Dùng thuốc kháng Histamin chữa viêm xoang đúng tránh tác dụng phụ nguy hiểm
Có nhiều nhóm thuốc khác nhau được sử dụng trong điều trị viêm xoang, trong đó thuốc kháng histamin là nhóm thuốc rất hay được sử dụng trên thực tế.
Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng thuốc kháng histamin chữa viêm xoang vì thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ như ức chế thần kinh trung ương, khô miệng, khô họng, bí đái,…
1. Thuốc kháng histamin chữa viêm xoang như thế nào?
Histamin là một chất hóa học có tác dụng tham gia vào nhiều phản ứng khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là trong quá trình viêm và các quá trình dị ứng miễn dịch. Vì vậy, ức chế tác dụng của histamin là cách hiệu quả để giảm nhẹ nhanh chóng và hiệu quả một số các triệu chứng của bệnh viêm xoang.
Thuốc kháng histamin, là những thuốc có tác dụng lên thụ thể của histamin làm cho histamin không gắn được vào thụ thể nên nó không thể gây các triệu chứng bệnh lý cho cơ thể. Có nhiều nhóm thuốc kháng histamin khác nhau, trong đó thuốc kháng histamin chữa viêm xoang là thuốc kháng histamin H1.
Thuốc kháng histamin h1 gồm có 2 thế hệ là thế hệ 1 và thế hệ 2. Trong đó các thuốc kháng histamin h1 thế hệ 2 ngày càng được ưa chuộng do tác dụng tốt và kéo dài hơn, nhưng các tác dụng phụ do thuốc gây ra lại ít hơn đáng kể. Các thuốc kháng histamin chữa viêm xoang hay được dùng trên thực tế như Loratadin, citirizin, fexofenadin, clopheniramin, promethazin, terphenadin,…
Thuốc kháng histamin thường được dùng để chữa viêm xoang
2. Những trường hợp nào nên sử dụng thuốc kháng histamin để chữa viêm xoang?
Mặc dù các thuốc kháng histamin có hiệu quả tốt cho nhiều trường hợp viêm xoang. Tuy nhiên, thuốc chỉ được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân thực sự cần thiết sử dụng thuốc, chẳng hạn như có các triệu chứng bệnh lý mà cơ chế hình thành có sự tham gia của hiistamin.
Những trường hợp thường được sử dụng thuốc kháng histamin chữa viêm xoang bao gồm:
- Các trường hợp viêm xoang do dị ứng: Đối với các trường hợp viêm xoang do dị ứng (khói bụi, phấn hoa, thời tiết,…) thì việc sử dụng thuốc kháng histamin là cực kỳ cần thiết để cắt đứt chuỗi phản ứng dị ứng của cơ thể thông qua sự ức chế thụ thể histamin. Từ đó cho hiệu quả điều trị và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
- Bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng có sự tham gia của histamin: Ngoài trường hợp bệnh nhân bị viêm xoang do dị ứng, thì nếu như bệnh nhân biểu hiện triệu chứng có sự tham gia của histamin như ngứa mũi, phù nề niêm mạc mũi và xoang,…
3. Dùng thuốc kháng histamin chữa viêm xoang gây tác dụng phụ gì?
Video đang HOT
Mặc dù là loại thuốc tương đối an toàn, ít độc cho người sử dụng. Nhưng trong một số trường hợp, người bệnh vẫn có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như:
- Ức chế thần kinh trung ương: Khi sử dụng thuốc kháng histamin chữa viêm xoang, thuốc có thể gây nên tình trạng ức chế thần kinh trung ương khiến người bệnh có biểu hiện buồn ngủ, chóng mặt, giảm phối hợp động tác. Do đó, thuốc cần chỉ định thận trọng về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng với các bệnh nhân có yêu cầu công việc cần tập trung cao độ như lái xe, vận hành máy móc chính xác,..
