Dũng sĩ giúp Philippines trong vụ kiện ‘đường lưỡi bò’
“Chúng tôi muốn có người giỏi nhất”, Philippines tuyên bố như vậy khi tìm kiếm luật sư cho vụ kiện “đường lưỡi bò”, và họ đã chọn một người được mệnh danh là dũng sĩ diệt người khổng lồ, vì ông thường đại diện cho nước nhỏ đấu lại nước lớn.
Paul Reichler, trưởng đoàn luật sư của Philippines trong vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Ảnh: International Tribunal for the Law of the Sea
Luật sư Mỹ Paul Reichler tháng 8/1986đã đánh bại chính quê hương mình trong một vụ kiện mang tính biểu tượng, minh chứng cho việc các nước lớn không thể phớt lờ luật pháp quốc tế. Reichler đã giúp Nicaragua, một nước nghèo ở châu Mỹ Latinh thắng Mỹ trong vụ kiện về việc tài trợ phiến quân chống lại chính quyền cánh tả.
Gần ba thập kỷ sau, ông đại diện một nước nhỏ khác khởi kiện một siêu cường đang lên, hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của nước này. Được ví như “dũng sỹ diệt người khổng lồ”, Reichler là trưởng đoàn luật sư của Philippines trong vụ kiện lịch sử với Trung Quốc về “đường lưỡi bò” trước toà trọng tài quốc tế tại The Hague, Hà Lan. Ngày 7/7 – 13/7, tòa đã nghe phiên điều trần đầu tiên của Philippines và sẽ ra quyết định tòa có thẩm quyền thụ lý hay không trong năm nay.
“Toàn bộ đoàn luật sư của Philippines đều tin rằng Philippines có những luận điệu chắc chắn, cả về mặt thẩm quyền thụ lý và khả năng chiến thắng”, Reichler nói.
Chiến thắng lịch sử
Năm 1986, Nicaragua cáo buộc Mỹ tài trợ cho phe đối lập nhằm lật đổ chính quyền đảng Sandinista. Nước này còn cho rằng Mỹ đã đặt bom mìn tại các cảng và vùng biển của họ. Tòa án công lý quốc tế (ICJ) đứng về phía Nicaragua trong vụ kiện vì Mỹ đã vi phạm nhiều nguyên tắc, trong đó có “nguyên tắc cấm dùng vũ lực”. Toà án yêu cầu Mỹ trả cho Nicaragua 370,2 triệu USD nhưng Washington từ chối tuân theo phán quyết này.
Thẩm phán cấp cao của Toà án Tối cao Philippines, Antonio Carpio, cho biết Nicaragua đã kiến nghị lên Liên Hợp Quốc (UN), yêu cầu Mỹ phải tuân thủ phán quyết của ICJ, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhiều quốc gia khác. Sự việc tiến xa đến mức “Mỹ phải trả giá rất đắt về mặt danh tiếng”, Carpio nói.
“Mỹ cho mình là quốc gia tiêu biểu, là bên ủng hộ mạnh mẽ pháp trị, nhưng lại vi phạm luật quốc tế quá rõ ràng. Vào thời điểm đó, thế giới đã nói với Mỹ rằng ‘các anh vi phạm luật quốc tế’”, Carpio nói.
Mỹ cuối cùng trao cho Nicaragua gói viện trợ kinh tế 500 triệu USD. Tổng thống Nicaragua đề nghị quốc hội nước này bãi bỏ điều luật yêu cầu Mỹ bồi thường thiệt hại. “Cuối cùng giữa hai bên cũng có sự đồng thuận, theo cách giữ thể diện cho Mỹ”, Carpio nói. Và tác giả của kết quả này chính là Reichler.
