Dùng thử SteelSeries Arctis 1 Wireless: Đang chơi game muốn đi WC cũng không cần tháo tai nghe
SteelSeries Arctis 1 Wireless là chiếc tai nghe gaming không dây gọn nhẹ, chất lượng tốt, giá rất phải chăng. Thế giới gaming gear đang ngày một phổ cập các thiết bị không dây, chúng đem lại trải nghiệm hết sức tiện lợi, đỡ vướng víu cho game thủ.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm được những loại chuột, bàn phím trên thị trường với giá tốt nhưng đại đa số các loại tai nghe thì vẫn còn khá đắt đỏ. Tuy nhiên, SteelSeries Arctis 1 Wireless đã xuất hiện với cái giá rất phải chăng, chỉ khoảng 2,7 triệu đồng tại Việt Nam mà thôi.
Thực tế thì SteelSeries Arctis 1 Wireless đem tới một trải nghiệm rất tiện lợi, đa dụng với việc có thể kết nối nhanh với nhiều thiết bị chứ không chỉ là chơi game trên PC đơn thuần. Và sau đây là phần mở hộp cũng như đánh giá chiếc tai nghe không dây rất đáng tiền này.
Vỏ hộp của SteelSeries Arctis 1 Wireless rất ‘truyền thống’, đơn giản và đẹp mắt.
Mặt sau chi tiết hơn về các tính năng cũng như cách kết nối.
SteelSeries Arctis 1 Wireless là một phiên bản nâng cấp từ SteelSeries Arctis 1, vốn là một chiếc tai nghe gaming giá vừa phải rất đáng chú ý. Với bản ‘bỏ dây’ này, game thủ sẽ kết nối headphone với thiết bị dựa trên một chiếc USB Dongle thu phát tín hiệu nhỏ bé, cắm cổng USB C tân tiến.
Ngay trên vỏ hộp thì NSX SteelSeries đã giới thiệu bộ thiết bị có thể kết nối được bao gồm PC, Mobile (android có cổng USB C) cùng với 2 chiếc console bán cực chạy là Sony PS4 và Nintendo Switch.
Đi vào bên trong, SteelSeries Arctis 1 Wireless được đóng gói rất đơn giản.
Chiếc USB Dongle để kết nối tín hiệu – thứ quan trọng nhất của chiếc tai nghe.
Bộ phụ kiện đầy đủ của SteelSeries Arctis 1 Wireless.
SteelSeries Arctis 1 Wireless trang bị đủ dây kết nối cho người dùng với jack 3.5mm, khi muốn chuyển sang dùng có dây cũng rất dễ dàng. Tiếp đến là dây sạc cổng micro USB, rất tiếc là sản phẩm lại dùng sạc chuẩn cũ thay vì USB C tiếp cho đồng bộ. Sợi dây cuối cùng là chuyển từ USB A bình thường thành USB C cho những PC đời cũ chưa có cổng mới, hoặc có quá ít cổng USB C. Ngoài ra bạn dễ dàng thấy được một chiếc micro và sách hướng dẫn sử dụng.
Về cơ bản thì thiết kế bên ngoài của SteelSeries Arctis 1 Wireless được ‘bê’ nguyên từ SteelSeries Arctis 1. Chiếc tai nghe này trông rất đơn giản, chắc chắn và rất ngầu với tông đen từ trong ra ngoài. Chất lượng build thuộc dạng hoàn hảo với lớp nhựa cứng sần, không có một chút ọp ẹp nào cả.
Đệm đầu nhỏ nhắn êm ái.
Video đang HOT
Khung thép bên trong chắc chắn, kiêm luôn nấc nới rộng.
Đệm tai bằng vải thoáng đãng êm ái, bên trong có họa tiết đặc trưng của dòng SteelSeries Arctis.
Củ loa của SteelSeries Arctis 1 Wireless rất lớn, bên phải có nút bật tắt.
Còn bên phải là các cổng kết nối, đi kèm với những nút chức năng.
Cận cảnh hơn các cổng, nút: Khe micro, Micro USB để sạc, jack 3.5 để chuyển thành có dây, núm chỉnh âm lượng và cần gạt tắt mic.
Dễ dàng nhận ra rằng tuy có vẻ ngoài đơn giản nhưng SteelSeries Arctis 1 Wireless rất linh hoạt khi có các khớp để quay ngang quay dọc, kéo ra kéo vào và tự điều chỉnh sao cho ôm đầu game thủ nhất có thể.
Trọng lượng của SteelSeries Arctis 1 Wireless rất nhẹ nhàng, đeo lâu cũng không bị mỏi cổ một chút nào. Tuy nhiên khung ban đầu hơi cứng và ép chặt vào đầu, mặc dù chống ồn tốt hơn nhưng tạo cảm giác bị hơi chật một chút, kém thoải mái.
Việc kết nối giữa SteelSeries Arctis 1 Wireless với thiết bị khác rất đơn giản, bạn chỉ cần cắm USB Dongle vào PC, smartphone hay console vào và bật lên là xong, không cần phải làm gì thêm nữa. Các thao tác như pair bluetooth hay vào phần mềm đều không có, tạo ra sự tiện lợi tối đa cho người sử dụng.
Cần phải khẳng định rằng kết nối không dây của chiếc tai nghe này rất ổn định, siêu nhanh không hề delay và khoảng cách khá xa. Thậm chí bạn có thể đeo nguyên đi WC mà vẫn nói chuyện giao tiếp với đồng đội được bình thường!
Về chất lượng âm thanh, SteelSeries Arctis 1 Wireless thuộc dạng cực ngon so với giá tiền. Chiếc tai nghe gaming này có chất âm sáng, trong trẻo, âm trường rộng. Cụ thể thì dải âm trung (mid) và cao (treble) được thể hiện rất tốt, nghe tách bạch, rõ ràng, thể hiện rõ khi nghe các bài acoustic ngọt ngào. Riêng âm bass được cải thiện đáng kể so với bản có dây khi đã có lực hơn và vẫn rất gọn gàng, không bị ù nghe mệt mỏi.
Thể hiện trong game của SteelSeries Arctis 1 Wireless với CS:GO hay PUBG thì sản phẩm thể hiện rất tốt các âm thanh mang tính thông tin như tiếng bước chân, tiếng súng… đồng thời tái tạo không gian rất tốt, đem đến những ván game hoàn hảo cho người chơi. Một điểm cộng nhỏ là âm lượng của chiếc tai nghe (bao gồm cả mic) khá lớn, tạo ra cảm giác nghe rất rõ ràng và át hoàn toàn tiếng ồn bên ngoài.
Hiện tại SteelSeries Arctis 1 Wireless có giá khoảng 2,7 triệu đồng tại thị trường Việt Nam, thương hiệu SteelSeries được phân phối cả nước bởi Công ty TNHH Khải Thiên.
Theo GameK
Đánh giá Logitech G Pro X: Tai nghe gaming không cần 'chói lóa' nhưng vẫn đẹp rạng ngời
Logitech G Pro X rất xứng đáng với chữ Pro khi tạo ra cảm giác rất chuyên nghiệp từ trong ra ngoài.
Logitech G Pro X là chiếc tai nghe gaming mới toanh mà hãng gaming gear đến từ Thụy Sĩ mới tung ra thị trường hồi giữa tháng 7 này và nhanh chóng được giới game thủ chuyên nghiệp cũng như các streamer cực yêu thích cũng như đánh giá cao.
Sau đây chúng ta hãy cùng đi sâu và soi kỹ tại sao chiếc Logitech G Pro X lại rất được lòng các pro gamer trên thế giới nhé.
Đầu tiên sẽ là mở hộp và các phụ kiện của Logitech G Pro X:
Vỏ hộp của Logitech G Pro X có tạo hình đơn giản và khá ngầu với tông đen tuyền bí ẩn, hình ảnh sản phẩm được in trực tiếp lên trên, mặc dù tất cả đều nền đen song vẫn rất nổi bật. Chỉ trừ có cái tên Pro X là hơi chìm và phải nghiêng nghiêng một chút mới dễ nhìn.
Bộ phụ kiện của Logitech G Pro X rất đầy đủ, một điểm cộng lớn.
Đúng với phân khúc sản phảm 'chuyên nghiệp', Logitech G Pro X có bộ phụ kiện khó mà chê được bởi nó rất đầy đủ. Bạn có thể tìm thấy 2 dây nối rời từ tai nghe tới máy tính, một bọc dù một dây nhựa tùy lựa chọn. Nếu cắm thẳng vào sound card của PC thì cần đầu tách 3,5 inch, còn muốn dùng những tính năng đặc biệt như Blue Voice (in trên vỏ) thì cần phải dùng sound card USB đi kèm. Tất nhiên có cả mic rời cắm vào nữa.
Ngoài ra những phụ kiện khác tặng kèm cũng khá thú vị bao gồm cặp earpad nhung có thể thay thế dễ dàng cho cặp earpad da nguyên gốc, tiếp đến là chiếc túi đựng trông rất xịn xò, với mục đích là nhét tai nghe vào cho đỡ xước lúc mang đi chơi. Để kỷ niệm thì bạn có thể tìm thấy logo và bộ sách vở linh tinh...
