Dùng thuốc gì khi thiếu máu?
Thiếu máu là một tình trạng bệnh lý có giảm sút số lượng huyết sắc tố trong máu, đây là một thành phần quan trọng của tế bào hồng cầu, vận chuyển ôxy từ phổi đến các tế bào.
Thiếu máu có thể gây ra do nhiều nguyên nhân nhưng thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu hay gặp nhất. Trong cơ thể người, tủy xương sử dụng sắt để sản xuất ra huyết sắc tố. Khi thiếu sắt, quá trình sản xuất này sẽ bị chậm trễ và thiếu hụt.
Trong cơ thể mỗi người trưởng thành có chứa trung bình 3-5g sắt, 2/3 số này chứa trong các phân tử huyết sắc tố. Nhu cầu sử dụng sắt mỗi ngày đối với một người nam giới trưởng thành là 1mg, với phụ nữ trong tuổi sinh đẻ hoặc trẻ vị thành niên là 2-3mg.
Những thực phẩm chứa nhiều sắt là gan lợn, thịt nạc, thịt gia cầm, các loại đậu đỗ…
Các bệnh lý gây mất máu kéo dài như trĩ, polyp đại tràng, rong kinh, nhiễm giun móc… là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu sắt. Ít gặp hơn, thiếu sắt có thể gây ra do chế độ ăn cung cấp không đủ sắt hoặc giảm hấp thu sắt do các bệnh lý ở dạ dày và ruột. Ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú, tình trạng thiếu sắt có thể xảy ra do tăng nhu cầu sử dụng sắt.
Dưới kính hiển vi, các hồng cầu bị thiếu sắt rất dễ nhận biết vì chúng nhỏ hơn và bắt màu nhạt hơn bình thường. Người bệnh có thể nhận biết được các triệu chứng bên ngoài của thiếu máu thiếu sắt như da xanh, môi và lợi nhợt nhạt, móng tay khô dễ gãy, mệt mỏi, đau đầu, khó thở, hoa mắt chóng mặt, trống ngực đập mạnh, giảm khả năng lao động…
Điều trị thiếu máu thiếu sắt quan trọng nhất là phải xác định và giải quyết được nguyên nhân gây thiếu sắt bên cạnh việc tăng cường bổ sung sắt qua chế độ ăn hoặc các chế phẩm sắt.
Những thực phẩm chứa nhiều sắt là gan lợn, thịt nạc, thịt gia cầm, các loại đậu đỗ, bánh mỳ, ngũ cốc và các loại hoa quả khô. Vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt, do đó bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt nên ăn các loại hoa quả có vị chua sau bữa ăn chính. Trà làm giảm hấp thu sắt và nên tránh.
Khi cần sử dụng các chế phẩm sắt để bổ sung sắt cho cơ thể bằng đường uống, các muối sắt hoá trị 2 nên được sử dụng vì hấp thu tốt hơn các muối sắt hoá trị 3. Liệu pháp thường được sử dụng là sắt 2 sulphate 200mg uống 3 lần mỗi ngày (cung cấp 65mg x 3 = 195mg sắt). Các chế phẩm khác có thể được sử dụng là sắt 2 gluconate và sắt 2 fumarate. Tuy nhiên, cả 3 chế phẩm sắt này đều hay gây ra các tác dụng không mong muốn như táo bón, buồn nôn và tiêu chảy. Để giảm bớt những biểu hiện này, thuốc nên được uống sau bữa ăn.
Nếu việc điều trị bổ sung sắt có hiệu quả, nồng độ huyết sắc tố sẽ tăng trung bình 1g/l mỗi ngày. Khi nồng độ huyết sắc tố đã đạt đến giá trị bình thường, việc bổ sung sắt nên được tiếp tục trong 3 tháng sau đó để đảm bảo đủ dự trữ sắt cho cơ thể. Những lý do cơ bản dẫn đến điều trị thất bại bao gồm việc bệnh nhân không tuân thủ điều trị một cách chặt chẽ, nguyên nhân gây mất máu kéo dài không được giải quyết triệt để hoặc khi bệnh nhân có các bệnh lý ác tính hoặc bệnh lý viêm tiềm tàng.
Video đang HOT
Các chế phẩm sắt đường tiêm truyền (tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp) cần được sử dụng khi bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ nặng nề sau uống viên sắt hoặc khi số lượng sắt mất hàng ngày vượt quá khả năng hấp thu sắt của đường tiêu hoá. Ống tiêm chứa phức hợp sắt, sorbitol và vitamin C thường được sử dụng với liều 10-20 ống tiêm bắp sau trong thời gian 2-3 tuần tuỳ theo mức độ thiếu máu và trọng lượng của người bệnh. Những tác dụng phụ hay gặp là gây đau khớp và biến màu da tại nơi tiêm.
Để dự phòng thiếu máu thiếu sắt, cần bổ sung đầy đủ sắt cho những phụ nữ đang có thai và cho con bú hoặc ở những bệnh nhân sau mổ cắt dạ dày. Trẻ em trong 12 tháng đầu nên được khuyến khích nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa bột, không nên ăn sữa bò vì không cung cấp đủ sắt.
