Dùng thuốc không đúng cách có thể gây hậu quả
Do đơn thuốc có quá nhiều loại, lại không được bác sĩ hướng dẫn cách dùng đầy đủ, một bệnh nhân điều trị loãng xương tại Bệnh viện Bạch Mai suýt bị thủng thực quản.
Đáng lẽ khi sử dụng thuốc Fosamax, bệnh nhân phải ngồi hoặc đi lại 30 phút thì người này không biết đã đi nằm ngay, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Tại Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), hầu như lúc nào cũng có bệnh nhân dị ứng thuốc nằm điều trị. Một bệnh nhân nam, 76 tuổi (sống tại Hà Tĩnh) đang trong tình trạng dị ứng thuốc rất nặng. Trước khi điều trị tại đây, bệnh nhân được điều trị tại một đơn vị khác do tai biến mạch máu não.
Tuy nhiên, sau ba ngày điều trị tai biến với 4 loại thuốc mỗi ngày bằng đường uống và truyền tĩnh mạch thì bệnh nhân bị phản ứng rất nặng: sốt và toàn thân nổi những bọng nước lớn. Những bọng nước này phồng rộp, có đường kính 2-3 cm, thậm chí vùng lưng có mảng lớn bằng bàn tay. Bệnh nhân còn bị loét ở miệng và bộ phận sinh dục, nguy cơ bội nhiễm cao.
Đó chỉ là hai trong nhiều trường hợp nguy hiểm khi bị phản ứng thuốc do sử dụng không đúng cách. Bộ Y tế khuyến cáo bác sĩ cần chú trọng đến thông tin cảnh báo dược trước khi kê đơn cho bệnh nhân.
Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc đã cảnh báo về phản ứng có hại của 4 nhóm thuốc gồm: Nhóm thuốc kháng sinh – thuốc điều trị lao – thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm – thuốc điều trị sốt rét. 6 nhóm thuốc kháng sinh nghi ngờ gây phản ứng có hại nhiều nhất gồm: cefotaxim, ceftriaxon,ceftazidim, ciprofloxacin, cefuroxim, amoxicilin/clavulanic.
Video đang HOT
Thuốc kháng sinh được kê theo đơn của trẻ nhỏ. Ảnh: Tiền Phong.
Theo phó giáo sư Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai), với bệnh dị ứng, các bác sĩ điều trị cũng nên lưu ý thêm về dị ứng thuốc để kịp thời hướng dẫn cho người bệnh. Chỉ kê đơn chỉ định khi đã có các chẩn đoán rõ ràng về nguyên nhân.
Đặc biệt, nên tránh tình trạng áp dụng phác đồ “bao vây” bằng cách sử dụng nhiều thuốc. Chỉ nên kê các thuốc có tác dụng điều trị trực tiếp, giảm thuốc tác dụng điều trị “hỗ trợ”, công dụng chưa rõ ràng để giảm bớt số thuốc mà bệnh nhân phải sử dụng, bớt các nguy cơ dị ứng.
Theo Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng, 9 tháng đầu năm 2013, trong tổng số 3.522 báo cáo về các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại, có một báo cáo về mỹ phẩm, hai báo cáo về thuốc trừ sâu, còn lại là báo cáo liên quan đến hơn 4.400 loại thuốc.
Dược sĩ Phạm Thị Mai Trang (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch) cho biết, phản ứng có hại của thuốc có thể làm người bệnh tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí và ảnh hưởng chất lượng điều trị. Phần lớn sự cố liên quan đến thuốc xảy ra khi bệnh nhân được điều trị hơn hai loại thuốc, nhất là những bệnh nhân phải điều trị bệnh lao.
Theo phó giáo sư Nguyễn Đăng Hòa, Hiệu trưởng ĐH Dược Hà Nội, Việt Nam bắt đầu có những hoạt động thiết lập hệ thống cảnh báo dược. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của nhân viên y tế khi gặp phản ứng có hại của thuốc.
