bị hẹp hơn, dễ gây nên những âm rung khi lưỡi và họng tiếp xúc với phần mềm là vòm miệng và lưỡi gà. Vì thế, nếu bạn thuộc tuýp người có cân nặng dư thừa thì hãy lưu ý nhé!
Các bạn nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ và hoa quả, hạn chế dầu mỡ... Ngoài ra, chúng mình cũng nên tập luyện thể thao một cách thường xuyên và đều đặn. Điều này vừa có tác dụng giảm béo, vừa giúp rèn luyện sức khỏe.
Thay đổi tư thế ngủ
Theo các chuyên gia, ngủ ở tư thế nằm ngửa thường có xu hướng ngáy nhiều hơn. Nguyên nhân của điều này là do khi đó, hàm dưới có khuynh hướng trễ xuống, khiến bạn há miệng và dễ ngáy hơn. Thay vào đó, tư thế ngủ nằm nghiêng sẽ giúp hạn chế điều này.
Ngoài ra, chúng mình cũng nên nằm gối cao hơn một chút để các luồng khi trong cổ họng di chuyển dễ dàng hơn theo đường thẳng. Cách này cũng giúp hạn chế tật ngủ ngáy đấy!
Xây dựng nếp sống lành mạnh
Nếp sống lành mạnh cũng góp phần hạn chế chứng ngủ ngáy. Các bạn nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, luyện tập thường xuyên, tham gia các hoạt động ngoài trời... Bên cạnh đó, chúng mình cần hết sức hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
Đặc biệt, việc giữ cho tinh thần luôn thoải mái cũng là một điều rất quan trọng. Nó giúp chúng ta ngủ ngon hơn, từ đó góp phần "điều trị" tật ngủ ngáy hiệu quả hơn đấy!
Theo Thanhnien
Ngủ nhiều: Sức khỏe có vấn đề Chúng ta thường cho rằng ngủ là trạng thái nghỉ ngơi cả về thể chất lẫn tinh thần nên thói quen ngủ nhiều không thể tạo nên bệnh. Nhưng lúc nào cũng buồn ngủ hoặc ngủ quá nhiều trong ngày là biểu hiện sức khỏe đang có vấn đề, cảnh báo nguy cơ nhiều bệnh nguy hiểm. Nửa năm trở lại đây, chị...