Dùng thước gỗ đánh 9 học sinh, nữ hiệu trưởng bị chuyển công tác
Bà Đặng Thị Thanh Xuân – Hiệu trưởng trường THCS Xương Thịnh (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) bị giáng chức, điều chuyển công tác sau khi có hành vi dùng thước gỗ đánh 9 học sinh lớp 7 trong giờ học.
Trường THCS Xương Thịnh – nơi xảy ra sự việc nữ hiệu trưởng dùng thước gỗ đánh nhiều học sinh. Ảnh: Long Nguyễn.
Ngày 1.10, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Tân Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, xác nhận thông tin lãnh đạo huyện đã quyết định giáng chức, điều chuyển công tác với bà Đặng Thị Thanh Xuân – Hiệu trưởng trường THCS Xương Thịnh.
Vị Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, bà Xuân bị điều chuyển sang làm Hiệu phó Trường THCS Thuỵ Liễu (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ).
Theo tìm hiểu PV, quyết định điều chuyển này liên quan đến sự việc xảy ra vào cuối năm 2019. Thời điểm đó, bà Đặng Thị Thanh Xuân đã có những vi phạm trong ứng xử nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo khi có hành vi đánh học sinh.
Cụ thể, theo báo cáo xác minh của Trường THCS Xương Thịnh, ngày 5.12.2019, nhà trường nhận được phản ánh về việc bà Đặng Thị Thanh Xuân – Hiệu trưởng đã dùng thước kẻ gỗ đánh học sinh vào một số buổi học nhu cầu tại phòng học lớp 7B của trường.
Nhà trường đã tiến hành lập tổ công tác gồm đại diện ban Thanh tra Nhân dân, Chủ tịch công đoàn, Phó hiệu trưởng, thư ký hội đồng và Giáo viên chủ nhiệm để xác minh vụ việc.
Kết quả xác minh cho thấy, ý kiến phản ánh cô giáo Đặng Thị Thanh Xuân dùng thước gỗ đánh 9 học sinh là đúng sự thật.
Bà Đặng Thị Thanh Xuân trong bản tường trình về sự việc cũng đã thừa nhận hành vi và cho rằng “lúc nóng giận có dùng thước kẻ đánh một số học sinh cá biệt nhằm răn đe, uốn nắn các em”.
Kết quả xác minh của Trường THCS Xương Thịnh khẳng định phản ánh bà Đặng Thị Thanh Xuân đánh học sinh là đúng sự thật. Ảnh: Long Nguyễn.
Ngay sau đó, Trường THCS Xương Thịnh đã báo cáo vụ việc lên Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Khê để xin ý kiến chỉ đạo. Và sở dĩ vụ việc kéo dài suốt từ cuối năm 2019 đến nay bởi hướng giải quyết sau đó của UBND huyện Cẩm Khê gây nhiều tranh cãi.
Tháng 5.2020, UBND huyện Cẩm Khê cho rằng bà Đặng Thị Thanh Xuân đã nhận thức được việc làm sai của bản thân, đã nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm nên UBND huyện không áp dụng hình thức kỷ luật đối với bà Xuân.
Phương án xử lý này được cho là không thoả đáng. Một số ý kiến giáo viên tỏ ra bất bình trước hành vi phản sư phạm của bà hiệu trưởng.
Mặt khác, dù giữ chức vụ hiệu trưởng nhưng uy tín tại đơn vị, hiệu quả công tác của bà Đặng Thị Thanh Xuân rất thấp. Kết quả xếp loại viên chức năm học 2019 – 2020, bà Xuân xếp loại trung bình, đứng thứ 15/15, thấp nhất trong tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên toàn trường.
Bà Đặng Thị Thanh Xuân đã dùng thước gỗ đánh nhiều em học sinh tại phòng học lớp 7B – Trưởng THCS Xương Thịnh. Ảnh: Long Nguyễn.
Tới tháng 6.2020, Thanh tra tỉnh Phú Thọ có văn bản chuyển đơn tới UBND huyện Cẩm Khê đề nghị làm rõ, xử lý theo thẩm quyền về đơn thư với nội dung đề nghị có hình thức kỷ luật phù hợp với những sai phạm của bà Đặng Thị Thanh Xuân – Hiệu trưởng Trường THCS Xương Thịnh.
Thanh tra huyện Cẩm Khê tiếp tục tiến hành làm rõ vụ việc. Đáng chú ý, dù các báo cáo, biên bản, tường trình tại cơ sở đều khẳng định bà Đặng Thị Thanh Xuân có hành vi đánh học sinh, nhưng kết quả xác minh của huyện Cẩm Khê chỉ cho rằng bà Xuân dùng thước kẻ gỗ “gõ vào tay” một số em học sinh.
