Dùng thuốc nam chữa hội chứng thận hư, bé trai 7 tuổi nguy kịch
Sau một thời gian uống thuốc nam, sức khỏe trẻ chuyển biến xấu. Khi nhập viện, bệnh nhi đã ở trong tình trạng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim rất nặng.
Trường hợp của bệnh nhi N.V.S, 7 tuổi (trú tại xã Văn Lũng – Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ). Điều đáng nói là do tự ý sử dụng thuốc nam thay vì uống thuốc theo đơn của Bác sỹ nên tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Được biết trước đó, vào tháng 4/2020, gia đình phát hiện S. mắc hội chứng thận hư và đã đưa bé đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ điều trị. Sau đợt điều trị kéo dài khoảng 10 ngày, bệnh nhi ổn định và được cho xuất viện.
Theo phác đồ điều trị, sau khi trẻ xuất viện, các bác sỹ sẽ kê đơn thuốc uống tại nhà và yêu cầu theo dõi tái khám định kỳ. Tuy nhiên, do chủ quan, gia đình không cho trẻ uống thuốc theo phác đồ đã được hướng dẫn mà đưa bé đến thầy lang cắt thuốc nam về uống.
Video đang HOT
Bệnh nhân được bác sĩ điều trị
Thời gian gần đây, tình trạng bệnh của trẻ chuyển biến xấu, gia đình mới đưa bé đến Bệnh viện. Lúc vào viện, trẻ khó thở nhiều, bụng chướng to và phù toàn thân kèm theo tình trạng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim rất nặng.
Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trẻ được điều trị bằng liệu pháp corticoid đường uống kéo dài kết hợp với các thuốc điều trị hỗ trợ khác như lợi tiểu, truyền Albumin, bổ sung vitamin D, can-xi. Đồng thời gia đình cũng được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn riêng cũng như cách chăm sóc, vệ sinh cho trẻ. Đến nay, sau 7 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi đã thuyên giảm phần nào nhưng các bác sĩ tiên lượng trẻ vẫn phải tiếp tục điều trị trong thời gian khá dài nữa mới có thể hoàn toàn ổn định.
BS. Trần Văn Vích – Khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ nhấn mạnh: Trong điều trị hội chứng thận hư, một yêu cầu vô cùng quan trọng là phải theo dõi trẻ lâu dài và tuân thủ điều trị một cách chính xác. Với trường hợp của bệnh nhi S., nếu gia đình tuân thủ phác đồ điều trị của Bệnh viện, cho trẻ uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng giờ, cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho trẻ là rất cao. Việc gia đình tự cho bé uống thuốc nam dẫn đến tình trạng kháng thuốc, điều trị rất khó khăn ở giai đoạn tái phát.
Hội chứng thận hư là bệnh mạn tính thường gặp ở trẻ em, gây ra bởi sự phá hủy các mạch máu nhỏ trong thận (nhiệm vụ lọc chất thải) và sự dư thừa nước trong máu, gây ra sưng (phù), đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. Các bác sỹ khuyến cáo, khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu như phù, tăng cân nhanh, đi tiểu ít, cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những tai biến nặng nề đáng tiếc có thể gặp phải.
Hôn mê nghi do ngộ độc thuốc nam
Bệnh nhân nam, 40 tuổi, ở Bắc Giang, sau nhiều ngày uống thuốc nam chữa viêm gan B đã lâm vào tình trạng hôn mê, chức năng gan rất kém.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết người đàn ông này bị viêm gan B mạn tính, điều trị bằng thuốc kháng virus hai năm nay. Gần đây anh uống thuốc nam bán trên mạng. Nhiều ngày sau, bệnh nhân vàng da, vàng mắt, không thể đi tiểu, lơ mơ, hôn mê, xét nghiệm chức năng gan rất xấu, nhập viện hôm 26/9.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc xơ gan do viêm gan B mạn tính, nghi ngộ độc do uống thuốc nam. Hiện, tình trạng tiên lượng nặng, bác sĩ cố gắng tìm căn nguyên gây ngộ độc để cứu bệnh nhân.
Theo bác sĩ Cấp, rất nhiều người bệnh viêm gan B tăng nặng do tự ý sử dụng thuốc nam, có trường hợp tử vong, bác sĩ không thể cứu chữa.
"Bệnh viêm gan B mạn tính rất khó điều trị dứt điểm. Những lời quảng cáo nói rằng sẽ điều trị khỏi bệnh viêm gan B mạn tính là không đáng tin", bác sĩ Cấp cảnh báo.
Bác sĩ Cấp khám cho nam bệnh nhân ngày 28/9. Ảnh: Chi Lê
Bác sĩ Mai Đình Cửu, Phó Trưởng khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết người tự ý sử dụng thuốc nam, bỏ thuốc điều trị viêm gan thường nhập viện trong tình trạng nặng. Hậu quả rất đáng tiếc, ví dụ bị xơ gan mất bù, ung thư...
Về nguyên tắc, khi bệnh nhân bỏ thuốc điều trị, virus đang bị ức chế nay không còn được kiểm soát, bệnh bùng phát và nặng hơn nhiều lần. Nguy cơ virus kháng thuốc tăng, góp phần tăng nặng xơ gan và ung thư hóa gan, đặc biệt với bệnh nhân tiền sử viêm gan B.
Vì vậy bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân mắc viêm gan B, C cần tuân thủ điều trị, khống chế tiến triển của virus để ngăn chặn nguy cơ xơ hóa gan, loại bỏ nguy cơ đề kháng kháng thuốc, tổn thương gan nặng nề.
Những người đã mắc viêm gan virus cần tuân thủ điều trị, khám bệnh định kỳ, chủ động kiểm soát bệnh, tránh để lâu, bệnh nặng mới chữa. Khi đã điều trị, người bệnh không được bỏ uống thuốc.
Tăng đột biến trẻ mắc virus hô hấp hợp bào nhập viện Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Nhi T.Ư) có 155 giường bệnh nhưng cả tháng nay luôn chật kín. Mỗi ngày các bác sĩ phải luân chuyển 25-30 trẻ đỡ bệnh về tuyến dưới điều trị để tiếp nhận thêm chừng đó bệnh nhi nặng nhập viện. Phần lớn trẻ mắc virus hợp bào hô hấp rất nguy hiểm. Điều dưỡng chăm sóc...