Dùng thuốc đúng cách chữa rối loạn “khó nói”
Táo bón và tiêu chảy là 2 triệu chứng rất thường gặp. Tuy nhiên không phải lúc nào các tình trạng này xảy ra cũng cần phải dùng thuốc.
Trong những trường hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống mà táo bón không hết hoặc tiêu chảy nhiều trong ngày, kéo dài gây mất nước, mệt mỏi… ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc, cần dùng thuốc để trị.
Đối với tiêu chảy
Nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy là nhiễm trùng đường ruột (do ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh chứa vi khuẩn, ký sinh trùng), ngộ độc thực phẩm (ăn thực phẩm bị ôi thiu…), do virus (Rotavirus), loạn khuẩn đường ruột (do dùng thuốc kháng sinh), do một số bệnh ở đường ruột (viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích)… Người bệnh có thể đi đại tiện phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày.
Điều đầu tiên khi bị tiêu chảy là cần bù nước và điện giải bằng đường uống. Thường dùng dung dịch oresol (ORS). Hiện trên thị trường có gói bột pha với 200ml, 1.000ml nước. Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để pha đúng tỷ lệ. Không được pha với ít hoặc nhiều nước hơn so với khuyến cáo.
Bởi dung dịch được pha loãng hay đặc hơn (khuyến cáo) đều gây hại. Dung dịch ORS này sẽ giúp bổ sung nước và chất điện giải bị mất trong phân. Trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy nặng (mất nhiều nước) hoặc không thể uống (uống vào bị nôn)… cần bổ sung nước và chất điện giải qua đường truyền tĩnh mạch (tại cơ sở y tế).
Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi xác định tiêu chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, không dùng trong trường hợp nguyên nhân là do virus. Nếu tiêu chảy là triệu chứng của một số bệnh lý đường ruột cần điều trị các bệnh này…
Tăng cường ăn rau củ quả để ngừa táo bón.
Chứng táo bón
Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu… Nếu để lâu ngày gây nhiều biến chứng như nứt hậu môn, trĩ, viêm đường niết niệu và một số vấn đề về đại tràng. Có rất nhiều thuốc trị táo bón, tùy theo từng nguyên nhân gây táo bón, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc dùng phù hợp.
Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil): các loại thuốc này chứa rất nhiều chất xơ, chất sợi và chất nhầy từ nguyên liệu tự nhiên. Khi uống vào cơ thể chúng sẽ có tác dụng hút nước, làm tăng thể tích phân và kích thích phản xạ đi đại tiện tự nhiên. Những loại thuốc này can thiệp tự nhiên, an toàn nhưng thời gian đạt hiệu quả thường chậm hơn so với những loại thuốc khác.
Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): thường chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Thuốc làm mềm phân (docusat): giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn.
Thuốc bôi trơn (norgalax, microlax): dùng bơm hậu môn.
Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara): tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Loại thuốc này cho hiệu quả nhanh nhưng không cho phụ nữ chữa táo bón ở phụ nữ mang thai.
Khi dùng thuốc người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, dùng đúng liều chỉ định, đúng cách và biết các bất lợi của thuốc có thể xảy ra để biết cách phòng ngừa, khắc phục. Nếu gặp bất lợi cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử trí kịp thời.
Ngoài ra, để phòng ngừa táo bón, cần: uống nước đầy đủ mỗi ngày; tăng cường ăn nhiều rau xanh; tránh nhịn đi tiêu; tập thói quen đi đại tiện ngay khi có nhu cầu; tránh ngồi nhiều và tăng cường vận động…
Khuyến cáo của bác sĩ
Không được dùng ngay thuốc cầm tiêu chảy, vì trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, dùng thuốc cầm ngay tiêu chảy không có lợi, cơ thể cần tiêu chảy để tống chất độc ra khỏi cơ thể. Chỉ khi tiêu chảy không khu trú, kéo dài mới tính tới chuyện dùng thuốc cầm tiêu chảy như loperamid (dùng theo chỉ định của bác sĩ). Khi bị tiêu chảy nặng hoặc tiêu chảy hơn 3 ngày cần đi khám bệnh để được xử lý kịp thời, thích hợp.
7 lợi ích sức khỏe đã được chứng minh của đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giảm viêm, chống lại bệnh tật gồm cả ung thư và giúp bạn trông luôn tươi trẻ.
Dưới đây là 7 lợi ích sức khỏe của đu đủ:
Nhiều chất dinh dưỡng
Đu đủ có chứa một loại enzyme gọi là papain, có thể phá vỡ các chuỗi protein dai có trong thịt. Vì vậy, người ta đã sử dụng đu đủ để làm mềm thịt từ hàng nghìn năm nay.
Nếu đu đủ chín, bạn có thể ăn sống. Tuy nhiên, đu đủ chưa chín phải luôn được nấu chín trước khi ăn - đặc biệt là với thai phụ, vì trái chưa chín có nhiều mủ, có thể kích thích các cơn co thắt.
Quả cũng có nhiều hạt màu đen, ăn được nhưng có vị đắng. Đu đủ cung cấp chất xơ, chất đạm, vitamin A, vitamin C, folate, kali, canxi, magie...