- Tác dụng lên hệ cholinergic: Do tác động lên hệ cholinergic nên khi dùng thuốc kháng histamin chữa viêm xoang có thể gây một số tác dụng phụ như khô miệng và hầu họng, khó khạc đờm, bí đái, đánh trống ngực, giảm tiết sữa,…
- Gây dị ứng: Mặc dù thuốc kháng histamin là thuốc chữa trị cho các trường hợp dị ứng, tuy nhiên chính bản thân nó cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng. Biểu hiện bằng ngứa ngáy, mề đay, hồng ban, phù Quincke, sốc phản vệ,…
Ngoài ra, thuốc còn có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm khác như xoắn đỉnh (terfenadin), biến đổi huyết áp, các thay đổi về huyết học,…
Có thể thấy rằng, thuốc kháng histamin chữa viêm xoang được sử dụng rất phổ biến do hiệu quả tích cực mà nó mang lại. Tuy nhiên, người bệnh viêm xoang cũng không nên lạm dụng thuốc mà cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra các tác dụng phụ.
Điểm danh những biện pháp điều trị viêm xoang cho trẻ nhỏ mà cha mẹ cần biết
Viêm xoang ở trẻ nhỏ cần được điều trị dứt điểm từ sớm để tránh bệnh tiến triển thành mãn tính. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khám khi xuất hiện những triệu chứng để điều trị viêm xoang cho trẻ đúng cách nhất.
Dưới đây là một số cách điều trị viêm xoang cho trẻ nhỏ hiệu quả. Cha mẹ có thể áp dụng thực hiện tại nhà hoặc có những phương án xử lý kịp thời nếu bé nhà mình mắc viêm xoang.
1. Điều trị viêm xoang cho trẻ em tại nhà
Để điều trị viêm xoang cho trẻ em có rất nhiều phương pháp. Trước tiên chúng ta sẽ đến với phương pháp điều trị tại nhà. Đây là những mẹo dân gian dễ thực hiện tại nhà, dễ áp dụng mà lại mang đến hiệu quả rất cao.
Những cách điều trị viêm xoang cho trẻ nhỏ tại nhà mà cha mẹ có thể thực hiện như:
Cho bé xông hơi: Mẹ có thể dùng nước đun sôi sau đó thêm vào nước vài giọt tinh dầu bạc hà cùng với sả chanh để xông hơi cho bé. Ngoài ra còn có thể sử dụng thêm lá ngải cứu, tía tô để xông hơi. Đây là cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi sẽ giảm rất nhiều nếu mẹ thực hiện đúng cách cho bé. Khi thực hiện cách này mẹ nên khoác khăn tắm lên người bé để giúp hít được nhiều tinh dầu nhất để mang lại hiệu quả điều trị tối đa.
Nếu trẻ bị viêm xoang nhẹ các bậc phụ huynh có thể thực hiện điều trị viêm xoang tại nhà cho bé - Ảnh Internet
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch hốc mũi cho bé, như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt với bệnh viêm xoang. Cách vệ sinh mũi rất đơn giản, mẹ chỉ cần dùng nước muối sinh lý nhỏ trực tiếp vào mũi của bé, sau đó dùng khăn mềm vệ sinh lại hốc mũi. Lấy những chất dịch nhầy ra bên ngoài. Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ giúp bé giảm hẳn các triệu chứng viêm xoang.
Dùng tỏi và mật ong điều trị viêm xoang cho bé: Được xem là những nguyên liệu có tác dụng rất tốt đối với bệnh viêm xoang. Vì thế mà tỏi và mật ong được nhiều người sử dụng để điều trị viêm xoang cho bé. Mẹ có thể dùng 2 - 3 tép tỏi để ép lấy nước rồi trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Dùng hỗn hợp này vệ sinh mũi cho bé, thực hiện 3 lần/ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Lưu ý: Điều trị viêm xoang cho trẻ nhỏ tại nhà chỉ phù hợp với những bé bị viêm xoang nhẹ. Với những bé đã bị viêm xoang nặng cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
2. Sử dụng thuốc tây y trong quá trình điều trị viêm xoang cho bé
Trong Tây y, để điều trị viêm xoang cho trẻ nhỏ hiệu quả cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm phù nề, kháng viêm... Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà cha mẹ sẽ được bác sĩ đưa ra các hướng dẫn để điều trị cho bé phù hợp nhất.
Sử dụng các loại kháng sinh để điều trị viêm xoang cho bé theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa - Ảnh Internet
Một số loại kháng sinh được dùng để điều trị viêm xoang cho bé có thể kể đến như:
Thuốc kháng sinh: Một số loại như erythromycin, amoxicillin, azithromycin...
Thuốc kháng sinh nhóm beta: Thường sử dụng từ 7 - 14 ngày để ức chế bệnh và làm giảm các triệu chứng do bệnh viêm xoang gây ra cho bé.
Thuốc chống sung huyết: Xylomethazoline 0,05%, Oxymethazolone 0,05%, ...
Thuốc chống viêm corticoid: Đây là loại thuốc dùng tại chỗ có tác dụng giảm phù nề
Lưu ý: Mẹ không nên tự ý mua thuốc nếu chưa có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
3. Điều trị viêm xoang cho trẻ bằng thuốc đông y
Đông y là một trong những cách điều trị viêm xoang cho trẻ em an toàn hiệu quả. Không giống với Tây y, Đông y quan niệm viêm xoang ở trẻ em chính là cam mũi hoặc tỵ cam. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra viêm xoang cũng có thể là do cơ thể suy nhược, khí huyết trì trệ, độc tà xâm nhập... gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi...
Để điều trị viêm xoang cho trẻ nhỏ đúng cách cha mẹ cần đến địa chỉ Đông y uy tín bốc thuốc - Ảnh Internet
Một số bài thuốc điều trị viêm xoang cho trẻ em mà cha mẹ có thể áp dụng đó là:
Bài thuốc uống:
Nguyên liệu: Nhân sâm, hoàng kỳ, cát cánh, mãn kinh tử, hoàng liên, bạch thược, cam thảo, thăng ma, liên kiều, bối mẫu, hoàng cầm,... sắc những nguyên liệu này với 700ml nước đến khi cạn còn khoảng 1 nửa thì ngưng. Chia thuốc cho trẻ uống 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng chảy nước mũi.
Bài thuốc dùng tại chỗ:
Nguyên liệu: Bạch chỉ, thanh đại kết hợp với ephedrin clohydrat, thương nhĩ tử, nipazin, natri clorua. Mẹ cho bạch chỉ, thương nhĩ tử, thanh đại vào sắc 3 lần với khoảng 300ml nước đến khi cạn 1 nửa. Dùng 3 lần nước sắc đó kết hợp với ephedrin, natri clorua và nipazin, thêm 1000ml nước rồi chắt vào từng lọ nhỏ riêng.
Mẹ nhỏ dung dịch này vào mũi bé 3 lần/ngày để làm giảm các triệu chứng bệnh viêm xoang ở trẻ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý mỗi bài thuốc chỉ phù hợp với 1 độ tuổi nhất định. Vậy nên hãy đến các địa chỉ Đông y uy tín để được thăm khám và bốc thuốc chuẩn.
4. Lưu ý gì trong quá trình điều trị viêm xoang cho trẻ nhỏ
Muốn bảo trẻ nhanh khỏi trong quá trình điều trị viêm xoang cha mẹ cần lưu ý:
- Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc nếu bác sĩ chưa chỉ định.
- Cần tái khám theo lịch của bác sĩ để theo dõi được chính xác tiến triển của bệnh. Từ đó có những phác đồ điều trị mới hợp lý hơn giúp bé nhanh chóng hết bệnh.
- Luôn giữ môi trường sống cho trẻ sạch sẽ.
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa để tránh thu hút muỗi.
- Tránh cho trẻ đến những khu vực nhiễm khói bụi.
- Nên cho trẻ mang khẩu trang khi đi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Phát hiện vi khuẩn mới trong mũi Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đến từ Bỉ phát triển loại thuốc xịt mới dành cho bệnh nhân viêm xoang và đang thử nghiệm ở 20 người. Giống như các khu phố rộng lớn và đông đúc, những cộng đồng vi khuẫn hỗ trợ và tương sinh nhau khi tồn tại bên trong cơ thể người. Cửa ngõ giúp...