Dùng thẻ Đảng đi thế chấp vay tiền sẽ bị kỷ luật nặng
Trong Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm vừa được Bộ Chính trị ban hành có quy định rất mới để điều chỉnh hành vi dùng thẻ Đảng viên đi thế chấp vay tiền hoặc tài sản.
Ảnh minh họa.
Tại Điều 11 của Quy định 102 về xử lý vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ đã được bổ sung một số nội dung mới so với quy định cũ (Quy định 181-QĐ/TW ngày 30.3.2013). Đó là vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức):
Cố ý tham mưu cho cấp trên quyết định hoặc cho ý kiến về công tác tổ chức, cán bộ không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền, tiêu chuẩn.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn người đứng đầu để quyết định không đúng nguyên tắc, quy định, thẩm quyền về công tác tổ chức, cán bộ.
Thiếu trung thực, thiếu gương mẫu, biết mình không đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhưng vẫn tìm mọi cách để các cơ quan chức năng tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu bầu, ứng cử, khen thưởng đối với mình trái quy định.
Video đang HOT
Thiếu trách nhiệm hoặc do động cơ cá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ, đảng viên, tài liệu hồ sơ của tổ chức Đảng thuộc trách nhiệm quản lý; cung cấp hồ sơ cán bộ, hồ sơ đảng viên cho người không có trách nhiệm biết trái quy định.
Trong Điều 11 cũng được bổ sung thêm nội dung rất đáng chú ý đó là khai trừ Đảng đối với vi phạm:
Làm giả hồ sơ để được xét đi học, tiếp nhận, tuyển dụng vào các cơ quan, tổ chức. Dùng thẻ Đảng viên để vay tiền hoặc tài sản.
Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), thực tiễn cuộc sống luôn có sự vận động, việc Đảng bổ sung thêm các quy định mới là điều chỉnh kịp thời trước những vấn đề thực tiễn đặt ra. Việc làm này cũng giống như việc Quốc hội sửa đổi, bổ sung, xây dựng các đạo luật để phù hợp với thực tiễn.
Giải thích về quy định trên, ông Cao Văn Thống – Ủy viên Ủy ban Kiểm tra T.Ư – cho biết: Thẻ Đảng viên có ý nghĩa thiêng liêng, đó là danh dự của người Đảng viên. “Nếu Đảng viên mang thẻ Đảng đi thế chấp để vay tiền hay tài sản thì chẳng còn tư cách, như vậy mất hết sự thiêng liêng, mất hết danh dự, nhân phẩm của người Đảng viên. Thẻ Đảng chỉ được dùng theo quy định của Đảng, ví dụ như đi dự đại hội Đảng, dự hội nghị, dùng để biểu quyết khi họp Đảng”, ông Thống nói.
Liên quan đến vấn đề này có câu chuyện một cán bộ công an từng mang thẻ Đảng đi thế chấp vay tiền, khi phát hiện đã bị kỷ luật. Cụ thể, vào năm 2016, tại huyện Châu Thành (Tây Ninh), trung úy Lê Minh Hiếu (Công an huyện Châu Thành) bị cảnh cáo về Đảng và cảnh cáo về ngành, lý do kỷ luật là vì trung úy Hiếu đã dùng thẻ Đảng viên thế chấp vay tiền.
Trước đó, ông Đặng Ái Quốc đã làm đơn tố cáo gửi cho các cơ quan ban ngành của huyện Châu Thành và tỉnh Tây Ninh về việc cán bộ công an Lê Minh Hiếu thế chấp thẻ Đảng viên để vay tiền nhưng sau đó không trả cả vốn lẫn lãi cho chủ vay.
Theo ông Quốc, ngày 13.2.2015, trung úy Hiếu làm giấy mượn tiền với số tiền mặt 200 triệu đồng thời hạn là 3 năm và trả lãi hàng tháng. Để được ông Quốc cho mượn tiền, trung úy Hiếu đã thế chấp thẻ Đảng viên và làm giấy mượn nợ.