Đu đủ cũng chứa chất chống oxy hóa lành mạnh được gọi là carotenoid - đặc biệt là một loại được gọi là lycopene. Hơn nữa, cơ thể bạn hấp thụ những chất chống oxy hóa có lợi này từ đu đủ tốt hơn so với các loại trái cây và rau quả khác.
Có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ
Các gốc tự do là các phân tử phản ứng được tạo ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn. Chúng có thể thúc đẩy căng thẳng oxy hóa, có thể dẫn đến bệnh tật.
Các chất chống oxy hóa, bao gồm cả carotenoid được tìm thấy trong đu đủ, có thể trung hòa các gốc tự do. Các nghiên cứu lưu ý rằng đu đủ lên men có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa ở người lớn tuổi và những người bị tiền tiểu đường, suy giáp nhẹ và bệnh gan.
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng quá nhiều gốc tự do trong não là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh Alzheimer. Trong một nghiên cứu, những người bị bệnh Alzheimer được cho uống chiết xuất đu đủ lên men trong sáu tháng đã giảm 40% chỉ số sinh học cho thấy tổn thương oxy hóa đối với DNA - và cũng có liên quan đến lão hóa và ung thư.
Việc giảm căng thẳng oxy hóa được cho là nhờ hàm lượng lycopene của đu đủ và khả năng loại bỏ sắt dư thừa, được biết là sản sinh ra các gốc tự do.
Có đặc tính chống ung thư
Nghiên cứu cho thấy lycopene trong đu đủ có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Nó cũng có thể có lợi cho những người đang được điều trị ung thư. Đu đủ có thể hoạt động bằng cách giảm các gốc tự do góp phần gây ra ung thư.
Ngoài ra, đu đủ có thể có một số tác dụng độc đáo mà các loại trái cây khác không chia sẻ được. Trong số 14 loại trái cây và rau quả có đặc tính chống oxy hóa được biết đến, chỉ đu đủ có hoạt tính chống ung thư đối với các tế bào ung thư vú.
Trong một nghiên cứu nhỏ ở người lớn tuổi bị viêm và tiền ung thư dạ dày, một chế phẩm đu đủ lên men làm giảm tác hại oxy hóa.
Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm trước khi đưa ra các khuyến nghị.
Có thể cải thiện sức khỏe tim mạch
Thêm đu đủ vào chế độ ăn uống của bạn có thể tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn. Các nghiên cứu cho thấy trái cây chứa nhiều lycopene và vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Các chất chống oxy hóa trong đu đủ có thể bảo vệ trái tim của bạn và tăng cường tác dụng bảo vệ của cholesterol HDL "tốt". Trong một nghiên cứu, những người dùng thực phẩm bổ sung đu đủ lên men trong 14 tuần ít bị viêm hơn và tỷ lệ LDL "xấu" so với HDL "tốt" tốt hơn những người dùng giả dược. Tỷ lệ được cải thiện có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Có thể chống lại chứng viêm
Viêm mãn tính là căn nguyên của nhiều bệnh, và các lựa chọn thực phẩm và lối sống không lành mạnh có thể thúc đẩy quá trình viêm. Các nghiên cứu cho thấy trái cây và rau giàu chất chống oxy hóa như đu đủ giúp giảm các dấu hiệu viêm.
Có thể cải thiện tiêu hóa
Enzyme papain trong đu đủ có thể làm cho protein dễ tiêu hóa hơn. Người dân vùng nhiệt đới coi đu đủ là một phương thuốc chữa táo bón và các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích (IBS).
Trong một nghiên cứu, những người dùng công thức làm từ đu đủ trong 40 ngày đã cải thiện đáng kể chứng táo bón và đầy hơi.
Hạt, lá và rễ cũng đã được chứng minh là có thể điều trị vết loét ở động vật và người.
Bảo vệ da khỏi tổn thương
Ngoài việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh, đu đủ còn có thể giúp làn da của bạn thêm săn chắc và tươi trẻ.
Hoạt động quá mức của các gốc tự do được cho là nguyên nhân gây ra nhiều nếp nhăn, chảy xệ và các tổn thương da khác xảy ra theo tuổi tác. Vitamin C và lycopene trong đu đủ bảo vệ làn da của bạn và có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa này.
Trong một nghiên cứu, bổ sung lycopene trong 10-12 tuần làm giảm mẩn đỏ da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đây là một dấu hiệu của tổn thương da.
Trong một trường hợp khác, những phụ nữ lớn tuổi tiêu thụ hỗn hợp lycopene, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong 14 tuần đã giảm độ sâu nếp nhăn trên khuôn mặt có thể nhìn thấy và đo lường được.
Giữ sức khỏe mùa thi Nhiều kỳ thi quan trọng trong năm học thường rơi vào thời điểm giao mùa khiến sức khỏe học sinh bị ảnh hưởng đáng kể. Làm cách nào để bảo vệ sức khỏe trước và trong những kỳ thi? Học sinh đến khám bệnh tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức, TP.HCM) - PHẠM HỮU Không nên thức khuya Thạc sĩ -...