Đừng quên dành tiền cho tuần mới, có gần 90 triệu cổ phiếu chào sàn
Trong đó có 63 triệu cổ phiếu ngành Logistic hàng không niêm yết trên HoSE.
Tuần mới từ 21/9 đến 25/9/2020 có hơn 88,5 triệu cổ phiếu mới sẽ lên giao dịch trên sàn chứng khoán, trong đó HoSE đón nhận hơn 63 triệu cổ phiếu và Upcom sẽ đón thêm 1 thành viên với 25,5 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch.
Hơn 63 triệu cổ phiếu ngành logistic hàng không niêm yết trên HoSE
Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho CTCP Tập đoàn ASG được niêm yết 63.044.964 cổ phiếu trên sàn HoSE với mã chứng khoán ASG. Ngày giao dịch đều tiên 24/9/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 30.000 đồng/cổ phiếu.
Tập đoàn ASG là doanh nghiệp hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, chủ yếu trong các dịch vụ khai thác ga hàng hóa, kho hàng hóa, bốc xếp, vận tải hàng hóa, dịch vụ suất ăn hàng không…
Tập đoàn ASG tiền thân là CTCP Dịch vụ Bưu chính Interserco – IPX – thành lập tháng 10/2010 với định hướng phát triển dịch vụ chuyển phát nhanh. Đến tháng 10/2012 công ty đổi tên thành CTCP Dịch vụ sân bay với định hướng tập trung hoạt động cung cấp các dịch vụ tại sân bay với 3 lĩnh vực chính là hàng hóa hàng không, dịch vụ kho bãi và các dịch vụ vận chuyển logistics khác.
Thương hiệu ASG được công ty sử dụng từ năm 2015, và bắt đầu mở rộng địa bàn hoạt động, trở thành cổ đông chiến lược của CTCP Dịch vụ sân bay Quốc tế Cam Ranh (CIAS), và đến tháng 3/2016 thành lập CTCP Dịch vụ sân bay Sài Gòn (ASGS), chính thức mở rộng và phát triển dịch vụ hàng hóa tại miền Nam.
Lần gần đây nhất, tháng 4/2020 công ty tăng vốn điều lệ lên hơn 630 tỷ đồng như hiện nay với tổng cộng 370 cổ đông. Hiện ASG có 11 công ty con và 2 công ty liên doanh liên kết. Tính đến 12/5/2020 Tập đoàn ASG có 2 cổ đông lớn là CTCP Đầu tư và tư vấn Long Thành (tỷ lệ 6,48%) và CTCP Giao nhận và kho vận Quốc tế (8,89%).
Kết quả kinh doanh, doanh thu hợp nhất năm 2018 đạt 644 tỷ đồng, và tăng trưởng 37,3% năm 2019 lên mức 884 tỷ đồng. Trong đó doanh thu dịch vụ hàng hóa hàng không chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Video đang HOT
Dù doanh thu năm 2019 tăng, nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 165 tỷ đồng, và giảm hơn 5% vào năm 2019, còn trên 156 tỷ đồng.
Sàn Upcom đón thêm 1 tân binh ngành thép mạ
Sở GDCK Hà Nội cũng đã chấp thuận cho CTCP Quốc tế Phương Anh được đưa 25,5 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên Upcom với mã chứng khoán PAS. Ngày giao dịch đầu tiên 21/9/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 12.000 đồng/cổ phiếu.
Trước đó cuối tháng 11/2018 Công ty đã từng nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên tháng 2/2020 công ty đã rút hồ sơ đăng ký niêm yết tại HoSE để tái cấu trúc công ty. Và lần này Quốc tế Phương Anh quyết định đăng ký giao dịch chứng khoán trên Upcom.
CTCP Quốc tế Phương Anh tiền thân là Công ty TNHH Inox Thành Nam, được thành lập năm 2010 với vốn điều lệ ban đầu 40 tỷ đồng, do công ty mẹ CTCP Tập đoàn Thành Nam sở hữu 100% vốn. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí, bán buôn các loại sắt thép không gỉ, kim loại màu, thép đặc chủng. Mục tiêu là gia công, cắt xẻ Inox và sản xuất ống inox…
Công ty chính thức đổi tên thành CTCP Quốc tế Phương Anh từ tháng 4/2016. Hiện ngoài các ngành nghề chính trên, công ty còn tham gia vào lĩnh vực bất động sản. Lần gần đây nhất, tháng 11/2015 công ty tăng vốn điều lệ lên 255 tỷ đồng như hiện nay. Từ đó đến nay Quốc tế Phương Anh chưa tiến hành tăng vốn điều lệ.