Video đang HOT
Vai trò của ông trong vụ kiện này đã được truyền thông tán dương. Tháng 12/1984, Washington Post viết rằng ông Reichler chính là người làm nên một trong những chiến thắng đầu tiên của Nicaragua, khi ICJ khẳng định có thẩm quyền thụ lý vụ kiện. “Chiến thắng sơ bộ của Nicaragua trước Mỹ ở Toà Quốc tế được dẫn dắt bởi một luật sư không mấy tên tuổi ở Washington, người từng bỏ việc tại hai công ty luật danh giá, khi ông kiên quyết đại diện cho chính quyền Sandinista”, tờ này viết.
New York Times tháng 2/1988 viết rằng Reichler là “luật sư cho Nicaragua ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền đảng Sandinista”. Tháng 6/1988, tờ này tiếp tục có bài viết rằng: “Trong vòng 9 năm kể từ khi đảng Sandinista lên lãnh đạo ở Nicaragua, rất nhiều người Mỹ đã ủng hộ họ. Nhưng chưa ai có thể giành được sự tin tưởng tuyệt đối từ chính quyền này như Reichler, luật sư 40 tuổi, tốt nghiệp Đại học Luật Harvard”.
Giải thích lý do đại diện cho nước khác kiện chính nước mình, ông Reichler nói rằng vấn đề là Mỹ đã tài trợ và chỉ đạo phiến quân chống lại chính quyền Nicaragua. “Với tư cách là nguười Mỹ, cuộc chiến này phải chấm dứt. Nó phi pháp, phi nhân đạo, và đi ngược lại với lợi ích của nước tôi”, ông nói.
“Việc chính quyền tổng thống Reagan vi phạm luật pháp quốc tế với điều họ làm ở Nicaragua không chỉ là hành động sai trái mà còn đi ngược lại lợi ích quốc gia. Nó ảnh hưởng đến uy quyền của Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới. Nó làm suy yếu hệ thống luật pháp quốc tế, từ đó dung túng các quốc gia khác coi thường pháp luật mà không phải chịu trừng phạt”, ông Reichler nói thêm.
Dũng sĩ diệt người khổng lồ
Từ đó, Reichler được biết đến là người “đại diện cho nước nhỏ đấu lại cường quốc”. “Trước tòa án hoặc trước hội đồng trọng tài, nước nhỏ, dẫu yếu thế hơn về quân sự, tài chính, thương mại vẫn có cơ hội đấu lại các quốc gia lớn mạnh hơn nhiều”, Reichler nói về vụ kiện của Manila với Bắc Kinh.
Paul Reichler trở thành trưởng đoàn luật sư cho Philippines sau khi chính quyền Manila tổ chức một cuộc “tìm kiếm toàn cầu”. “Chúng tôi muốn người giỏi nhất”, một quan chức Philippines cấp cao nói với WSJ. Tạp chí luật American Lawyer gọi Reichler là “Ngài Toà án Thế giới”, vì ông góp mặt với tư cách luật sư tại 6 trong 15 vụ kiện chưa xử ở tòa này. Vụ kiện “đường lưỡi bò” của Philippines “khắc sâu thêm hình ảnh dũng sỹ diệt người khổng lồ độc đáo trong nền luật pháp quốc tế”, tạp chí này viết.
WSJ năm 2013 hỏi Reichler liệu công ty của ông có “lo lắng vì gây gấn với Trung Quốc” khi đại diện cho Philippines không. Reichler đã nhắc lại những vụ kiện trước đây và nói “tôi và các đồng nghiệp ở FoleyHoag chỉ có một sự lựa chọn: chiến đấu vì công lý hoặc tránh đối đầu với những quốc gia giàu có và hùng mạnh, những nước chúng tôi đáng nhẽ nên làm thân thay vì kiện họ, vì họ sẽ trở thành những khách hàng vô cùng tiềm năng”.
“Nhưng chúng tôi trở thành luật sư để chiến đấu cho công lý, chúng tôi chưa bao giờ chần chừ khi ra quyết định này”, ông Reichler nói.
