Dựng ‘pháo đài’ cách ly bệnh nhi sởi ở TP.HCM
“Ngay khi bệnh sởi gia tăng và nghe tin Hà Nội có ca sởi tử vong, trong này chúng tôi đã tổ chức lọc bệnh sởi, cách ly ngay lập tức. Có lẽ nhờ vậy mà diễn biến bệnh sởi vẫn trong kiểm soát” – một bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 chia sẻ.
Cách ly ngay từ khâu khám bệnh
Trong đợt kiểm tra công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhi sởi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 tại TP.HCM ngày 19/4, Bộ Y tế đã công nhận cách làm của các bệnh viện này là khá bài bản, chuyên nghiệp, cần nhân rộng.
Sởi được sàng lọc ngay từ khâu khám bệnh. Ảnh: Thanh Huyền.
Trao đổi với TS, bác sĩ Đặng Thị Kim Huyên, Phó trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã cho biết về cách tổ chức, điều trị sởi tại đây.
Theo đó, ngay khi nhận thấy bệnh sởi có dấu hiệu gia tăng và có ca tử vong ở Hà Nội, Ban giám đốc đã họp khẩn.
“Lãnh đạo bệnh viện cho lập ngay một phòng chuyên lọc bệnh sởi ở Khoa Khám bệnh với 40 bàn chuyên khám sởi. Khi bệnh nhân sởi có chỉ định nhập viện, phải qua một phòng sàng lọc nữa để xem có cần thiết tới mức nhập viện hay chưa”, bác sĩ Huyên cho biết.
Ngoài ra, phụ huynh đưa con tới khám sởi sẽ được tiếp nhận truyền thông 2 lần. Lần thứ nhất tại phòng truyền thông về bệnh sởi, lần thứ 2 được chính bác sĩ khám bệnh tư vấn, hướng dẫn.
Phụ huynh được chỉ cách nhận biết các dấu hiệu khi bệnh sởi biến chứng, dạy cách chăm sóc trẻ lúc bị bệnh tại gia, khuyên trẻ đi chích ngừa sởi ở y tế địa phương… Dù các bé bị phát ban tới khám, không phải sởi cũng được khuyên đi chích ngừa.
“Chúng tôi cố gắng hạn chế các ca nhập viện. Bởi sởi là bệnh do siêu vi, chủ yếu chăm sóc nâng đỡ về thể trạng. Có nhập viện thì bác sĩ cũng chỉ can thiệp, cho dùng kháng sinh nếu bệnh nhi bị biến chứng, còn tất cả trông chờ vào sức đề kháng của cơ thể.
Vì thế nếu chưa nặng nhập viện làm gì để còn bị lây nhiễm thêm nhiều bệnh nguy hiểm khác?”, bác sĩ Huyên nói.
Video đang HOT
“Sởi thì không lo, lo nhất là biến chứng hậu sởi. Vì thế chúng tôi dặn dò cha mẹ phải theo dõi kỹ khi con có các biểu hiện viêm phổi để nhập viện kịp thời. Nhắc nhở phụ huynh nhớ vệ sinh răng miệng cho bé thật kỹ, bởi khi bị sởi trong miệng trẻ lở loét, nếu không chăm sóc tốt sẽ xảy ra biến chứng”, bác sĩ Huyên nhấn mạnh.
Làm gì để tránh lây chéo
Việc tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân ngoại viện và khu vực điều trị cho bệnh nhân sởi nội trú được Bệnh viện Nhi Đồng 2 bố trí khá rạch ròi, bài bản.
Hãy bảo vệ trẻ bằng cách đưa con đi chích ngừa sởi. Ảnh: Thanh Huyền.
Trong Khoa Nhiễm của bệnh viện không chỉ có mỗi bệnh sởi mà còn nhiều loại bệnh khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu…
Chính vì thế, để tránh lây chéo sởi cho các bệnh nhi của khoa này, bệnh viện đã bố trí một “pháo đài” để cách ly hẳn với các bệnh nhi sởi.
Một dãy nhà trên lầu của Khoa Nhiễm được trưng dụng thành khu vực nội bất xuất, ngoại bất nhập, thậm chí còn bố trí nhà vệ sinh riêng. Phụ huynh chăm sóc con cái mình trong khu này phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, đúng cách.
Ngay cuối dãy nhà chuyên điều trị cho bệnh nhi sởi có một phòng bố trí nhân viên y tế túc trực 24/24h, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc, hỗ trợ, theo dõi biến chứng sởi cho các bệnh nhi.
Chỉ cần ca sởi nào vừa bị viêm phổi, lập tức được các bác sĩ cho sử dụng dụng cụ thở NCAP ngay.
Bác sĩ Huyên chia sẻ: “Dụng cụ trợ thở này khá đơn giản, giá thành chỉ bằng 1/10 máy thở và vô cùng hiệu quả khi trẻ mới viêm phổi nhẹ. Chờ tới lúc biến chứng nặng mới cho dùng máy trợ thở thì lúc đó tính mạng mấy bé chỉ có…trời cứu”.
Để khống chế được dịch sởi, các khoa của Bệnh viện Nhi Đồng 2 còn phải biết…”chia lửa” với nhau.
Các khoa không chuyển bệnh nhi về Khoa Nhiễm nữa, tự giải quyết vấn đề của khoa mình, để Khoa Nhiễm tập trung lo cho bệnh nhi sởi. Nhờ thế tình trạng lây chéo bệnh sởi trong bệnh viện là rất ít.
Khống chế dịch sởi không chỉ mỗi ngành y tế mà đủ, cần có sự hợp tác của người dân. Bác sĩ Kim Huyên kêu gọi các phụ huynh hãy cho con đi tiêm ngừa sởi. Ngành y tế đã chuẩn bị mọi nhân lực, vật lực, sẵn sàng phục vụ tại các trạm y tế địa phương.
Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận 20 ca sởi nhập viện. Hiện tại, Khoa Nhiễm của bệnh viện này đang điều trị cho 70 trường hợp mắc sởi. Sởi nguy hiểm nhất với trẻ dưới 12 tháng tuổi do cơ thể bé còn mong manh, sức đề kháng kém. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng phụ huynh ở phía Nam có thể yên tâm hơn vì virus sởi tại TP.HCM lành hơn ở Hà Nội.
Thanh Huyền
Theo VNN
Nhiều ca sởi diễn biến lạ
Có trẻ mắc sởi sáng nhập viện vẫn chơi đùa nhưng chiều đã thở gấp, tối phải vào thở máy. Thậm chí có bé rút được máy thở sau 10 ngày nhưng không ngờ sau đó tử vong.
Chia sẻ tại hội nghị tập huấn tăng cường công tác điều trị sởi ngày 22/4, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho rằng đây là điểm ông thấy lạ trong vụ dịch sởi năm nay.
Đến nay, khoa đã tiếp nhận hơn 160 ca sởi, trong đó đã có 8 ca tử vong. Ngay từ đầu vụ dịch, khoa liên tiếp nhận 3 ca sởi có diễn biến chỉ trong một ngày đã suy hô hấp rất nặng (1 ca tử vong). Các xét nghiệm chỉ tìm thấy sự hiện diện của virus sởi mà không có các tác nhân khác.
Theo phó giáo sư Dũng, điều rất lạ là virus sởi tấn công thẳng vào phổi, gây viêm phổi, suy hô hấp; trong khi thông thường phải sau khi sởi ban, trẻ mới bị các biến chứng viêm phổi. Cả 4 ca mắc sởi với bệnh trạng tương tự như vậy đều tử vong trong vòng 3-4 ngày đầu của bệnh.
Bệnh nhân mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Nghệ An. Ảnh: Hải Bình.
Tuy nhiên, 4 ca tử vong sau ông lại thấy lạ, trẻ cai được máy thở, các bác sĩ thở phào vì nghĩ trẻ đã sống được. Nhưng sau đó trẻ lại phải thở máy lại và tử vong.