Về cơ cấu cổ đông, tính đến 4/5/2020 Quốc tế Phương Anh có 3 cổ đông lớn, đều là các cá nhân. 3 cổ đông lớn này nắm giữ 18,04% vốn điều lệ công ty.
Kết quả kinh doanh, doanh thu năm 2018 đạt 1.012 tỷ đồng, và tăng trưởng 10,7% vào năm 2019, lên 1.116 tỷ đồng. Phương Anh cũng đã báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 với doanh thu đạt 451 tỷ đồng. Dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận năm 2019 lại chưa đến 1 tỷ đồng, trong khi năm 2018 lãi sau thuế 18,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2020 Phương Anh đã ghi nhận lãi sau thuế 12,7 tỷ đồng chủ yếu nhờ khoản thu tài chính từ chuyển nhượng cổ phần.
Quỹ đầu tư từ Trung Quốc dồn dập đổ tiền vào chứng khoán Việt Nam
Nguồn vốn dồi dào từ Trung Quốc sẽ đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi mức định giá toàn thị trường rẻ và room ngoại có khả năng nới lỏng hơn trong tương lai gần.
Dồn dập lập quỹ
Gần đây, CTBC Vietnam Equity Fund đăng ký mua 21 triệu chứng chỉ quỹ VFMVN Diamond ETF từ ngày 7/9 đến 6/10 nhằm tăng sở hữu. Hiện quỹ ngoại chưa nắm giữ chứng chỉ quỹ này. Trong một thông báo khác, Quỹ đã mua vào 220.000 cổ phiếu Nhà Khang Điền (HoSE: KDH).
CTBC Vietnam Equity Fund là một tân binh trên thị trường vốn Việt Nam, được thành lập cuối tháng 8/2020. Quỹ thuộc sở hữu của CTBC Investments - một trong những công ty quản lý tài sản hàng đầu tại Đài Loan (Trung Quốc). Dragon Capital là đơn vị tư vấn cho quỹ mới này. Quy mô vốn cam kết ban đầu của Quỹ là 160 triệu USD (khoảng 3.700 tỷ đồng).
Dragon Capital cho biết sẽ hỗ trợ CTBC Vietnam Equity Fund xây dựng danh mục cổ phiếu niêm yết Việt Nam, cung cấp cho đội ngũ đầu tư này các nghiên cứu và khuyến nghị liên tục về cổ phiếu. Mục tiêu của quỹ là đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng niêm yết tại HoSE, HNX và chứng chỉ quỹ dành cho cổ phiếu kín room VFMVN Diamond ETF.
CTBC Investments là một thành viên của CTBC Financial Holdings, được thành lập bởi gia tộc Koo - một trong những gia tộc quyền lực nhất Đài Loan và giàu có nhất châu Á. Đây là một trong các tập đoàn tài chính hàng đầu Đài Loan quản lý 8 mảng kinh doanh gồm ngân hàng, chứng khoán, đầu tư mạo hiểm...
Tới cuối năm 2019, CTBC Financial Holdings có tổng tài sản hơn 207 tỷ USD. Một số cổ đông lớn của đơn vị này là Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore GIC, BlackRock Fund Advisor, Fubon Life Insurance, The Vanguard Group, Norges Bank...
Trong đó, Norges Bank (Ngân hàng trung ương của Na Uy) không xa lạ với giới đầu tư Việt Nam khi đã đầu tư 500 triệu USD vào hàng chục cổ phiếu blue-chip như VNM, DPM, HPG hay FPT từ năm 2013. Tính đến cuối năm 2019, Quỹ có khoảng 43 thương vụ đầu tư vào các mã cổ phiếu lớn như MWG, VHM, VCB... Tuy nhiên, Norges Bank luôn giữ tỷ lệ sở hữu không vượt quá 3% ở bất kỳ cổ phiếu nào, dù lớn hay nhỏ. Dragon Capital cũng là đơn vị quản lý danh mục đầu tư của Norges Bank tại Việt Nam.
