Dùng thảo dược tự nhiên trị biếng ăn cho trẻ, cha mẹ cần chú ý điều gì?
Thấy con biếng ăn, nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng những loại cây cỏ thảo dược giúp kích thích con ăn ngon miệng. Vậy cần chú ý điều gì khi sử dụng những “phương thuốc” tự nhiên này?
Công dụng trị biếng ăn của một số loại thảo dược
Nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng các loại cây thảo dược, cây thuốc nam khi trẻ biếng ăn, ít ngủ. Không chỉ ở nước ta, các ông bố bà mẹ trên thế giới cũng áp dụng giải pháp này để giúp bé ăn ngon.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, khoa Dinh dưỡng Nhi Bệnh viện Hoàng gia Wocestrer (Vương quốc Anh) chia sẻ các đặc tính dược lý trong thành phần hoặc đặc tính dinh dưỡng nổi trội của 1 loại cây cỏ (thực vật) nào đó sẽ được mọi người sử dụng nhằm giúp hỗ trợ dinh dưỡng và sức khỏe.
Các nước phương Tây và Châu Mỹ, cũng có một ngành khoa học tương tự và mới phát triển trong 2 thập niên gần đây gọi là trị liệu thảo dược (Phytotherapy) và đặc biệt phát triển khá mạnh ở các nước Đức, Ý, vùng Địa Trung Hải và Châu Mỹ (Mỹ và Brazil).
Những nghiên cứu hỗ trợ biếng ăn từ Phytotherapy chủ yếu tập trung 2 vấn đề bổ trợ cho nhau trong quản lý chứng biếng ăn: Vấn đề liên quan đến giảm vị giác và vấn đề cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ.
Đối với vấn đề liên quan đến hiện tượng giảm vị giác, bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết: “Thông qua nghiên cứu, những thảo dược với thành phần đắng đặc trưng có tác dụng kích thích thần kinh vị giác (gustatory nerves ) và hỗ trợ tăng tiết enzyme tiêu hóa.
Một số loại thảo dược tự nhiên có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon – Ảnh minh họa: Internet
Ví dụ: Rễ cây long đởm vàng có tác dụng phát triển thần kinh vị giác cho trẻ. Nước ép lá cỏ mực kích thức bé thèm ăn. Vỏ trái cam ngọt hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ….”.
Trong khi đó, về mặt cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ, một số loại thảo dược với thành phần dinh dưỡng nổi trội có tác dụng cung cấp thêm năng lượng hoặc một số nguyên tố dinh dưỡng quan trọng.
Ví dụ: Mầm lúa mì giàu protein dạng dự trữ cung cấp sắt và axit amin; phấn hoa cung cấp những axit amin thiết yếu như methionine, lysine, threonine và tryptophan.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cũng nhấn mạnh, một quan tâm trong ngành Phytotherapy ngày nay là làm sao đảm bảo cây cỏ khi sử dụng không chứa các thành phần khác gây tác dụng phụ không mong muốn.
Video đang HOT
Hơn nữa, một vấn đề nảy sinh khác liên quan đến các thảo dược là có nguy cơ tồn dư kim loại nặng hoặc tích lũy độc tố nấm mốc Aflatoxin nếu không có phương pháp đảm bảo tính chuẩn hóa đúng tiêu chuẩn.
Chú ý gì khi sử dụng thảo dược trị biếng ăn cho trẻ?
“Nhiều cha mẹ suy nghĩ: Cái gì tự nhiên cũng tốt, cứ ra ngoài hái rễ cây này lá cây kia về tự chế biến và áp dụng lên trẻ. Suy nghĩ này chưa đúng vì việc sử dụng này có thể tiềm ẩn một hợp chất nào đó có tác dụng phụ ngoài ý muốn, có thể hợp chất này không gây ảnh hưởng lên sức khỏe bé này, nhưng không đảm bảo không gây trên bé khác”, bác sĩ Hoàng Anh thông tin.
Việc chuẩn hóa dược tính và loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn là cần được quản lý bởi một tổ chức. Ví dụ: Tiêu chuẩn cGMP – FDA của Hoa Kỳ.