Theo quy định mới, hiện trường hợp nào dùng thẻ Đảng để đi thế chấp vay tiền hoặc tài sản khi bị phát hiện sẽ bị thi hành kỷ luật khai trừ chứ không phải bị cảnh cáo như trường hợp cán bộ Lê Minh Hiếu.
Theo Danviet
Vì sao Đảng viên kê khai tài sản không trung thực sẽ bị cách chức?
Theo quy định mới (Quy định 102-QĐ/TW) về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm vừa được ban hành, nếu Đảng viên kê khai tài sản và giải trình về biến động tài sản, nguồn gốc tài sản không trung thực thì bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ.
Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư. (Ảnh: I.T)
Mới đây ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Quy định này thay thế Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30.3.2013 của Bộ Chính trị khóa XI về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm và có hiệu lực từ ngày ký, được phổ biến đến chi bộ.
Đánh giá về quy định mới này, PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia HCM) cho rằng, quy định 102 là cơ sở pháp lý quan trọng trên cơ sở kế thừa quy định cũ, được bổ sung, cụ thể hóa hơn nhiều để phù hợp với tình hình mới.
"Cùng với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm là cơ sở để các tổ chức Đảng, các cấp ủy Đảng, các cơ quan Kiểm tra của Đảng dựa vào để siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Quy định này cũng là căn cứ để cán bộ, đảng viên soi chiếu, tự điều chỉnh bản thân, tránh mắc vào những vi phạm, khuyết điểm", PGS Phúc nói.
"Quy định mới của Đảng về vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập rất nghiêm khắc. Theo PGS.TS Phúc, rất cần phải như vậy. Bởi hiện nay có rất nhiều cán bộ, đảng viên khi kê khai tài sản, thu nhập rồi giải trình biến động tài sản làm rất hình thức, qua loa. đây là vấn đề dư luận xã hội đặt hoài nghi. Với quy định trên, nếu anh vi phạm nghĩa vụ kê khai, giải trình là thể hiện sự thiếu trung thực của người đảng viên.Một trong những quy định đáng chú ý là đảng viên kê khai tài sản và giải trình về biến động tài sản, nguồn gốc tài sản không trung thực sẽ bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ. Theo quy định cũ, việc kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định bị thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
"Đã là người Cộng sản thì phải trung thực, như Bác Hồ đã nói trong cuốn sách "Sửa đổi lối làm việc" là không có gì phải giấu Đảng cả. Chỉ có trường hợp anh khuất tất, có điều gì không đúng mới phải che giấu. Người đảng viên đã không trung thực trong trường hợp này thì khi bị tổ chức phát hiện, họ phải nhận hình thức kỷ luật Đảng tới mức cách chức (nếu chức vụ) là xác đáng", PGS Phúc nói.
Liên quan đến vấn đề trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Quy định cũng nêu rõ hình thức thi hành kỷ luật khai trừ Đảng với các vi phạm như: Mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia các hoạt động rửa tiền; Tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc kê khai tài sản, thu nhập; đối phó, cản trở việc kiểm tra, giám sát, xác minh tài sản, thu nhập;
Bên cạnh đó, các hành vi cũng phải chịu mức thi hành kỷ luật khai trừ Đảng như chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục trái quy định tạo lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ nhằm trục lợi; Tham ô tài sản, lợi dụng chính sách an sinh xã hội và quỹ cứu trợ, cứu nạn để tham nhũng; lợi dụng việc lập các loại quỹ để trục lợi...
Theo Danviet
Cụ ông kiện tình cũ đòi hơn 1,3 tỷ đồng Ông Thạnh cho bà Ngọc vay số tiền 800 triệu đồng để mua nhà trong thời gian 2 người sống chung như vợ chồng. Sau khi chia tay, ông Thạnh đòi lại cả gốc và lãi số tiền này nhưng bà Ngọc không trả nên ông Thạnh khởi kiện bà Ngọc ra tòa. Chiều 16.11, TAND quận Gò Vấp (TP.HCM) mở phiên tòa...