Dùng than tổ ong, đốt rơm rạ gây hại môi trường thế nào?

Theo dõi VGT trên

Dùng than tổ ong, đốt rơm rạ sau khi thu hoạch là thói quen của nhiều người dân Hà Nội trong thời gian qua khiến không khí ở thủ đô càng thêm ngột ngạt.

Liên quan tới tình hình ô nhiễm không khí gần đây tại Hà Nội, ông Vũ Đăng Định, Chánh văn phòng, người phát ngôn của UBND TP. Hà Nội, cho hay đun bếp than tổ ong được xác định là một trong 12 nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.

“Theo số liệu điều tra của chúng tôi, mỗi ngày người dân thành phố sử dụng 528 tấn than, tương đương với 1.872 tấn khí CO2 phát thải ra môi trường. Ngoài ra, đốt rơm rạ cũng thải ra lượng lớn khí CO2, gây cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến chất lượng không khí”, ông Thái phát biểu.

Bên cạnh đó, Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố cũng cho biết nhiều huyện ngoại thành đang vào vụ gặt và tình trạng đốt rơm rạ trên nhiều cánh đồng vẫn tái diễn.

Những hành động này của người dân được các chuyên gia nhận định là một trong các tác nhân khiến chỉ số AQI của Hà Nội liên tục ở mức gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Dùng than tổ ong, đốt rơm rạ gây hại môi trường thế nào? - Hình 1

Hà Nội mù mịt trong những ngày chỉ số ô nhiễm không khí cao kỷ lục. Ảnh: Hoàng Hà.

PGS Trần Hồng Côn – Giảng viên khoa Hóa học Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội – phân tích hành động đốt than tổ ong không chỉ xả CO2 mà còn có rất nhiều khí thải khác vào môi trường.

Theo chuyên gia này, quá trình đốt than tổ ong được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là mồi lửa, sinh ra rất nhiều chất hữu cơ chưa cháy hết, tỏa ra ngoài theo dạng khói đen, thậm chí, có các chất hữu cơ mạch vòng, chất này có khả năng gây bệnh ung thư.

Ở giai đoạn này, nếu đốt than tổ ong trong không gian kín, chật hẹp, thiếu oxy, các chất hữu cơ chưa cháy hết sẽ tạo thành CO. Đây là loại khí độc, được xếp đầu bảng, không màu, không mùi, không tan trong nước. Loại khí thải này có khả năng đem đến cái c.hết từ từ, không nhận biết.

Video đang HOT

Ở giai đoạn bắt lửa, không còn khói, khí thải khi đốt than tổ ong chủ yếu là CO2, hơi nước và nhiều nhất là SO2.

“CO2 ở nồng độ cao sẽ gây bệnh hô hấp, đặc biệt, nồng độ rất cao sẽ gây ho, viêm phổi, tràn dịch màng phổi. Còn ở nồng độ thấp, tác động chưa nhìn thấy ngay, chúng theo cơ chế cộng dồn, gây bênh mạn tính”, PGS Côn cho hay.

Chuyên gia này nhận định than tổ ong người dân đang sử dụng chủ yếu là loại trộn với bùn và có hàm lượng huỳnh giúp bắt cháy nhanh hơn. Do đó, khi đốt, chúng sẽ phát sinh lượng khí SO2 lớn. Loại khí này độc hơn CO2, gây khó thở, nóng rát trong mũi và cổ họng… Đây là nguyên nhân của bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt, viêm họng, viêm phế quản và đặc biệt là ung thư phổi.

Về thói quen đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch, chuyên gia nhận định đây cũng là cách gây ô nhiễm môi trường. “Đốt rơm rạ chủ yếu sinh khói bụi là các chất hữu cơ chưa cháy hết. Chúng tạo ra các hạt bụi mịn, ngăn cản tầm nhìn, ảnh hưởng sinh hoạt bình thường của người dân”, chuyên gia cho biết.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, quá trình đốt rơm rạ làm phát sinh khí thải CO2, CO, NO2 vào môi trường. Không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ, mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm không khí cho những vùng xung quanh.

PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp – Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai – cũng cảnh báo khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Với đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch, con số này chiếm khoảng 25%. Với bệnh lý hô hấp, những đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí được coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Trong đó, những người dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này là người già, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m và người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch…

Theo Zing

Ô nhiễm không khí: Người mắc bệnh về đường hô hấp nên làm gì?

Ô nhiễm không khí và bụi mịn tại Hà Nội và TP. HCM thời gian gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân.

Để phòng tránh và giảm thiểu những tác hại do ô nhiễm không khí, những người mắc các bệnh về đường hô hấp và tim mạch tránh ra ngoài khi không khí ô nhiễm và tuân thủ theo chỉ định bác sĩ.

Ô nhiễm không khí: Người mắc bệnh về đường hô hấp nên làm gì? - Hình 1

Không khí ô nhiễm (Ảnh Internet).

30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi

Theo WHO, ô nhiễm không khíđược coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%.

Riêng đối với những người mắc bệnh lý về đường hô hấp sẽ bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Do đó WHO đã khuyến cáo nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta.

PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp - Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết: Trong các thành phần của không khí ô nhiễm thì các hạt bụi có vai trò quyết định chất lượng không khí.

Thông thường các hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn. Còn các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet thì chúng ta sẽ không cảm nhận được rõ ràng, khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường m.áu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau

Người mắc bệnh mãn tính phải cẩn trọng

Ô nhiễm không khí: Người mắc bệnh về đường hô hấp nên làm gì? - Hình 2

Không khí ô nhiễm nặng (IT).

Theo PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp, khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện.

Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.

Do vậy những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

"Với bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bệnh nhân vẫn khó thở - không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Với các bệnh nhân mắc bệnh hô hấp, ngoài bụi thì khói và các mùi hắc khó chịu cũng là tác nhân gây các đợt cấp cho nên chúng tôi khuyên người dân mắc các bệnh hô hấp khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu, lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn)", PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp nhấn mạnh.

Trong nhiều ngày qua, Hà Nội thường xuyên đứng vị trí số 1 trong top các thành phố ô nhiễm nhất thế giới khi chỉ số AQI luôn mở mức xấp xỉ 200.Đến hôm nay (30/10), tình trạng ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng tại Hà Nội, chỉ số AQI đã chạm mốc 224 ở thời điểm 10h (theo số liệu của trang Airvisual), lúc 6h sáng, chỉ số AQI là 289.

Tại TP.HCM trong tháng 9 cũng xảy ra hiện tượng "bầu trời mù mịt". Kết quả quan trắc 30 vị trí môi trường trong tháng 9 cho thấy chất lượng không khí từ ngày 3 dến 20-9 có sự gia tăng đột biến của các chất ô nhiễm như bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO...

Châu Anh

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những nhóm người cần đặc biệt thận trọng khi uống nước lá ổi
06:07:27 01/07/2024
Giảm 59% nguy cơ mắc tiểu đường nhờ thói quen buổi sáng
07:48:25 01/07/2024
Mang thai tới tuần 32, sản phụ ở Hải Phòng mới phát hiện mang tam thai tự nhiên hiếm gặp
11:31:18 02/07/2024
Cách giúp trẻ giảm sổ mũi tại nhà hiệu quả
07:25:00 01/07/2024
5 thực phẩm là 'người hùng' ngăn ngừa ung thư vú không phải ai cũng biết
09:02:07 01/07/2024
Một số lưu ý khi tập luyện đối với người bệnh barrett thực quản
07:33:06 02/07/2024
Giảm cân nên tránh 3 loại thực phẩm màu trắng
19:37:50 01/07/2024
Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí khi gặp cơn tăng huyết áp vào sáng sớm
07:59:21 01/07/2024

Tin đang nóng

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt
11:20:59 02/07/2024
Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược
12:37:33 02/07/2024
Con gái nuôi "vua cải lương" đăng ảnh gây lóa mắt, xứng danh hậu duệ gia tộc danh giá nhất
09:09:26 02/07/2024
Chồng mất nhưng đêm nào cũng có người đàn ông lạ mò lên giường, tôi run cầm cập cho đến khi thấy gương mặt của người đàn ông này
10:45:24 02/07/2024
Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu
10:56:46 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Phản ứng gây chú ý của Mỹ nhân Việt bị hỏi câu "khó đỡ" sau khi dự đám cưới Midu
11:33:20 02/07/2024