Theo đó, bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh khuyên các bậc cha mẹ nếu có ý định sử dụng cây cỏ thảo dược trị biếng ăn cho trẻ, cần chú ý:
Không nên tự ý nghe nói lá cây này, rễ cây kia có dược lý chữa bệnh này, bệnh kia mà hái về, tự chế biến và áp dụng cho trẻ. Trừ lời khuyên đó đến từ chuyên gia về các loại thảo dược.
Nếu chọn thuốc thảo dược, cha mẹ cần quan tâm đến thành phần sử dụng, nguồn gốc xuất xứ các loại cây này. Và tổ chức đứng ra chuẩn hóa dược tính và cấp giấy phép sử dụng.
Nên sử loại thảo dược chuyên dành cho trẻ để kích thích cơn thèm ăn – Ảnh minh họa: Internet
Hơn nữa, cần xem xét liệu nhà sản xuất có chuyên nghiên cứu về thảo dược không. Tất cả những điều này phụ huynh nên lên internet kiểm tra thông tin cả tiếng Việt và tiếng Anh để đem lên bàn cân để cân nhắc.
Một cách khác, cha mẹ yêu cầu nhà sản xuất cung cấp thông tin khoa học của họ. Ở Châu Âu, như Anh, Ý, Đức… việc cha mẹ đòi hỏi đọc thông tin khoa học liên quan là rất phổ biến để bảo vệ trẻ em.
Cuối cùng, bác sĩ Hoàng Anh cho biết khi lựa chọn thảo dược, cần quan tâm đến liệu thảo dược đó có được dùng cho trẻ hay không.
Vì không phải loại thảo dược nào cũng có thể dùng cho trẻ, trừ khi nó được chứng minh là chuyên biệt hoặc dùng được cho trẻ. Tuyệt đối, không dùng thuốc thảo dược của người lớn áp dụng lên trẻ em.
Theo phunusuckhoe
Có phải bố mẹ nhiễm vi khuẩn HP là con cũng nhiễm HP hay không?
Bất kì vi khuẩn, virus nào cũng có khả năng lây nhiễm, vi khuẩn HP cũng không ngoại lệ. Các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, tỉ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP giữa các cặp vợ - chồng là khoảng 60% và khi bố hoặc mẹ nhiễm khuẩn HP thì tỉ lệ lây nhiễm HP sang con là 40%. Thực trạng này đặt ra câu hỏi, khi bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP, phải làm sao để bảo vệ tránh lây truyền cho con?
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, tá tràng
Vi khuẩn HP là một dạng xoắn khuẩn Gram âm, thường được tìm thấy trong niêm mạc dạ dày ở người. Vi khuẩn HP có nhiều chủng với độc lực khác nhau. Những chủng vi khuẩn HP độc lực mạnh có thể gây ra các vết loét dạ dày, viêm nhiễm niêm mạc dạ dày cũng như tiến triển thành ung thư.
Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày trung bình khoảng 30 - 50% ở những nước phát triển, 70 - 80% ở những nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP đã lên đến con số đáng báo động, 70% ở thủ đô Hà Nội và 90% ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nguy hiểm hơn, vi khuẩn HP đặc biệt dễ dàng lây nhiễm. Những thói quen trong sinh hoạt như ăn chung, uống chung hay thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh có thể làm lây nhiễm vi khuẩn HP giữa các thành viên trong gia đình. Trong đó, đối tượng bị đe dọa và dễ lây nhiễm nhất là trẻ nhỏ.
Trẻ em nhiễm vi khuẩn HP thường bắt nguồn từ những người thân trong gia đình. Do đó, nếu trong gia đình, bố, mẹ hoặc ông bà có người bị nhiễm vi khuẩn HP, cần hết sức chú ý tránh lây nhiễm cho trẻ.
Vậy đâu là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP?
Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người sang người qua nhiều hình thức khác nhau, được xếp vào 4 con đường lây nhiễm chính:
Đường Phân - Miệng: vi khuẩn HP có trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm nếu không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, HP còn có thể lây nhiễm qua vật thể trung gian là các loại côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu không đậy kỹ thức ăn.
Đường Dạ dày - Miệng : Nếu người có vi khuẩn HP trong dạ dày, khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày. Mọi con đường tiếp xúc qua miệng và nước bọt khi này đều có thể truyền nhiễm HP.
