Đúng – Sai về chuyện trinh tiết
Do ảnh hưởng của nhịp sống hiện đại, chuyện giữ gìn trinh tiết ngày càng giảm độ nghiêm ngặt khắt khe.
Triết lý “sống thử”, “sống gấp”, “sống tận tưởng” từ phương Tây về đến phương Đông đang được giới trẻ tận dụng triệt để.
Trong khi ở phía Đông mải mê với mốt “không coi trọng trinh tiêt” thì phía Tây, vào lúc này đã chuyển hướng, đang rộ lên trào lưu “giữ được trinh tiết mới là “sành điệu”".
Hai chữ “trinh tiết” ở trong tình trạng đầy mâu thuẫn, lúc thì người ta vì nó mà “làm to chuyện”, lúc thì nó bị bỏ rơi chẳng ai thèm đoái hoài. Thành ra mới có chuyện bi hài “giữ được trinh là do… không xinh” và “mất trinh là do… năng động”.
Cũng do những quan niệm tương phản mà giới teen dễ bị nhầm lẫn giữa thông tin đúng và sai.
Ở phương Tây, “lần đầu” xảy ra ở lứa tuổi trung bình từ 14 đến 15.
Video đang HOT
Người châu Á cho rằng phương Tây tự do đến mức “trẻ con 14-15 tuổi đã được thoải mái trải nghiệm chuyện ân ái”. Thực ra đa số họ ở lứa tuổi này chỉ trò chuyện cởi mở về tình dục. Các cậu bé trở nên thích thể hiện nam tính.
Giới teen biết đến “lần đầu” vào khoảng trung bình 17,4 tuổi. Những hiểu biết về giới tính phụ thuộc vào giáo dục gia đình, trình độ học vấn. Người học vấn càng cao càng chậm mất trinh.
Màng trinh thiếu nữ theo thời gian càng ngày càng dày lên, nếu họ để dành nó đến khi lớn tuổi, “lần đầu” sẽ rất đau.
Theo giải phẫu học, màng trinh dày hay mỏng phụ thuộc vào cơ thể mỗi người. Tuổi tác không ảnh hưởng đến độ co giãn của màng trinh.
Sinh hoạt tình dục sớm có hại cho sức khoẻ
Màng trinh có một chức năng quan trọng- làm barie tạm thời chống viêm nhiễm trong giai đoạn cơ thể (lứa tuổi 17-18) chưa hình thành vi hệ thực vật (microflora) bảo vệ. Lớp biểu mô ở tuổi này dễ bị tổn thương, khuẩn gây viêm nhiễm tấn công có thể dẫn đến vô sinh.
Để dành màng trinh lâu quá cũng có hại
Có một giai đoạn, nhiều bác sĩ cho rằng bệnh đau nửa bên đầu và da mụn là kết quả của tình trạng “màng trinh bị “dán tem”. Quả thật 2 bệnh trên liên quantương đối đến rối loạn hormone nhưng chắc chắn chúng không liên quan đến màng trinh. Một mặt nào đó có thể các bác sĩ đã suy ra từ tình trạng tâm lý bức bí của “gái lớn còn trinh”.
Những phụ nữ “thủ tiết” không bao giờ cần phải đi khám phụ khoa
Theo y học hiện đại, một bé gái nên được thăm khám tại bác sĩ phụ khoa và tiết niệu từ 6-7 tuổi. Phụ nữ bình thường nên có thói quen kiểm tra sức khoẻ sinh sản 6 tháng 1 lần. Thói quen này giúp chị em tránh được nhiều loại bệnh viêm nhiễm và u bướu phần phụ.
“Lần đầu” bao giờ cũng rất đau
Đó là cảm nhận chung nhưng trong một số trường hợp người nữ bị kích thích và hưng phấn (âm đạo mềm và đàn hồi), có thể không cảm thấy đau, thậm chí không có cả hiện tượng “chảy máu”.
Đối tác đầu tiên nên là người hơn tuổi và đã có kinh nghiệm
Không nhất thiết. Nếu gặp phải người hơn tuổi và kinh nghiệm nhưng không có nhiều tình cảm chắc sẽ còn gây cản trở cho “lần đầu”.
Bồn tắm nước ấm là địa điểm lý tưởng nhất cho “lần đầu’
Về lý thuyết nước ấm tạo độ khoan khoái nhưng chính nó làm mất đi độ ma sát tối thiểu. Nước có nồng độ clo cao cũng gây tác động không tốt.
Dùng bao cao su trong “lần đầu ” sẽ phiền nhiễu và khó khăn
Phiền có lẽ là do lúng túng chưa có kinh nghiệm sử dụng. Trên thực tế, bao cao su có chất bôi trơn – hỗ trợ nhiều cho cả hai đối tác.
“Lần đầu” không thể có bầu, “lần đầu” có thái độ khiên cưỡng cũng vậy
Thậm chí khả năng thụ thai rất cao, có đến 20 % thiếu nữ phải đi nạo hút vì bị “dính” ngay sau lần đầu. Nhiều chị em nghĩ, “lần đầu” mình sợ hãi và không thích thú thì chẳng thể rụng trứng- đây là một suy luận thiếu khoa học.
Theo Tiền phong online