Tin mới nhất

Lái xe ốm vặt liên miên, hãy kiểm tra ngay bộ phận này trên ô tô

12:37:38 02/07/2024
Một số các triệu chứng bệnh vặt bắt nguồn từ chính chiếc xe mà bạn sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, rất ít người để ý và thường không quan tâm tới điều này.

Sai lầm khi ăn uống khiến tiêu chảy lâu khỏi

11:51:41 02/07/2024
Cam chứa nhiều vitamin C, tăng cường sức đề kháng rất tốt cho cơ thể. Khi bị tiêu chảy, người bệnh không nên kiêng ăn loại quả này, ngược lại sử dụng nhiều cam là tốt.

Soda không đường: Lợi ích và rủi ro với sức khỏe

10:04:59 02/07/2024
Tuy vậy, ngay cả khi các nhà nghiên cứu tính đến các yếu tố sức khỏe khác, mối liên hệ giữa nước ngọt dành cho người ăn kiêng và chức năng thận vẫn tồn tại.

Hiểm họa từ nuôi chó thả rông

10:01:37 02/07/2024
Gần đây, nhiều tỉnh thành liên tục ghi nhận các trường hợp bị chó thả rông tấn công, phải tiêm vaccine ngừa dại, thậm chí không qua khỏi.

Lợi ích của cá đối với sức khỏe

09:56:10 02/07/2024
Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu không khẳng định mối liên quan này. Vì vậy, vẫn cần các nghiên cứu chất lượng hơn để khẳng định kết quả này.

6 đồ uống thay thế cà phê giúp giảm nồng độ cortisol và cải thiện chất lượng giấc ngủ

09:53:14 02/07/2024
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng caffeine quá mức từ cà phê có thể làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, gây ra hiệu ứng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.

Hà Nội: bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng

09:42:06 02/07/2024
CDC Hà Nội nhận định, hiện nay điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa nhiều rất thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh. Số ca mắc trong tuần tăng 11 ca so với tuần trước. Đây là tuần thứ 5 liên tiếp có số mắc tăng.

Người già nên uống sữa tươi hay sữa bột?

09:32:46 02/07/2024
Tuy nhiên, người già thường có các bệnh lý nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ m.áu, gout... do vậy khi uống sữa có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, dị ứng, lắng đọng canxi.

Dấu hiệu cảnh báo phổi có sán

09:28:48 02/07/2024
Sán lá phổi đẻ trứng, trứng theo đờm qua họng ra ngoài hoặc theo phân khi nuốt đờm, trứng rơi xuống nước. Ở môi trường nước, trứng phát triển và nở ra ấu trùng lông. Ấu trùng lông chui vào ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi.

Phát hiện bất ngờ về 'thần dược' tự nhiên chống tiểu đường

09:20:45 02/07/2024
Đó là phát hiện mới về tác dụng của axit elenolic - một hợp chất có trong ô liu và một số loại thực vật quen thuộc khác - lên hệ thống chuyển hóa.

Hệ lụy khi tập thể dục quá sức trong mùa hè

08:43:55 02/07/2024
Thời tiết nóng nực trong mùa hè và việc tập thể dục vượt quá giới hạn bản thân có thể gây phản tác dụng với sức khỏe và dẫn tới nguy cơ kiệt sức. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là cảm giác mệt mỏi.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

07:10:21 02/07/2024
Khi đi du lịch, hãy cố gắng tránh các loại thực phẩm như thịt cá, rau củ chưa nấu chín càng nhiều càng tốt. Đối với các loại hoa quả khi ăn phải chú ý rửa sạch, gọt vỏ để tránh bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản.