Thiết kế
Logitech G Pro X tạo ra cảm giác hết sức đơn giản và rất xịn xò, không hoa hòe hoa sói hầm hố mà tối giản và cao cấp:
Cụm khung bằng kim loại chắc chắn, đơn giản, có thể kéo ra kéo vào cho vừa đầu. Tuy có hơi kém linh hoạt một chút khi không thể vặn vẹo 2 bên nhưng mà khi đeo lên vẫn rất thoải mái bởi đệm đầu và đệm tai cực êm ái, trọng lượng lại nhẹ. Nhìn chung là bạn có thể đeo Logitech G Pro X cả ngày mà không khó chịu một chút nào.
Một số hình ảnh cận cảnh hơn với logo bóng loáng cực đẹp:
Các jack kết nối, một là cổng cắm mic một là cắm dây vào máy (PC, Mobile, Console được hết).
Trên dây sẽ có nút gạt để mute micro khi cần.
Và một núm chỉnh âm lượng, bạn có thể cài nó vào áo rất tiện.
USB sound card của Logitech G Pro X.
Cần lưu ý là nếu kết nối trực tiếp Logitech G Pro X với máy bạn sẽ không dùng được các tính năng đặc biệt, vậy nên tôi sẽ dùng USB sound card khi sử dụng trên PC.
Thực tế sử dụng
Chỉ cần có đủ dây rồi cắm USB Sound card vào PC là sẽ dùng được Logitech G Pro X luôn, chưa cần cài driver riêng là đã sử dụng luôn được!
Chất âm của Logitech G Pro X tạo cảm giác ấm áp ngọt ngào, kết hợp với âm trường rộng nên thưởng thức âm nhạc bằng chiếc tai nghe này khá ổn. Dải âm mid, treble đều đầy đặn ngon lành, duy chỉ có âm bass hơi hụt một chút, tuy nhiên bù lại thì dải bass vẫn dày, âm đập chắc chắn nên nghe pop, rock hay EDM vẫn rất ngon, chỉ có điều nếu yêu cầu cao thì chưa tới mà thôi.
Một điểm hay ho của Logitech G Pro X là khe thoát âm phía sau rất tuyệt, nó giúp mọi thứ nghe thanh thoát và không bị 'bí' bên trong nghe 'bùng bùng bùng' khó chịu.
Khi vào trong game, Logitech G Pro X thể hiện cực tốt với độ chuẩn xác cao, âm thanh súng bắn hay bước chân được tái hiện cực tốt, giúp game thủ ước tính khoảng cách rất dễ dàng. Thử nghiệm với CS:GO bạn có thể đếm được từng bước địch thủ đang di chuyển tới, từ đó có các pha xử lý siêu tốt.
Micro của chiếc tai nghe này khi không chỉnh gì thì cũng chỉ thể hiện bình thường mà thôi, to rõ ràng và lọc tạp âm tốt, nhưng chưa có gì đặc biệt. Bạn cần phải cài G-Hub để có thể thưởng thức hết những tính năng đặc biệt mà sản phẩm đem lại.
Vâng, khi cài xong phần mềm thì bạn sẽ dùng được Blue Voice trên Logitech G Pro X với cả tỷ hiệu ứng. Đầu tiên là chỉnh âm lượng to nhỏ, tiếp đến là lọc các tạp âm môi trường, thậm chí là chỉnh chọt sao cho tiếng nói nghe rõ ràng hơn, trầm ấm hơn... Sẽ mất khá nhiều thời gian để bạn kéo từng định mức trên công cụ sao cho tiếng ra 'ngon' nhất có thể, tùy theo từng người sẽ có tinh chỉnh khác nhau. Nhìn chung công cụ này vô cùng chuyên nghiệp và rõ ràng là các streamer rất thích thú!
Tổng kết
Với cái giá gần 4 triệu đồng, những gì mà Logitech G Pro X đem lại quả thực rất xứng đáng, từ ngoại hình tới chất lượng và cả phần mềm đều rất chuyên nghiệp! Không màu lấp lánh hoa lá cành nhưng vẫn đẹp tuyệt vời, thực sự là một chiếc tai nghe đáng đầu tư cho game thủ và streamer chuyên nghiệp.
Theo gamek
Trải nghiệm nhanh Logitech G431 - Tai nghe gaming siêu nhẹ đeo cả ngày không mỏi Logitech G431 có chất lượng build rất tốt, lại nhẹ nhàng, thích hợp để đeo cả ngày không mệt. Trong thời gian gần đây, hãng gaming gear nổi tiếng Logitech đã giới thiệu một vài mẫu tai nghe chiến game mới rất đáng chú ý với cái giá vừa phải. Và Logitech G431 là một trong số đó với thiết kế rất ấn...