Phạm Quang
Theo Rappler
Chân dung "dũng sĩ diệt khổng lồ" trên đường chín đoạn - P1
Trưởng nhóm luật sư của đoàn Philippines trong vụ kiện Trung Quốc liên quan vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, không ai khác chính là "dũng sĩ diệt khổng lồ" Paul Reichler, người từng đại diện cho Nicaragua đánh bại nước Mỹ trong một vụ kiện hồi giữa thập niên 1980.
Trưởng trạng sư của Philippines ông Paul Reichler.
Tháng 6/1986, vị luật sư trẻ mới bước vào tuổi 38 Paul Reichler đã "đánh bại" nước Mỹ trong một vụ kiện có tính chất quyết định, chứng minh ngay cả các nước lớn cũng không được phép vi phạm luật quốc tế. Chiến thắng đó được luật sư Paul Reichler mang về cho Nicaragua, một nước nghèo ở Mỹ Latinh khi quốc gia này theo đuổi vụ kiện chính quyền Mỹ cấp quỹ cho các phần tử nổi loạn chống chính phủ cánh tả sở tại.
Gần 3 thập kỷ sau chiến thắng vang dội đó, một lần nữa, "dũng sĩ diệt khổng lồ" lại đứng lên bảo vệ một quốc gia nhỏ khác trong cuộc chiến chống một siêu cường đang lên và trên thực tế là đối tác thương mại lớn thứ ba của quốc gia này. Từ ngày 7-13/7 vừa qua, ông dẫn đầu đ (PCA) ở La Haye (The Hague - Hà Lan) trong vụ kiện Philippines - Trung Quốc liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.
Hồi tháng 2/2014, khi trả lời vấn đề này, ông Reichler từng nói: "Tôi sẽ chỉ nói đơn giản rằng, toàn bộ đội ngũ tham gia vụ kiện tin rằng Philippines có một vụ kiện mạnh, cả về thẩm quyền và về lợi thế".
Con đường "dũng sĩ"
Paul Reichler, công dân Mỹ, hiện là một đối tác tại công ty luật FoleyHoag (Mỹ) có lịch sử 70 năm hoạt động, và là đồng chủ tịch của ngành trọng tài và tranh chấp quốc tế. Ông còn được biết đến với vai trò là người "đại diện cho các nước nhỏ chống nước lớn".
Tên tuổi của Reichler nổi lên vào năm 1984, chỉ 11 năm sau khi ông hoàn thành tấm bằng tiến sĩ luật với học lực khá tại trường Đại học Luật Harvard danh giá (1973). Vào thời điểm đó, trước Tòa Công lý Quốc tế (ICJ), ông đại diện cho chính phủ Nicaragua trong một vụ kiện mang tính lịch sử, chống lại nước Mỹ.
Trong vụ kiện này, Nicaragua cáo buộc chính phủ Mỹ cấp vốn cho lực lượng phản cách mạng để lật đổ chính quyền Sandinista, đồng thời cho rằng Mỹ đã đặt mìn ở các cảng và vùng nước thuộc quốc gia này.
ICJ đã đứng về phía Nicaragua bởi ngoài những điểm khác, Mỹ đã vi phạm "nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực", một trong 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Theo đó, tòa ra phán quyết yêu cầu Mỹ bồi thường cho Nicaragua 370,2 triệu USD. Tuy nhiên, Mỹ đã từ chối thực hiện phán quyết của tòa.
Phó Thẩm phán Cấp cao Antonio Carpio của Tòa Tối cao Philippines, một thành viên của đoàn Philippines tham gia vụ kiện Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn cho biết, trước việc Mỹ từ chối thực thi phán quyết của ICJ, Nicaragua đã đệ đơn lên Liên hợp quốc yêu cầu Mỹ phải tuân thủ phán quyết, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Kết quả là, diễn biến của vụ việc đi đến một giai đoạn "khiến nước Mỹ trả giá rất đắt trên phương diện danh tiếng".
