Đừng sống bằng thói quen, hãy sống bằng trải nghiệm!
Chỉ có người già mới sống bằng thói quen! Chỉ có người già mới sợ hãi phải thử các trải nghiệm mới! Còn người trẻ, đừng buộc chặt mình trong những thói quen!
Có những người bị bầm dập quá nhiều mà không dám bước vào một con đường mới! Kiểu bị xe đụng nhiều quá nên không dám qua đường một mình! Kiểu đổ vỡ nhiều quá không dám tin vào việc người ta thương mình! Trước tình yêu luôn trong thế phòng thủ. Nghe câu yêu trong đầu đã nhớ tới tiếng chia tay!
Có những người như thế, sống bằng thói quen thay vì cảm nhận mới! Thành nếp nghĩ! Thành phản xạ cố hữu! Cứ nói đến Hạnh Phúc là phản xạ thở dài ngán ngẩm! Cứ nói đến niềm tin lại chua chát thở dài! Nhưng nói đến nỗi buồn là cảm thấy đồng cảm ghê gớm! Nói đến nước mắt là nước mắt có thể lã chã như mưa!
Ấy là bởi họ sống theo thói quen mặc định sẵn trong đầu!
Như con mèo nhà Chúa bị Trạng Quỳnh huấn luyện, cứ ăn thịt cá là bị choảng. Lâu dần cứ nhìn thịt cá là lòng lại buốt đau như thể bị đòn roi vậy!
Ấy là bởi tự vẽ ra vòng tròn an toàn quanh mình và không dám bước chân ra! Lâu dần, thế giới của họ cũng nhỏ tí lại trong đó! Không còn thấy gì ngoài vòng tròn nữa! Không tin ngoài vòng tròn đang nắng. Chỉ tin trong vòng tròn không mưa!
Ôi, những thói quen hại chết tuổi trẻ của ta rồi!
Không một lời khuyên nào tỉnh thức được họ!
Mà yêu thương không cho phép ta khoanh tay đứng nhìn họ hủy hoại và hoang phí tuổi trẻ như thế!
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Ta còn biết làm sao?
Sự tỉnh thức!
Cần rất nhiều nỗ lực của bản thân và lời khuyên của bạn bè chỉ là ngọn gió để giúp làm bùng lên ngọn lửa! Chiến đấu với thói quen là cuộc chiến đấu nhọc nhằn!
Cần nỗ lực và nhiều can đảm lắm!
Nhưng nó xứng đáng!
Bởi khi bạn sống bằng cảm nhận, bạn sẽ thấy cuộc đời khác đi từng giây, từng phút, từng ngày!
Bạn sẽ giàu có với ký ức!
Bạn sẽ trưởng thành!
Bạn sẽ trở thành một con người thú vị chứ không lặp lại chính bạn hôm qua!
Như loài bướm kia cần một cuộc lột xác, phá kén! Nếu không, chúng sẽ mãi mãi chỉ là một con sâu. Làm mồi cho lũ chim! Đến chết!
Ôi, những cánh bướm rực rỡ đến nhường kia! Bạn có muốn trở thành một trong số đó không? Hay bạn vẫn muốn làm sâu?
Nhà giàu, đến trường bằng ô tô, quý tử vẫn có thói quen ăn cắp vặt
Mặc dù gia đình có điều kiện, cuộc sống không thiếu bất cứ thứ gì nhưng con trai vẫn làm tôi 'muối mặt'.
Viết những dòng này, xin các độc giả cho tôi giấu tên bởi tôi quá xấu hổ. Tôi cũng không dám chia sẻ với ai nên đành nhờ mọi người cho tôi giải pháp.
Tôi kết hôn được 14 năm nay. Hai vợ chồng có con trai 13 tuổi và con gái 5 tuổi.
Chồng tôi là người đàn ông giỏi giang, thành đạt nên điều kiện kinh tế gia đình tôi khá tốt. Chúng tôi đang sống tại một chung cư cao cấp. Hai con tôi đều được học trường quốc tế với mức học phí không hề thấp.
Các con đến trường còn được lái xe riêng của chồng tôi đưa đón. Không chỉ vậy, do cuộc sống dư giả nên vợ chồng tôi rất chú trọng đầu tư cho con.
Chồng tôi mải làm ăn bên ngoài nên anh khuyên tôi nghỉ việc để lo chuyện cơm nước và chăm nom 2 con. Anh nói, ngày xưa gia đình khó khăn nên nay anh muốn các con anh không phải khổ cực như bố mẹ.
Ngoài việc học, việc ăn uống, vui chơi giải trí cho các con chúng tôi đều rất chú trọng. Dĩ nhiên các con - đặc biệt là con trai lớn, không thiếu một thứ gì.
Những năm trước, cháu đều rất ngoan. Dù học lực không quá xuất sắc nhưng cháu khá chăm chỉ và có kết quả tốt. Các thầy cô giáo luôn dành lời khen cho cháu khiến chúng tôi vô cùng hài lòng.
Vậy mà thời gian gần đây, cháu thường cãi lại lời mẹ. Mỗi lần tôi nói, cháu đều to tiếng: "Mẹ biết gì mà nói".
Tôi ngầm hiểu rằng, cháu chê tôi không tiếp xúc với bên ngoài nhiều, không kiếm ra tiền nên không có tiếng nói trong nhà.
Nhưng đó chưa phải là điểm khiến tôi lo lắng nhất. Gần đây, tôi phát hiện cháu có tính ăn cắp vặt.
Ban đầu là một số đồ dùng học tập ở lớp. Thấy cháu như vậy tôi còn nghĩ do cháu cầm nhầm vì chúng tôi không để cháu thiếu thứ gì.
Nhưng tần suất cháu lấy những đồ của người khác về nhà ngày một nhiều hơn. Từ những vật dụng nhỏ, cháu đã lấy cả đồng hồ của người bạn ngồi cạnh.
Phát hiện vụ việc, tôi bắt cháu lên trả lại cho bạn. Khi nói chuyện, cháu không chịu thừa nhận mà chỉ cho rằng: "Con thích nên mượn về vài hôm, sau đó đem trả".
Có lần, gia đình tôi sang nhà người bạn làm ăn lâu năm của chồng tôi để ăn tối. Mọi chuyện đều rất vui vẻ cho đến khi về nhà, tôi phát hiện con trai tôi cầm theo 1 lọ nước hoa. Tôi tra hỏi, con tôi mới thừa nhận đã lấy cắp lọ nước hoa trên phòng vợ của bạn chồng tôi.
Tôi vô cùng bàng hoàng, không hiểu con trai tôi cần nước hoa làm gì. Để tránh làm con mất mặt, tôi đã gọi điện cho gia đình người bạn và nói dối rằng, con gái tôi (5 tuổi) lúc vào phòng nghịch đã sơ ý cầm về. Sau đó tôi đích thân sang mang trả.
Lần này, tôi rất giận, yêu cầu cháu làm bản kiểm điểm với mẹ và hứa không tái phạm.
Chuyện này tôi chỉ giải quyết giữa 2 mẹ con vì nếu để chồng tôi biết, anh sẽ làm um lên. Anh nóng tính chắc chắn sẽ cho cháu một trận và cũng trách móc tôi "chỉ có ở nhà chăm con mà không nổi".
Tưởng như sau vụ đấy cháu đã biết rút bài học kinh nghiệm cho mình vậy mà mới đây nhất, cô giáo lại mời tôi đến trường. Cô giáo chia sẻ rằng, ở lớp xảy ra một số vụ mất cắp. Cô không dám khẳng định nhưng có bạn tố cáo với cô rằng có thể là con trai tôi lấy.
Vì vậy cô muốn mời tôi đến để nói chuyện. Nếu đúng, gia đình và nhà trường cùng hợp tác để khắc phục thói xấu của cháu.
Tôi về, lên phòng riêng để nói chuyện cùng con trai. Cháu phủ nhận hoàn toàn. Không chỉ vậy, cháu còn lớn tiếng trách tôi là mẹ mà không bênh vực, lại nghi ngờ con mình khi không có bằng chứng.
Trước sự việc, tôi vô cùng đau lòng. Tôi không dám làm to chuyện vì sợ cháu tự ái và làm chuyện dại dột nhưng nếu bao che cho cháu mãi, làm sao con tôi bỏ được tính xấu đó?
Xin độc giả cho tôi lời khuyên!
Thói quen khó bỏ của vợ tố cáo tội ác tàn nhẫn bị chôn vùi phía sau Vợ tôi là người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc, tôi quen em tình cờ trong một lần đi du lịch bụi cùng đám bạn thân. Ngay từ cái nhìn đầu tiên tôi đã bị em hoàn toàn chinh phục, đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã nhưng pha chút hoang dại của núi rừng. Em toát lên một sức...