SKDS
Trẻ còi cọc, nhớ kém... vì đói vi chất
Đúng như tên gọi của nó, vi chất dinh dưỡng là những chất cơ thể không cần nhiều, nhưng nếu thiếu sẽ gây tác hại đối với sức khoẻ.
Trong đó, vitamin A, sắt, iốt và kẽm là những vi chất mà cơ thể trẻ em rất dễ thiếu. Ngay cả trẻ không bị suy dinh dưỡng vẫn có thể thiếu vi chất do cách nuôi dưỡng chưa hợp lý.
Vi chất, nhỏ mà không nhỏ
Cần tập cho trẻ ăn giặm đúng thời điểm và đúng cách. Ảnh: L.H.T
Vi chất dinh dưỡng rất cần cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn trí não. Nhu cầu những chất này rất nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn và lại dễ bị thiếu trong chế độ ăn.
Vitamin A: rất cần cho sự tăng trưởng, giúp sáng mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, giúp làn da mềm mại và khoẻ mạnh. Biểu hiện sớm nhất của thiếu vitamin A là chứng quáng gà (mắt không nhìn rõ lúc chiều tối), nặng hơn sẽ là khô mắt, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến loét giác mạc gây mù loà. Thiếu vitamin A cũng làm cho trẻ chậm tăng trưởng, dễ bị các bệnh nhiễm trùng như viêm hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng da.
Sắt: là chất quan trọng tham gia quá trình tạo máu và một phần cấu trúc của bộ não. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt làm giảm phát triển thể chất, trí tuệ, giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng và giảm khả năng hoạt động thể lực. Trẻ sẽ chậm phát triển, sức đề kháng kém, mau quên, kém tập trung, dễ ngủ gật trong lớp, mau mệt khi chạy nhảy, vui chơi.
Kẽm: là thành phần của trên 300 enzyme tham gia vào các hoạt động của cơ thể như tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, tăng cảm giác ngon miệng, làm mạnh hệ thống miễn dịch, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Thiếu kẽm sẽ làm cho trẻ thấp lùn, biếng ăn, dễ bị bệnh nhiễm trùng.
Iốt: cần thiết để tuyến giáp tổng hợp hormon giáp T3 và T4, giúp cho sự tăng trưởng của cơ thể, sự hình thành và phát triển của não. Trẻ bị thiếu iốt từ trong bào thai sẽ bị tổn thương não nặng nề gây đần độn và các khuyết tật thần kinh khác. Thiếu iốt ở giai đoạn não trẻ phát triển nhanh, đặc biệt là dưới hai tuổi, sẽ để lại hậu quả nặng nề. Trẻ em tuổi học đường nếu bị thiếu iốt sẽ giảm chỉ số thông minh, học tập kém.
Vì sao trẻ dễ thiếu vi chất?
Có nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là những thói quen sau:
- Bà mẹ lúc mang thai ăn không đủ chất hoặc quá kiêng cữ trong ăn uống khiến dự trữ vitamin A và sắt ở trẻ thấp. Bà mẹ ít sử dụng thực phẩm giàu iốt lúc mang thai và cho con bú cũng làm trẻ bị thiếu iốt.
- Trẻ sanh ra không được bú sữa mẹ ngay, vì sữa mẹ, đặc biệt là sữa non rất giàu vitamin A. Chất sắt trong sữa mẹ không cao nhưng cơ thể trẻ hấp thu tốt hơn sắt có trong sữa bò.
- Chế độ ăn của trẻ thiếu thực phẩm giàu vitamin A, sắt, kẽm, đặc biệt là thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá, gan, trứng. Hoặc bữa ăn thiếu chất béo giúp hấp thu tốt vitamin A, thiếu vitamin C giúp hấp thu chất sắt.
- Không sử dụng muối iốt trong chế biến thức ăn sẽ làm cho trẻ thiếu iốt.
- Trẻ nhỏ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và nhiễm giun làm hao hụt vitamin A cùng chất sắt, kẽm.
Bổ sung vi chất đúng cách
Để phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ, các gia đình cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Có một chế độ dinh dưỡng tốt trong thai kỳ và ngay cả sau sanh. Nên uống viên sắt và axit folic mỗi ngày suốt thai kỳ đến sau sanh một tháng.
- Nuôi con bằng sữa mẹ, cho bú sớm ngay sau sanh để trẻ nhận được sữa non.
- Ăn giặm đúng thời điểm (từ sáu tháng tuổi) và đúng cách (đủ bốn nhóm thực phẩm).
- Tập cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm.
- Biết lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Dùng muối iốt trong chế biến thức ăn hàng ngày (không nêm mặn).
- Bổ sung vitamin A, sắt, kẽm khi bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ thiếu hụt.
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh
Trưởng khoa dinh dưỡng cộng đồng,
trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
SGTT
Tự cắt "của quý" vứt xuống giếng vì người yêu lấy chồng Ngày 18/4 vừa qua, một anh chàng mang quốc tịch Indonesia đã tự cắt bỏ "cậu nhỏ", ném xuống giếng sau khi người yêu quyết định kết hôn với một người đàn ông khác. Anh chàng si tình này mới chỉ 19 tuổi, sinh sống tại huyện Cilacap thuộc tỉnh Java - Indonesia. Anh ta đã được đưa đến bệnh viện trong tình...