Dừng thả giống tôm hùm vào thời điểm này để tránh thiệt hại
Đây là khuyến cáo từ Tổng cục Thủy sản, trước ảnh hưởng của bão số 12 vừa qua dẫn đến chất lượng môi trường vùng nuôi tôm hùm ở Phú Yên đang có xu hướng suy giảm.
Theo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường và theo dõi sức khỏe tôm hùm nuôi lồng tháng 11 năm 2020 tại Phú Yên, Khánh Hòa của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III sau cơn bão số 12 cho thấy chất lượng môi trường vùng nuôi tôm hùm có xu hướng suy giảm.
Đặc biệt tại Xuân Phương, Xuân Yên, Xuân Thành (Phu Yên) và Xuân Tự, Lạch Cổ Cò, Trí Nguyên, Bình Ba (Khánh Hòa), một số yếu tố môi trường có hàm lượng vượt giá trị cho phép: Độ mặn thấp từ 5-27, N-NH4
Người nuôi tôm hùm lồng tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên lâm vào cảnh trắng tay do tôm hùm chết hàng loạt bởi mưa bão.
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, thúc đẩy phát triển nuôi tôm hùm một cách bền vững, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa khẩn trương phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và chỉ đạo các đơn vị có chức năng liên quan bám sát tình hình thực tế, hướng dẫn người nuôi triển khai ngay một số nội dung, cụ thể như sau:
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản tại Công văn số 2191/TCTS-NTTS ngày 4/11/2020 về việc khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất nuôi trồng thủy sản do bão, lũ gây ra; công văn số 381/TCTS-NTTS ngày 4/3/2020 của Tổng cục Thủy sản về việc tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng; công văn số 712/TCTS-NTTS ngày 16/4/2020 về việc tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng thời điểm giao mùa và các khuyến cáo tại bản tin thông báo kết quả quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.
- Vùng nuôi tôm hùm lồng tại thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên hiện nay bị ảnh hưởng bởi nước ngọt do bão số 12 gây ra nên độ mặn giảm mạnh (nhất là nước tầng mặt), cần triển khai ngay một số nội dung cụ thể như sau:
Hạ lồng nuôi xuống thấp và cách đáy khoảng 1,0-1,5m để tránh thiếu oxy cục bộ và ảnh hưởng từ ô nhiễm nền đáy. Đối với vùng có nguy cơ cao nên di chuyển lồng bè đến nơi an toàn, có điều kiện môi trường phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.
Vệ sinh sát trùng toàn bộ lưới lồng, dụng cụ nuôi bằng thuốc sát trùng; treo túi vôi xung quanh lồng nuôi nhằm tạo điều kiện trao đổi nước giữa, trong và ngoài lồng nuôi.
Sử dụng thức ăn tươi, sống đảm bảo chất lượng, sát trùng thức ăn; định kỳ bổ sung vitamin và khoáng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Video đang HOT
Khi tôm có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết, người nuôi cần báo cáo cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương. Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Dừng thả giống tôm hùm vào thời điểm này.
- Tổ chức phòng, trị bệnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quy định của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng và chống dịch bệnh thủy sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa khẩn trương triển khai và chịu trách nhiệm về kết quả tổ chức triển khai thực hiện; Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi xảy ra sự cố và kết quả triển khai về Tổng cục Thủy sản (qua Vụ Nuôi trồng thủy sản, số 10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội và email ntts@mard.gov.vn) để phối hợp xử lý, tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
Khẩn cấp hỗ trợ cây con giống cho người dân vùng lũ miền Trung
Người dân miền Trung đang rất "khát" các giống rau màu ngắn ngày như rau, ngô, lúa; giống gia cầm; giống tôm... để khôi phục, tái thiết sản xuất sau mưa lũ lịch sử trăm năm có một xảy ra ở miền Trung những ngày qua.
10.000ha nuôi thủy sản tan hoang
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), mưa bão lịch sử từ ngày 5/10/2020 đến nay tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại nặng nề, làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế và sản xuất của nhân dân, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất thủy sản.
Theo báo cáo sơ bộ ban đầu của các địa phương, tính đến ngày 16/11/2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 9.931/38.340ha (chiếm 25,9% diện tích đang nuôi), 2.180 ô lồng nuôi tôm hùm bị thiệt hại do nước ngọt đổ về (chiếm 2,3% tổng số ô lồng đang nuôi), 39 tàu thuyền khai thác hải sản bị hư hại, giá trị thiệt hại khoảng 474 tỷ đồng.
Nông dân Phú Yên xót xa nhìn tôm hùm chết hàng loạt do mưa lũ. Ảnh: Dũ Tuấn
Tính đến ngày 16/11/2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 9931ha/38.340ha (chiếm 25,9% diện tích đang nuôi), 2.180 ô lồng nuôi tôm hùm bị thiệt hại do nước ngọt đổ về (chiếm 2,3% tổng số ô lồng đang nuôi), 39 tàu thuyền khai thác hải sản bị hư hại, giá trị thiệt hại khoảng 474 tỷ đồng.