Ngoài ra, một nhánh khác của CTBC Financial Holdings đã có mặt ở Việt Nam từ năm 2002 chính là Ngân hàng CTBC. Chi nhánh của ngân hàng này đặt tại TP.HCM, với thời hạn hoạt động 99 năm.
Trước đó, tháng 1/2020, Tianhong Asset Management, quỹ đầu tư do Ant Financial, thuộc tập đoàn của tỷ phú Jack Ma - Alibaba chi phối 51%, đã ra mắt quỹ đầu tư nội địa nhằm đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam mang tên China QDII. Trong vòng IPO, Quỹ đã huy động được 200 triệu nhân dân tệ (29 triệu USD). Theo thông tin ban đầu, Quỹ lựa chọn 30 cổ phiếu trong rổ VN30 để làm tham chiếu cho danh mục đầu tư và là quỹ đầu tư năng động.
Tianhong AM đang quản lý 48 quỹ thành viên kinh doanh các sản phẩm, gồm cả đầu tư vào dữ liệu lớn, trí tuệ thông minh... Đây là một nhánh của Alibaba Group, sở hữu nền tảng thanh toán lớn nhất Trung Quốc - Alipay. Ant Financial đã và đang mở rộng ra các thị trường châu Á và châu Âu. Một số thương vụ lớn như thâu tóm helloPay, đầu tư vào Paytm...
Tại Việt Nam, công ty thuộc hệ sinh thái của tỷ phú Jack Ma rộ lên tin cuối năm 2019 đã mua lại ví điện tử eMonkey (thuộc sở hữu của M-Pay), với tỷ lệ nắm giữ trên 50% cổ phần.
Tìm ngành có sự tăng trưởng dài hạn
Giới phân tích thị trường vốn cho rằng, Trung Quốc đang trên đà vượt qua Mỹ để trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Sự gián đoạn trên thị trường vì Covid-19 đã thôi thúc các quỹ đổ xô rót vốn vào chứng khoán và các quỹ đầu tư của Trung Quốc. Theo đó, việc huy động vốn và thiết lập quỹ mới dễ dàng hơn.
Dữ liệu của Shenzhen PaiPaiWang Investment & Management cho thấy, trong tháng 7/2020, số lượng quỹ mở mới tăng lên 1.500 quỹ, cao hơn so với nhịp độ 1.217 quỹ/tháng của 6 tháng đầu năm. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ ít nhất năm 2015.
Dòng vốn mới có thể tạo thêm cú huých cho thị trường chứng khoán trong nước và thị trường lân cận bên ngoài Trung Quốc. Tại Việt Nam, dòng vốn từ Trung Quốc sau khi tạo nên kỷ lục về vốn đầu tư trực tiếp trong nhiều lĩnh vực, cũng đã dồn dập đầu tư gián tiếp nhằm tìm kiếm thị trường ngách và dễ quản lý rủi ro hơn. Các quỹ đầu tư nói trên là minh chứng.
CTBC Vietnam Equity Fund tập trung vào các cơ hội tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong tương lai, lựa chọn các công ty đầu ngành hoặc công ty có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận, phân bổ vốn chủ động từng thời điểm, từng ngành để giảm thiểu rủi ro thị trường. Đó là lý do vì sao không có lĩnh vực nào có thể chiếm hơn 10% danh mục đầu tư của quỹ này.
Tại Việt Nam, Quỹ nhắm đến các ngành tăng trưởng nhanh như tiêu dùng nội địa, tài chính và bất động sản. Trong khi đó, Quỹ Tianhong Asset Management lại tìm cách đầu tư vào các doanh nghiệp, start-up thuộc hệ sinh thái thanh toán điện tử, thương mại điện tử, phân phối, bán lẻ, logistics...
Mặc dù các quỹ đầu tư đang rất kỳ vọng, song đại diện Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, việc kiểm soát dịch bệnh đóng vai trò quyết định đến tâm lý đầu tư, cũng như hiệu lực của các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Đây vẫn là yếu tố chính chi phối diễn biến dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Khu công nghiệp Tín Nghĩa dự kiến chào bán 14 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Ngày 24/9, CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (TIP) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2020 nhằm trình phương án phát hành cổ phiếu. Theo tài liệu, TIP sẽ trình phương án phát hành hơn 14 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cp. Nguồn tiền dự thu được hơn 140...