Dùng smartphone an toàn, cách nào?
Trước tình trạng ngày càng nhiều smartphone bị tấn công bằng mã độc, chuyên gia bảo mật bày cách sử dụng smartphone an toàn.
Hình minh họa
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng công ty Bkav cho hay, tội phạm mạng đang tích cực sử dụng các mã độc tấn công điện thoại để tiến hành đánh cắp thông tin cá nhân và moi tiền từ thuê bao di động. Thống kê mới nhất của công ty An ninh mạng Bkav cho thấy 22,7% smartphone ở Việt Nam từng bị lây nhiễm mã độc.
Video đang HOT
Số lượng mã độc tấn công smartphone tăng nhanh thời gian qua. Mỗi ngày có 262.000 điện thoại bị nhiễm loại mã độc gửi tin nhắn SMS đến đầu số tính phí. Đây là các đầu số thu phí 15.000 VNĐ/tin nhắn, tính ra mỗi ngày người sử dụng Việt Nam bị “móc túi” số tiền khổng lồ lên tới 3,9 tỉ đồng.
Với phần mềm gián điệp, nguyên nhân bị cài đặt chủ yếu do người dùng bất cẩn cho người khác mượn điện thoại và bị người mượn cài vào máy. Cũng có những trường hợp phần mềm gián điệp đã được cài sẵn trong điện thoại tại các cửa hàng bán điện thoại.
Mã độc thường được tội phạm mạng phát tán kèm các phần mềm được nhiều người đang sử dụng như Flappy Bird, chém hoa quả. Tội phạm mạng sẽ lấy các phần mềm này về, tiêm mã độc vào và phát tán lại trên mạng. Người dùng khi tải nhầm phần mềm chứa mã độc này về vẫn có thể sử dụng bình thường nhưng đồng thời kích hoạt mã độc. Các mã độc này móc tiền người dùng bằng cách tự động gửi tin nhắn vào các đầu số và tính phí cao.
Ngoài ra, tội phạm mạng cũng thường phát tán mã độc kèm với các nội dung không lành mạnh như xem hình ảnh nóng, xem phim sex. Khi các nội dung này được tải về máy thì mã độc cũng được kích hoạt trong điện thoại.
Để hạn chế mã độc lây lan vào điện thoại, người dùng không nên cài đặt phần mềm ứng dụng từ các chợ cài đặt ứng dụng không rõ ràng, hạn chế tải về máy các phần mềm, hình ảnh, video có nội dung không lành mạnh. Ngoài ra nên sử dụng các phần mềm bảo mật dành cho smartphone. Các phần mềm này sẽ giúp phát hiện, ngăn chặn mã độc, phần mềm nghe lén xâm nhập vào điện thoại.
Theo VTV
Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác về an toàn thông tin
Ngày 25/6, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp An toàn thông tin Hàn Quốc (KISIA) tổ chức Diễn đàn An toàn thông tin (ATTT).
Tham dự Diễn đàn có 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực ATTT của Hàn Quốc cùng đại diện 120 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là cơ hội để doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, giao lưu tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh vực ATTT cũng như chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ ATTT trong bối cảnh nguy cơ về mất ATTT mạng như hiện nay.
Ông Moon Jae Woong, Chủ tịch KISIA cho biết, Hàn Quốc luôn phải đối mặt với hàng nghìn cuộc tấn công mạng mỗi năm. Vì thế, việc đầu tư và phát triển các dịch vụ, sản phẩm trong lĩnh vực ATTT luôn được chính phủ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt quan tâm, nhằm giúp bảo vệ người sử dụng hạn chế các nguy cơ bị tấn công trên môi trường mạng.
"Hiện ở Hàn Quốc có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ATTT. Chúng tôi không ngừng đầu tư và phát triển kỹ thuật để bảo vệ người dùng Internet. Tôi cho rằng đã đến lúc Việt Nam chú ý tới vấn đề ATTT để chủ động đối phó với mọi tình huống xấu vi phạm ATTT", ông Moon Jae Woong chia sẻ.
Chia sẻ tại Diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng vụ việc 14.000 điện thoại di động bị nghe lén gần đây cho thấy, cùng với những nỗ lực của ngành công nghệ thông tin trong nước, việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả công tác bảo mật và ATTT là giải pháp được nhiều doanh nghiệp trong nước hướng đến.
Theo Hà Nội Mới
Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2014 sẽ bổ sung số liệu về R&D Dự kiến trong Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2014 sẽ có số liệu thống kê chính thức về hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) liên quan tới lĩnh vực CNTT-TT tại Việt Nam. Vụ CNTT, Bộ TT&TT đang chuẩn bị thu thập số liệu và xây dựng Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2014. Dự kiến, Sách Trắng năm nay...