Đường Dạ dày - Dạ dày : Con đường lây nhiễm này rất quan trọng bởi nó xảy ra trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày, nếu đầu dò nội soi không được sát trùng sạch sẽ, vi khuẩn HP sẽ từ dạ dày của bệnh nhân nhiễm HP sang dạ dày của người không nhiễm HP.
Đường Miệng - Miệng: Vi khuẩn HP được tìm thấy trong nước bọt, cao răng và khoang miệng của người bệnh, do đó chúng có thể lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp hoặc mẹ nhai mớm cơm cho con. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có thể lây cho nhau khi tiếp xúc, đặc biệt khi đi nhà trẻ.
Giải pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình
Với tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình, từ bố mẹ sang con ngày càng tăng cao, cùng với tỷ lệ tái nhiễm HP lớn, vi khuẩn HP trở thành mối đe dọa lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trẻ nhiễm vi khuẩn HP thường có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, chậm lớn, nặng hơn trẻ có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng như khó tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí dẫn đến ung thư.
Thêm vào đó, việc điều trị HP ở trẻ nhỏ thường khó khăn hơn so với người lớn bởi trẻ khó tuân thủ điều trị theo phác đồ, có thể do tác dụng phụ của thuốc, thuốc khó uống, trẻ uống không đúng liều, thời gian hay vi khuẩn HP kháng thuốc. Trong đó nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là do vi khuẩn HP kháng thuốc.
Khi đã biết rõ về các con đường lây nhiễm, những khó khăn trong việc điều trị cùng như tác hại của HP với sức khỏe của trẻ, các bậc cha mẹ nếu có bệnh lý dạ dày do nhiễm HP thì cần có ý thức điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sang con, đồng thời với trẻ đã nhiễm HP cần có biện pháp kiểm soát tốt HP cho trẻ, thông qua đó giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày trong đó có ung thư dạ dày ở tuổi trưởng thành.
Trong bối cảnh tỷ lệ người nhiễm HP ngày càng tăng nhanh , các nhà khoa học hàng đầu đã tìm ra giải pháp để đối phó với khả năng không ngừng biến đổi đề kháng kháng sinh của HP, đó là một phác đồ điều trị mới hiệu quả để thay thế cho các phác đồ cũ đã thất bại.
Cụ thể, GS.TS Christine Lang - Giáo sư về Vi sinh và Sinh học phân tử tại Đại học Kỹ thuật Berlin, Đức đã nghiên cứu thành công phương pháp để nâng cao hiệu quả điều trị HP và công bố kết quả trong buổi hội thảo "Nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tái nhiễm Helicobacter Pylori" được nhãn hàng DeHP tổ chức tại TP. HCM ngày 12/4/2019.
Pylopass là tên thương mại của chủng lợi khuẩn Lactobacillus reuteri DSM17648 đã được phun sấy khô. Khi sử dụng qua đường uống, cấu trúc đặc hiệu giúp Pylopass nhận biết cấu trúc bề mặt vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ vi khuẩn HP qua đường tiêu hóa một cách tự nhiên. Hiện nay Pylopass đang được sử dụng ở hơn 50 nước trên thế giới, và đang ngày càng phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị HP. Tại Việt Nam, Pylopass đã được Công ty CPDP Việt Đức nghiên cứu phát triển đưa ra thị trường dưới dạng sản phẩm DeHP và DeHP kids. Điều này được các chuyên gia y khoa hàng đầu thế giới và Việt Nam đánh giá là hướng đi mới để khắc phục tình trạng HP kháng kháng sinh ngày càng cao ở Việt Nam. DeHP được coi là bước đột phá mới trong việc hỗ trợ điều trị HP và là phương pháp tối ưu trong việc phòng ngừa lây nhiễm HP trong gia đình.
Theo Tiền Phong
Bé 13 tuổi suy thận suýt chết vì cha mẹ bỏ bệnh viện cho con điều trị thuốc nam Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, ý thức chậm chạp, buồn nôn, rối loạn nhịp tim.... Ba tháng trước, bé được phát hiện bệnh thận giai đoạn IV gia đình nhưng không điều trị, đi cắt thuốc nam cho cháu uống. Ảnh minh hoạ: Internet Ngày 3/4/2019, bệnh nhi H.V.Q. được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa...