Dùng tạp chất, cà phê bẩn thế chấp chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng
Bình dùng 1.300 tấn cà phê, 820 tấn tạp chất và gần 5.300 tấn cà phê hư hỏng làm tài sản thế chấp chéo tại 7 ngân hàng để chiếm đoạt hơn 600 tỉ đồng.
Bị cáo Bình và bị cáo Sơn tại tòa.
Ngày 14/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử các bị cáo Nguyễn Xuân Bình (sinh năm 1960, nguyên Chủ tịch HĐTV công ty Trường Ngân) và bị cáo Nguyễn Đăng Sơn (sinh năm 1982, nguyên giám đốc công ty Trường Ngân) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Liên quan tới vụ án, tòa xét xử 3 bị cáo nguyên cán bộ ngân hàng Công Thương chi nhánh Nam Sài Gòn gồm: Phan Công Hiếu (nguyên Phó giám đốc), Phan Viết Kỳ (nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp) và Trần Thanh Hải (nguyên cán bộ tín dụng) về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tín dụng.
Tại phiên tòa hôm nay, luật sư bào chữa cho bị cáo Bình có đơn xin hoãn phiên tòa. Sau khi hội ý, HĐXX quyết định chấp nhận hoãn phiên tòa.
Theo cáo trạng, công ty Trường Ngân (trụ sở quận 4) thành lập năm 2005, ngành nghề kinh doanh mua bán lương thực, thực phẩm, chế biến nông sản. Năm 2010, 2011, công ty này có quan hệ tín dụng với 7 ngân hàng.
Video đang HOT
Đến đầu năm 2012, mặc dù số lượng cà phê của công ty không đủ để cầm cố, thế chấp đảm bảo dư nợ cho 7 ngân hàng nhưng do thua lỗ, cần tiền để trả nợ các khoản vay tại các ngân hàng và sử dụng cá nhân, Bình đã chỉ đạo Sơn sử dụng số hàng hóa là cà phê đã cầm cố, thế chấp ở ngân hàng này tiếp tục cầm cố, thế chấp ở ngân hàng khác; chỉnh sửa các hợp đồng xuất khẩu cà phê để hợp thức hóa nguồn hàng nhằm vay tiền các ngân hàng với cam kết sau khi xuất khẩu cà phê sẽ sử dụng bán được trả nợ các khoản vay, nhưng thực tế Bình chỉ dùng một phần tiền trả nợ cũ, số còn lại sử dụng cá nhân.
Cụ thể, hợp đồng thế chấp tại 7 ngân hàng ghi tổng số lượng hàng hóa là gần 21.000 tấn cà phê nhưng trong kho của công ty Trường Ngân chỉ khoảng 8.600 tấn cà phê (thời điểm tháng 9/2012).
Quá trình điều tra, đến tháng 3/2017, cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định trong kho của công ty Trường Ngân có gần 1.300 tấn cà phê, 820 tấn tạp chất và gần 5.300 tấn cà phê hư hỏng.
Kho cà phê bẩn của công ty Trường Ngân.
Như vậy, với số lượng hàng hóa không có thật, dùng để đảm bảo, thế chấp chồng chéo giữa các ngân hàng dẫn đến không có khả năng trả nợ. Bằng hành vi gian dối bị cáo Bình và Sơn đã chiếm đoạt hơn 600 tỉ đồng. Cụ thể, 2 ngân hàng có số tiền “khủng” lên đến hàng trăm tỉ đồng là Ngân hàng Công Thương (5,2 triệu USD – tương đương 109,4 tỉ đồng); Ngân hàng Kỹ Thương (8,7 triêu USD – tương đương 181,5 tỉ đồng) và 3 ngân hàng khác với số tiền vài chục tỉ mỗi ngân hàng.
Riêng Agribank chi nhánh Lý Thương Kiệt, quá trình giải quyết vụ án, đến tháng 6/2016, ngân hàng này có công văn gửi cơ quan điều tra xác định đã thu hồi đủ số nợ, không còn thiệt hại.
Đối với số tiền 71,2 tỉ đồng Bình và Sơn chiếm đoạt của Ngân hàng Quân đội thì cuối tháng 8/2018 vừa qua, Tòa quân sự cấp cao xử lưu động tại Tòa án quân sự Quân khu 7 (TPHCM) đã tuyên y án 18 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Xuân Bình, 6 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Đăng Sơn.
Đối với các cán bộ ngân hàng Công Thương chi nhánh Nam Sài Gòn, cáo trạng xác định các bị can thực hiện giao nhận số lượng hàng hoá hơn 10.509 tấn cà phê, định giá khi cho vay là gần 398 tỉ đồng.
Quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, các cán bộ ngân hàng Công Thương chi nhánh Nam Sài Gòn đã không thực hiện đúng quy định về thẩm định, nhận, quản lý tài sản cầm cố theo Nghị định của Chính phủ ban hành dẫn đến ngân hàng không còn khả năng thu hồi số tiền hơn 5,2 triệu USD, tương đương 109 tỉ đồng.
Theo Dân trí
Tỉnh Đắk Nông chỉ đạo điều tra khẩn trương vụ "càphê pin"
UBND tỉnh chỉ đạo lực lượng công an khẩn trương điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ xử lý hành vi của cơ sở chứa càphê bẩn nghi nhuộm màu bằng pin Con Ó.
Tỉnh chỉ đạo công an nhanh chóng điều tra vụ cà phê "nhuộm" màu bằng pin.
Ngày 20.4, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông - cho biết, tỉnh vừa ban hành công văn số 1819 yêu cầu Công an tỉnh khẩn trương xác điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý hành vi phạm của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'Lấp, Đắk Nông).
Tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trước thông tin càphê nhuộm màu bằng pin gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến thương hiệu càphê Đắk Nông, địa phương này yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã tập trung đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các lĩnh vực; tăng cường công tác tuyên truyền, nắm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn để phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm; vận động người dân tố giác các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng chất cấm...
Như đã thông tin, Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp Thanh tra Sở NNPTNT tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến nông sản của bà Loan. Tại hiện trường, đoàn liên ngành phát hiện cơ sở này chứa 21 tấn càphê bẩn đã đóng thành bao bì cùng 40 lít dung dịch, 35kg pin bị đập bẹp, 192kg lõi, nắp và vỏ. Bước đầu, công an cho biết cơ sở của bà Loan có hành vi sử dụng dung dịch màu đen (hỗn hợp nước và pin) để ngâm, tẩm nhuộm đen phế phẩm càphê. Phế phẩm càphê bao gồm càphê nhân nát vụn và vỏ càphê.
"Chúng tôi đang làm rõ động cơ, mục đích của chủ cơ sở. Quá trình làm việc với công an, bà Loan khai báo quanh co nên chúng tôi cần thời gian đấu tranh làm rõ. Hiện chúng tôi mới chỉ xác định được thị trường tiêu thụ của cơ sở này là tại tỉnh Bình Phước" - Đại tá Lê Vinh Quy - Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông thông tin.
Theo Laodong
Cà phê "bẩn" hại thương hiệu Việt Vụ một cơ sở chế biến cà phê tại Đăk Nông dùng phụ phẩm để sản xuất cà phê và nhuộm màu cà phê bằng pin vừa bị phát hiện, bắt giữ đã khiến dư luận một phen bàng hoàng. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Vì sao chủ cơ sở này lại có thể "nghĩ" ra được quy trình chế cà phê...