"Mỹ tuyên bố là quốc gia tiêu biểu, là quốc gia số một bênh vực nhà nước pháp quyền, thế nhưng nước Mỹ lại ngang nhiên vi phạm luật quốc tế. Thế giới [vào thời điểm đó] nói với Mỹ rằng, &'Nước Mỹ vi phạm luật quốc tế' ". Trước áp lực quốc tế, Mỹ đã đi đến quyết định "trao cho Nicaragua 500 triệu USD trong gói hỗ trợ kinh tế". Về phía Nicaragua, Tổng thống yêu cầu quốc hội nước này "hủy bỏ luật yêu cầu Mỹ bồi thường thiệt hại". "Cuối cùng đã có một sự đồng thuận, theo cách giữ thể diện cho nước Mỹ", ông Carpio nói.
Và tác giả của tất cả những diễn biến trong vụ kiện Nicaragua - Mỹ, không ai khác chính là luật sư Paul Reichler. Vào những năm 1980, vai trò của ông Reichler trong vụ kiện Nicaragua - Mỹ xuất hiện với những lời tán dương trong các bài báo chân dung nhân vật.
Tháng 12/1984, tờ Bưu điện Washington đánh giá chính luật sư Paul Reichler là một trong những người đóng góp vào chiến thắng đầu tiên của Nicaragua bởi tòa ICJ đã đưa ra phán quyết có thẩm quyền với vụ kiện Nicaragua - Mỹ.
"Chiến thắng mở đầu của Nicaragua trước nước Mỹ tại Tòa Thế giới (ICJ) được dàn dựng bởi một vị luật sư ở Washington không tên tuổi, người đã bỏ việc tại hai công ty luật danh giá khi ông nhất quyết đại diện cho chính phủ Sandinista", tờ Washington Post viết.
Tháng 2/1988, tờ Thời báo New York đưa tin, ngay từ những ngày đầu của chính phủ Sandinista, ông Reichler đã đảm nhận vai trò là "một trạng sư cho chính phủ Nicaragua". Tháng 6/1988, tờ báo này tiếp tục đưa tin, trong vòng 9 năm kể từ khi [Mặt trận Giải phóng Dân tộc] Sandinista nắm quyền [ở Nicaragua], trong số nhiều luật sư Mỹ đến làm việc, chưa có ai "nhận được sự tin tưởng hoàn toàn như ông Reichler, vị luật sư tốt nghiệp Đại học Luật Harvard".
Trong một cuộc phỏng vấn, luật sư Paul Reichler từng nói: "Có một chuyện tôi coi như là một vấn đề nguyên tắc: Vấn đề đó là cuộc chiến tranh Mỹ hỗ trợ tài chính và chỉ đạo chống Nicaragua thông qua lực lượng phản cách mạng... Đối với tôi, trên tất thảy, với vai trò là một công dân Mỹ, cuộc chiến này phải chấm dứt. Cuộc chiến tranh này bất hợp pháp, vô đạo đức và đi ngược lại những lợi ích cao nhất của đất nước tôi".
"Tôi nghĩ rằng việc chính quyền Tổng thống Reagan trắng trợn vi phạm luật quốc tế như những gì đang làm ở Nicaragua không chỉ sai trái trong chính hành động này mà còn đi ngược lại những lợi ích cao nhất của nước Mỹ. Nó phí phạm uy quyền đạo đức của chúng ta trong vai trò một lãnh đạo thế giới, và với việc làm suy yếu hệ thống luật quốc tế, hành động này khuyến khích các quốc gia khác coi thường luật pháp mà không bị trừng phạt", ông nói.
(còn tiếp)
Theo Anh Minh/ Rappler
baotintuc.vn
Cựu Phó Đô đốc Nhật Bản "bóc" ý đồ Trung Quốc ở Biển Đông Trong hai ngày 22-23/7, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Quốc tế thuộc Đại học Meiji (Nhật Bản) đã chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề "Thúc đẩy hợp tác quốc tế vì hòa bình và ổn định tại vùng biển châu Á", trong đó tập trung bàn về tranh chấp Trong ngày làm việc thứ nhất, hội thảo...