Dùng thớt nhựa hay thớt gỗ tốt hơn?
Khi cắt thịt, cá hay rau củ, nhiều người thích dùng thớt gỗ nhưng số khác lại thích dùng thớt nhựa. Mỗi loại thớt sẽ có những đặc điểm và lợi thế khác nhau khi sử dụng.
Thớt nhựa nhẹ hơn và giá thành cũng rẻ hơn thớt gỗ, tuy nhiên thớt nhựa không dùng lâu bền và tái sử dụng như thớt gỗ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thớt gỗ
Thớt gỗ sử dụng được lâu hơn, bền hơn so với thớt nhựa. Ngoài ra, thớt gỗ cũng lưu lại trên bề mặt ít vi khuẩn hơn thớt nhựa. Trong trường hợp bề mặt thớt gỗ bị hỏng, chẳng hạn xuất hiện nhiều rãnh sâu do vết cắt của dao, thì có thể được gia công lại và tiếp tục sử dụng, theo Eat This, Not That.
Tuy nhiên, thớt gỗ có nhược điểm là nặng hơn thớt nhựa. Sau khi sử dụng, bề mặt thớt cần phải được lau chùi kỹ lưỡng bằng tay. Những tấm thớt gỗ càng dày thì càng mất nhiều thời gian, công sức hơn để vệ sinh.
Video đang HOT
Bề mặt thớt sau mỗi lần dùng phải được lau sạch và giữ khô ráo. Độ ẩm cao trên mặt thớt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
Thớt nhựa
Thớt nhựa nhẹ hơn thớt gỗ, giá thành rẻ hơn và dễ lau chùi, vệ sinh hơn hơn thớt gỗ. Khi thớt nhựa hỏng thì chi phí mua mới cũng ít. Máy rửa chén hoàn toàn có thể rửa sạch thớt nhựa chứ không cần phải rửa kỹ bằng tay như thớt gỗ, theo Eat This, Not That.
Qua nhiều lần sử dụng, bề mặt thớt nhựa sẽ in rất nhiều vết cắt. Thớt nhựa không thể gia công lại như thớt gỗ nên sẽ phải mua mới. Với những người thường xuyên sử dụng thì tần suất mua thớt nhựa mới sẽ nhiều hơn so vời dùng thớt gỗ.
Những người muốn có sự dễ dàng, thuận tiện và không dùng mỗi ngày thì thớt nhựa sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Những người thường xuyên sử dụng thì nên đầu tư một tấm thớt gỗ vì như vậy sẽ được dùng lâu hơn, theo Eat This, Not That.
Không thể ngờ giẻ rửa bát chứa những vi khuẩn đáng sợ, bà nội trợ vẫn dùng nhưng chẳng hề biết
Nhiều người vẫn nghĩ rằng trong nhà chúng ta, bồn cầu chính là nơi bẩn nhất, nhưng thực chất chính búi giẻ rửa bát dùng ngày này qua tháng nọ mới là thứ chứa nhiều vi khuẩn.
1. Tiềm ẩn virus gây bệnh cảm lạnh, cảm cúm
Theo nghiên cứu cho thấy, thứ còn bẩn hơn cả bồn cầu đó chính là búi giẻ rửa bát. Búi giẻ rửa bát có thể chứa tới hơn 450.000 vi khuẩn, vi sinh vật. Những vi khuẩn này thường tích tụ lâu ngày từ cặn bẩn, thức ăn thừa, từ dầu thải,...và chúngcũng là mầm bệnh lây lan cúm A, bệnh cảm lạnh và cảm cúm.
Ảnh minh họa
Tốc độ vi khuẩn sinh sôi, nảy nở hàng triệu lần trong miếng rửa chén khi để qua đêm. Sự nguy hiểm càng trở nên nghiêm trọng khi các bà nội trợ dùng miếng rửa chén để lau rửa bề mặt bếp, bồn rửa và những bề mặt khác. Những loại vi khuẩn mang mầm bệnh có trong miếng rửa chén sẽ có thể lây nhiễm vào bát, đĩa, dao, thớt,... vì vậy giẻ rửa bát chính là "thủ phạm" gián tiếp mang nhiều mầm mống bệnh tật vào cơ thể người.
2. Có thể chứa virus gây bệnh bại liệt
Một kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những loại vi khuẩn gây hại nhất đối với sức khỏe con người cụ thể hơn là bệnh bại liệt có tên là campylobacter, chúng được tìm thấy trên giẻ rửa bát. Vi khuẩn campylobacter có nguồn gốc từ gia cầm và có khả năng gây hội chứng Guillain-Barre, căn bệnh không ảnh hưởng tới suy nghĩ hoặc cảm giác của con người, nhưng lan truyền tới các dây thần kinh ngoại biên và ảnh hưởng đến việc vận động, khiến cho cơ thể gần như bị bại liệt. Trong hầu hết các trường hợp mắc loại virus này, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm hoặc khỏi hẳn nhưng việc hồi phục có thể mất nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Ảnh minh họa
Mỗi khi rửa bát đĩa xong, hãy giặt lại chiếc giẻ với nước rửa chén và để khô tự nhiên. Giẻ rửa bát càng sử dụng lâu sẽ càng có nhiều vi khuẩn, sau khi giặt có thể cho giẻ vào lò vi sóng 1-2 phút. Thao tác này sẽ làm giảm độ ẩm của miếng giẻ cũng như tiêu diệt vi khuẩn sống. Đối với giẻ rửa bát nên chọn loại 100% sợi tự nhiên không pha tạp bất kỳ thành phần hóa học nào. Loại này thấm hút tốt, không bám mỡ khi rửa, dễ dàng lau chùi rửa sạch các vết bẩn bám trên bát đĩa nhà bếp.
Để tránh những rủi ro từ miếng giẻ rửa bát hãy lưu ý sau khi rửa bát, làm sạch giẻ rửa bát bằng cách giặt hoặc ngâm vào nước nóng để diệt vi khuẩn gây hại, sau đó vớt lên, vắt sạch nước và để khô. Hàng tháng, chị em hãy thay búi rửa bát từ 2 đến 3 lần để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho cả nhà.
Bác sĩ chỉ bí quyết giúp cha mẹ giữ con khỏe mạnh suốt mùa hè "nóng như đổ lửa" Mua he năng nong vơi nhiêt đô cao la môi trường thích hợp cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho trẻ nhỏ phát triển. Mùa hè nắng nóng là môi trường sống thuận lợi thích hợp cho nhiều vi khuẩn, siêu vi khuẩn (còn gọi là virus)... dễ bùng phát và tấn công khiến trẻ em rất dễ mắc bệnh vì đây...