Do đó, hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc cần sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng viên nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc, khuyến khích cán bộ y tế báo cáo phản ứng có hại của thuốc như là nhiệm vụ chuyên môn và là một phần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
Theo VNE
Dị ứng thức ăn, có cần dùng thuốc?
Dị ứng thức ăn là một tình trạng phố biến mà nhiều người gặp phải. Khi đó, tốt nhất hãy nên đi khám để kịp thời điều trị.
Một số người khi sử dụng thực phẩm như tôm, cua, ốc, sò, hến, nhộng, ba ba, cá... có những biểu hiện bệnh dị ứng. Ở người sẵn có cơ địa dị ứng (mẫn cảm, không dung nạp) thì ngay những thức ăn thông thường như lạc, cà chua, hành, tỏi... vẫn có thể gây dị ứng thành mày đay. Ngoài ra, yếu tố gây dị ứng trong thức ăn còn có thể là các chất màu, chất bảo quản, chất phụ gia trong quá trình chế biến.
Sở dĩ thức ăn gây dị ứng là do hoặc bản thân thức ăn chứa nhiều histamin hoặc khi vào cơ thể qua chuyển hóa thức ăn làm sản sinh ra nhiều histamin và một số chất gọi là chất hóa học trung gian (serotomin, axeticolin...) có tác dụng làm giãn mao mạch, thoát huyết tương và một số tế bào trắng thoát ra đọng lại gây phù nề tại chỗ, ở một vùng hoặc rải rác khắp cơ thể.
Tôm, cua... là thực phẩm dễ gây dị ứng.
Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng thuốc kháng histamin như: phenergan, dimedron, chlopheniramin, cimetidin... Nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid (prednisolon, dexamethason...) uống hoặc tiêm, truyền. Đối với phù Quincke, sốc phản vệ do thức ăn phải được phát hiện và điều trị kịp thời ở cơ sở y tế chuyên khoa mới mong thoát khỏi tử vong.
Về ngoài da có thể bôi kem dịu da, chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm nhưng bệnh nhân phải không gãi vì càng gãi càng tăng ngứa, tăng sẩn nề.
Trong Đông y thường dùng các đơn thanh lương giải độc có kim ngân, bồ công anh, ké đầu ngựa, cỏ mực, cam thảo,... vừa có hiệu lực, vừa an toàn đối với các thể mày đay nhẹ, mạn tính.
Khi dùng thuốc cần lưu ý, các thuốc kháng histamin và corticoid tuy có tác dụng đặc hiệu trong dị ứng nhưng đều có thể gây tác dụng phụ và tai biến đôi khi nghiêm trọng. Thuốc kháng histamin thường gây ù tai, chóng mặt, nặng đầu, choáng váng, buồn ngủ. Do đó, khi dùng thuốc không nên lái xe, đi xe máy, làm việc ở giàn giáo cao, dễ gây tai nạn. Đối với corticoid dùng liều cao, lâu ngày có thể dẫn tới phù nặng mặt, teo da, xốp xương, rối loạn chuyển hóa nhẹ hoặc nặng...
Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên đi khám bệnh sớm ngay từ khi mới phát bệnh để được thầy thuốc hướng dẫn và điều trị thích hợp, nhất là giúp phát hiện thức ăn gây dị ứng để loại trừ, đó là phương pháp triệt để nhất. Nổi ban sẩn nề, kèm theo triệu chứng khác thường về nội tạng, nhất là khi có phù nề ở mặt, môi, lại càng phải sớm đi khám bệnh để phòng diễn biến xấu hơn. Dị ứng thức ăn tuy là thông thường nhưng không thể xem nhẹ.
Theo VNE
Hậu quả của việc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp như cơm bữa Thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng lại dùng như "cơm bữa", nhiều bạn trẻ đang vô tư làm hại sức khỏe và tương lai của mình. "Yêu" 3, "tránh" 1 Từ nhỏ đến giờ, Trần Thị Nhị (17 tuổi, Hưng Yên) chưa bao giờ được bố mẹ chia sẻ, khuyên răn về chuyện yêu đương. Vì thế, chỉ nhận lời yêu được nửa...