Trong đó, ở tỉnh Hà Tĩnh, diện tích nuôi nước ngọt, mặn lợ bị ngập lụt là 2.872ha, sản lượng bị thiệt hại 2.712 tấn; thiệt hại về lồng bè 3.294m3, ước tính khoảng 165 tỷ đồng.
Tại Quảng Bình, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hoàn toàn lên đến 1.583ha. Do lũ lụt dâng cao nên tỉnh Quảng Trị cũng có 2.482ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do lũ.
Để giúp người dân khôi phục sản xuất, chỉ trong thời gian ngắn, Tổng cục Thủy sản đã kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ được trên 76 triệu giống tôm thẻ chân trắng, 150 tấn thức ăn hỗn hợp nuôi tôm nước lợ, 15 tấn sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, tổng trị giá 71 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản phối hợp Cục Thú y và Trung tâm Khuyến nông quốc Qia tổ chức tại 5 tỉnh, có 10 lớp tập huấn cho người dân nuôi trồng thủy sản vùng bị ảnh hưởng bởi mưa bão kỹ thuật nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Trần Đình Luân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, trong thời gian tới, Tổng cục sẽ tiếp tục rà soát quy hoạch lại vùng nuôi tập trung và đầu tư hạ tầng đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại và khôi phục sản xuất.
Tổ chức sắp xếp lại hệ thống lồng bè trong nuôi biển và tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết, kiên quyết di dời các cơ sở nuôi ra khỏi vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, biến động môi trường.
Tổng cục Thủy sản cũng kiến nghị Chính phủ sớm cấp kinh phí hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-TTg để khôi phục sản xuất cho các tỉnh miền Trung bị thiệt hại bởi thiên tai. Bổ sung nguồn lực đầu tư hạ tầng các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, đáp ứng điều kiện về nuôi trồng thủy sản và phòng chống thiên tai. Chỉ đạo các ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ, giảm nợ cho người dân bị thiệt hại để có thể sớm khôi phục sản xuất.
Xem xét xây dựng chính sách dự trữ giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và cấp phát cho người dân nuôi trồng thủy sản khi bị thiệt hại trên 70% do thiên tai. Đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đảm bảo an toàn, đủ công suất tránh trú bão cho tàu cá.
Tổng cục Thủy sản đề nghị UBND các tỉnh miền Trung huy động nhân lực, tổ chức làm sạch môi trường các vùng nuôi bị thiệt hại. Sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ tan (những vùng bị ô nhiễm). Rà soát, dự kiến nhu cầu con giống thủy sản, thức ăn, chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để phục vụ công tác phục hồi sản xuất thủy sản sau mưa bão.
Mua thêm giống ngô, lúa
Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, để giúp nông dân khôi phục sản xuất nhanh, ổn định cuộc sống, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đề xuất hỗ trợ khẩn cấp hạt giống ngô và hạt giống rau.
Đến nay, Cục Trồng trọt đã tham mưu lãnh đạo Bộ ký 4 quyết định xuất hỗ trợ theo đề xuất các tỉnh là 23,0 tấn hạt giống ngô và 15,79 tấn hạt giống rau đề cấp phát cho nông dân.
Trong đó, tỉnh Thừa Thiên -Huế 5 tấn hạt giống ngô và 0,65 tấn hạt giống rau; tỉnh Quảng Bình 5 tấn hạt giống ngô và 4,2 tấn hạt giống rau; tỉnh Hà Tĩnh 8 tấn hạt giống ngô và 5,94 tấn hạt giống rau; tỉnh Quảng Trị 5 tấn hạt giống ngô và 5 tấn hạt giống rau.
Tuy nhiên, hiện nhu cầu hạt giống rau, hạt giống ngô và lúa của các tỉnh miền Trung tương đối lớn. Các tỉnh đề nghị Chính phủ hỗ trợ 6.000 tấn hạt giống lúa, 362 tấn hạt giống ngô và 55 tấn hạt giống rau. Theo đó, tỉnh Quảng Trị đề nghị hỗ trợ 2.000 tấn hạt giống lúa, 80 tấn ngô và 15 tấn hạt giống rau.
Tỉnh Quảng Bình đề nghị hỗ trợ 2.000 tấn hạt giống lúa, 120 tấn hạt giống ngô, 200 tấn hạt giống lạc và 20 tấn hạt giống rau. Còn tỉnh Hà Tĩnh đề nghị hỗ trợ 2.000 tấn giống lúa, 162 tấn hạt giống ngô và 24 tấn hạt giống rau.
Cục Trồng trọt cũng kiến nghị Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hoàn thành các thủ tục để khẩn trương mua tăng 4.000 tấn lúa; mua bù 6.000 tấn giống lúa, 100 tấn hạt giống ngô và 35 tấn hạt giống rau.
Trường hợp không kịp, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho ứng trước để cấp cho các địa phương khôi phục sản xuất theo đúng lịch thời vụ.
Phục hồi sản xuất, đảm bảo lương thực cho người dân miền Trung sau mưa lũ Chiều 17/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp với các đơn vị trực thuộc để bàn các giải pháp phục hồi sản xuất tại các tỉnh miền Trung sau đợt mưa lũ vừa qua. Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Cà Xèng (Quảng Bình) hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, ruộng...