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia tử vi dự báo vận mệnh 12 con giáp trong tháng 7: T.uổi Dần suôn sẻ, t.uổi Mão gặp nhiều may mắn

Trắc nghiệm

15:10:09 02/07/2024
Cuộc sống của 12 con giáp trong tháng 7 có điều gì đặc biệt? Bản tin chiêm tinh tuần mới (1/7-7/7) 12 cung hoàng đạo (P1): Kim Ngưu kiếm được nhiều t.iền, Cự Giải gặp biến

Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump

Thế giới

15:08:13 02/07/2024
Tổng thống Biden đang chạy đua tái tranh cử với ông Trump và đã chỉ trích gay gắt hành động của đối thủ liên quan đến vụ người biểu tình tấn công toà nhà Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1/2021 do những người ủng hộ Trump thực hiện.

Dù mệnh danh là "Vua đồng cỏ", sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi, vì sao?

Lạ vui

15:06:47 02/07/2024
Con mồi của nhà vua bao gồm linh dương, trâu rừng và thậm chí cả những con voi châu Phi khổng lồ. Tuy nhiên, trong chuỗi thức ăn phức tạp của vùng hoang dã châu Phi, khỉ đột hiếm khi trở thành con mồi của sư tử.

Bạn bè có nhà, có xe, tôi vẫn mải miết lo ăn từng bữa

Góc tâm tình

15:04:05 02/07/2024
Nhiều lúc tôi tự hỏi bản thân mình đã làm được gì, tại sao mình mãi không có tương lai tốt còn bạn bè thì đã giàu hết cả rồi?

Diễm Hằng từng nhận bao tải thư thời đóng "Nhật ký Vàng Anh"

Sao việt

15:02:54 02/07/2024
Nữ diễn viên nhận được rất nhiều thư tay của người hâm mộ, thư từ ngoài đảo về đất liền của các chiến sĩ Trường Sa, thư của các em nhỏ... Số thư ấy chất đầy cả 1 bao tải mà đến bây giờ cô vẫn còn giữ.

Thúy Ngân trải lòng về vai diễn khóc nhiều nhất trong sự nghiệp

Hậu trường phim

14:58:26 02/07/2024
Khóc liên tục đến mức không còn nước mắt, Thúy Ngân cảm thấy kiệt sức và bất lực trong 7 năm chưa cưới sẽ chia tay

Hùng vĩ thác Xung Khoeng Gia Lai

Du lịch

14:52:53 02/07/2024
Nằm cách thị xã Pleiku 30 km về phía Tây Nam là thác Xung Khoeng hùng tráng, từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao 40m xuống như một dải lụa trắng ngần.

20 năm yêu đương hợp tan của Jennifer Lopez - Ben Affleck: Từ đám cưới bị huỷ vào phút chót tới một người lặng lẽ kéo va li rời đi

Sao âu mỹ

14:51:23 02/07/2024
Đã hai thập kỷ trôi qua kể từ khi Jennifer Lopez và Ben Affleck lần đầu tiên đến với nhau và tạo nên một trong những câu chuyện tình yêu đáng chú ý nhất của Hollywood.

Siêu phẩm ngôn tình được 2 triệu fan hóng chờ: Nam chính chuẩn tổng tài vạn người mê, cứ cất giọng là netizen bấn loạn

Phim châu á

14:46:53 02/07/2024
Mới đây, Mango TV công bố Em đẹp hơn ánh sao đã được 2 triệu khán giả đặt trước, một thành tích đáng nể với nền tảng phim này.

Anh Tú Atus gây bất ngờ với ngoại hình khác lạ trong "Anh trai say hi"

Tv show

14:20:43 02/07/2024
Được khán giả yêu mến sau 3 tập phát sóng Anh trai say hi , Anh Tú Atus bất ngờ trình làng bộ ảnh mới với tạo hình ấn độc lạ từ trước đến nay.

Điểm danh món ngon ở Phan Thiết bạn không nên bỏ lỡ

Ẩm thực

13:55:07 02/07/2024
Lẩu thả, gỏi cuốn cá trích, cá lồi xối mỡ, bánh căn, bánh xèo, bánh hỏi lòng heo... những đặc sản nhất định bạn phải thử nếu đến Phan Thiết hè này.