Cuối cùng, để đảm bảo ổn định tình hình, cuối tháng 9.2020, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê quyết định điều chuyển bà Đặng Thị Thanh Xuân sang làm Hiệu Phó trường THCS Thuỵ Liễu (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ).
Những bức thư nặng ân tình từ Mường Nhé
"Gia đình tôi cảm ơn Đảng, cảm ơn Chính phủ, cảm ơn Bộ Công an đã xây nhà cho chúng tôi ở. Chúng tôi hứa sẽ ở lâu dài, đoàn kết xây dựng nông thôn mới...".
XEM VIDEO:
Cẩn thận xếp từng mảnh giấy A4, những trang vở ô li của học sinh thành một xấp dày, Trung tá Pờ Pờ Sơn, Phó trưởng Công an huyện Mường Nhé (Điện Biên) chia sẻ, đây là những lá thư cảm ơn của người dân vừa được nhận nhà từ Chương trình làm nhà cho hộ nghèo huyện Mường Nhé của Bộ Công an.
Nội dung thư là cảm ơn ảng, Nhà nước, cảm ơn ại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an - người khởi xướng chương trình này.
Trung tá Pờ Pờ Sơn, Phó trưởng Công an huyện Mường Nhé bên những bức thư cảm ơn của các hộ nghèo được nhận nhà
Anh Sừng Xi Hờ (SN 1988, bản Gia Chứ, xã Leng Su Sìn) viết trên trang vở ô li của con gái: "Thư cảm ơn. Kính gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Bộ Công an... Được sự quan tâm của cán bộ các cấp, gia đình tôi được nhận ngôi nhà mới khang trang sạch đẹp để ở ổn định, làm ăn lâu dài. Gia đình tôi vô cùng hạnh phúc. Bày tỏ tình cảm quý mến, lòng biết ơn sâu sắc của chúng tôi đối với các cấp lãnh đạo Bộ Công an...".
Thư của Sùng A Vảy (bản Nậm La) gửi Bộ trưởng Công an
Còn nhiều bức thư cảm ơn khác của Sùng A Vảy (bản Nậm La), Pờ Ý Pò (bản Gia Chứ), Kiên Kiên Sinh, Kiên Hừ Chứ... cư trú ở các xã Leng Su Sìn, Pá Mỳ, Huổi Lếch, Chung Chải, Sín Thầu...
Những đôi bàn tay vốn chỉ quen cầm cái cuốc, cái quắm phát nương, làm rẫy nên chữ viết trong thư nghuệch ngoạc, không ít lỗi chính tả, không thẳng dòng có thể khiến người đọc bật cười... Nhưng theo Trung tá Sơn, đó là những tình cảm chân thật và thô mộc tự nhiên nhất.
Vàng A Dính (bản Huổi Cắn) tự tay láng lớp nền cho nhẵn bóng
Dựng nhà ở Huổi Cắn
Từ trục đường trung tâm vào Huổi Cắn, con đường đất mới được mở, có những đoạn cua tay áo, phải chờ máy ủi san gạt những đống đất chềnh ềnh giữa đường để xe vượt qua.
Thiếu úy Mùa A Dơ ngồi trước dẫn đường, vừa đi vừa rủ rỉ: "Bản tái định cư Huổi Cắn tách ra từ xã Nậm Vi, nhập về Mường Toong từ năm 2012, nhưng huyện phải đợi xem bà con có ở cố định hay không mới dám làm đường, bởi nhiều hộ dân vẫn giữ thói quen du canh du cư. Nếu họ không ở cố định, làm đường không có người ở sẽ lãng phí".
Sinh viên thực tập của Học viện An ninh làm nhà cùng bà con Huổi Cắn
May mắn cho Huổi Cắn, nhân dự án làm nhà tình nghĩa cho bà con, huyện lập dự án làm đường vào bản. Nhờ đó, nhiều hộ dân mượn máy xúc của chủ đầu tư để san gạt mặt bằng, điều mà trước đây họ chưa từng nghĩ đến.
"Một mặt bằng san ủi rộng chừng 100m2, nếu thuê máy xúc cũng mất bốn, năm chục triệu. Máy xúc miễn phí nên bà con mừng lắm" - anh Dơ bảo.
Tài sản của gia đình anh Vàng A Xá được tập kết trong căn bếp khi chờ dựng nhà
"Mường Nhé là huyện nghèo nhất nước. Tỷ lệ hộ nghèo của Mường Toong lên tới 70%, trong đó có những hộ, một năm thu nhập chưa được vài ba triệu. Nhiều bà con không có nương rẫy để làm, phải đi thuê, đi mượn nương để trồng ngô làm rẫy. Nếu được mùa thì trả cho chủ nương vài trăm ngàn đồng/năm. Huyện cũng đang có đề án xin tỉnh giao đất, giao rừng cho các hộ nghèo chưa có đất canh tác, để bà con có tư liệu sản xuất, làm kế sinh nhai bền vững, lâu dài" - Trung tá Pờ Pờ Sơn nói.
Ước mơ từ Mường Nhé
Sắp vào mùa mưa, nhưng từ đầu năm tới nay Mường Nhé vẫn chưa có những cơn mưa lớn. Vài cơn mưa rừng thoảng qua chỉ đủ làm ướt đường, nhưng những vạt rừng thì như được tắm gội, những tán cây bỗng trở nên lung linh dưới ánh mặt trời.
Nữ sinh năm 4 Ma Thị Thu Hằng đào móng nhà cho hộ gia đình anh Mùa A Sùng
Thiếu tá Giàng A Minh (Phó công an huyện) phụ trách xây dựng 31 ngôi nhà tình nghĩa tại bản Huổi Pinh và Huổi Cắn từ tháng 2 tới nay. Theo ông, những ngôi nhà cuối cùng ở bản Huổi Cắn được gấp rút hoàn thành để bàn giao trước 7/5, ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Để xây những căn nhà này, ngoài lực lượng công an huyện, còn có các sinh viên thực tập của Học viện An ninh nhân dân.
Phó chủ tịch xã Mường Toong Giàng A Khua gắn biển nhà tình nghĩa cho Vàng Vang Đậm (SN 1992), bản Mường Toong 2
"265 sinh viên thực tập tại Mường Nhé từ đầu tháng 2 đã cùng bà con xây dựng nhà. Các em vác gạch, gùi nước, đào móng, vận chuyển vật liệu lên điểm xây dựng. Đường nhỏ xe không vào được, phải tăng bo bằng xe máy hoặc vác bộ. Không thể tính được ngày công lao động, công sức của các em là món quà ý nghĩa dành cho bà con Mường Nhé" - Thiếu tá Giàng A Minh cho hay.
Ma Thị Thu Hằng (23 tuổi, sinh viên năm 4, Học viện An ninh) đứng trên khu đất đang dựng nhà cho gia đình anh Mùa A Sùng, lấy cuốc cào cho sâu thêm ở khu vực làm móng. Hằng làm vậy để sớm mai, thợ sẽ xây thêm lớp móng trước khi bắn lớp tôn làm vách.
"Chưa bao giờ em biết đào móng nhà, đảo vữa, thế mà giờ làm thành thạo như một thợ phụ. Công việc lao động nặng nhọc nhưng chúng em thấy hạnh phúc. Nhìn nụ cười của bà con bên những ngôi nhà mới, thấy ấm áp như mình đang dựng tổ ấm cho chính mình".
Hằng bảo: "Ở Mường Nhé, một vỏ chai nước vứt đi, một bánh xe hỏng... với những đứa trẻ có thể là một món quà vô giá, chúng chơi từ ngày này sang ngày khác không biết chán. Sống với bà con chúng em mới thấu hiểu khó khăn, vất vả của họ. Sau này khi ra trường, nếu được phân công, em mong muốn được về đây làm việc, gắn bó, giúp đỡ bà con".
Vợ chồng Vàng A Xá chăm chú dõi theo những người thợ đang láng mặt nền cho tổ ấm sắp hoàn thiện của mình
Con suối Huổi Cắn cách nhà anh Mùa A Sùng hơn 1km. Hằng cùng các bạn mang can nhựa đi lấy nước để đảo vữa, tưới xuống nền nhà để chuẩn bị láng xi-măng. Nước suối cạn, các em phải lấy đất be thành một con bờ nhỏ, lấy đoạn vầu cắt vát một đầu để múc nước cho vào can. Đầy 2 can thì đưa lên xe máy rồi len theo con đường chuột chạy leo lên đỉnh dốc.
Vàng Vang Đậm phơi mùa lúa mới trên ngôi nhà tình nghĩa vừa được tặng
"Mỗi công trình hàng ngày cần tới vài chục can nước. Chúng em chia nhau thành các nhóm, nhóm phụ trách lấy nước, nhóm mang gạch, xi măng, cát, rồi phụ các anh đào móng, xây móng, dựng khung cột, bắn tôn..." - Hằng cho hay.
Cứ như vậy, Hằng và những người bạn của mình như những chú kiến thợ bền bỉ cõng từng viên gạch, hạt cát, giọt nước... lên đỉnh đồi, xây các ngôi nhà, dù nhỏ bé nhưng là những công trình đẹp đẽ nhất.
Kỳ tới: Mong ước của Chủ tịch tỉnh
Tự ý nâng điểm từ 1 thành 8, giáo viên quyết không chấm lại 166/169 bài kiểm tra môn Địa lý học kỳ 1 khối lớp 7 được một giáo viên tại Trường THCS Mỹ An (huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) tự ý nâng từ 0,75 đến 7 điểm. Chiều 6/5, trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Phi Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Mang Thít, xác nhận: "Việc tố cáo...