"Có hai nguyên nhân khiến bệnh của trẻ nặng lên do cơ địa và bản thân con virus. Nhiều trẻ đã khám tổng thể không có bất cứ bệnh nền nào nhưng điều trị sởi rất dai dẳng, thậm chí tử vong. Điều này rất cần các nhà chuyên môn nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn", phó giáo sư Dũng nói.
Hội nghị thu hút được sự tham gia của rất nhiều bệnh viện. Nguyên nhân có lẽ vì con số tử vong cao bất thường của dịch năm nay cũng như có nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi - chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc sởi.
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, hiện Bộ Y tế giao cho Viện Vệ dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP HCM và các bệnh viện phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu về dịch sởi năm nay. Trong đó một nội dung quan trọng được đề cập là cân nhắc lịch tiêm chủng. Tiêm cho trẻ dưới 9 tháng là một sự thay đổi rất lớn, có thể phải tiêm nhiều mũi hơn. Quan trọng là phải quyết định đúng đắn. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi mắc sởi chiếm khoảng 11%.
Số ca mắc sởi tại nhiều tỉnh, thành có xu hướng gia tăng. Ảnh: Giang Chinh.
Không chỉ Hà Nội, TP HCM, các tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Nam... cũng ghi nhận xu hướng gia tăng các ca mắc sởi.
Từ tháng 2 đến nay, Nghệ An ghi nhận 218 ca mắc sởi, trong đó có 1 ca tử vong, 2 trường hợp nhiễm sởi kèm theo bệnh lý khác quá nặng đã được bệnh viện trả về gia đình. 9 ca nặng được chuyển lên tuyến trên. Ông Hoàng Văn Hảo, Phó giám đốc Sở y tế Nghệ An cho biết, sởi vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Nghành đã tham mưu cho ủy ban tỉnh cấp khẩn cấp 7 máy thở mới cho bệnh viện nhi. Sở đang triển khai kế hoạch tiêm sởi cho trẻ em toàn tình hoàn thành trước 6/5.
Tại Hải Phòng trong 2 tháng gần đây đã ghi nhận 80 ca sởi, một trường hợp tử vong. Nhiều ca bệnh diễn biến phức tạp, biến chứng nặng, tập trung nhiều ở trẻ dưới 18 tháng tuổi. Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh thời gian qua do chưa được tiêm vắcxin hoặc tiêm vắcxin không đủ liều. Tiến sĩ Trịnh Thị Lý, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết, bệnh sởi có dấu hiệu gia tăng song Hải Phòng vẫn cơ bản được kiểm soát tình hình bệnh.
Thanh Hóa cũng báo cáo có 71 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 12 ca dương tính. Trong quý 1, cả tỉnh chỉ có 32 ca sốt phát ban dạng sởi thì trong 21 ngày đầu tháng 4 đã có thêm 39 ca. UBND tỉnh cũng vừa có chỉ thị yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai công tác phòng, chống sởi đúng theo hướng dẫn và khuyến cáo của Bộ Y tế. Tỷ lệ trẻ tiêm phòng sởi ở Thanh Hóa đạt 75%.
Tại Hà Nam, theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, hiện trên địa bàn ghi nhận 29 trường hợp có biểu hiện mắc bệnh. Tính từ đầu năm đến nay, số trẻ được tiêm vắcxin ở tỉnh này là 6.000, đạt gần 87%. Bác sĩ Lê Quang Đoán, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, cho biết tại khoa có một số trường hợp nghi ngờ mắc sởi, ngay khi vào điều trị đã được cách ly để theo dõi tình hình bệnh, không có bệnh nhân nào biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng.
Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, điều quan trọng trong công khám chữa bệnh thời gian tới là không bỏ sót ca bệnh cũng như hạn chế chẩn đoán nhầm sởi với các bệnh khác.
"Tôi đã đi thăm Bệnh viện huyện Thạch Thất, Hà Nội và thấy họ lấy xét nghiệm 37 mẫu thì chỉ có 7 mẫu dương tính với sởi. Trong số 5 bệnh nhân nằm chung phòng thì chỉ có 1 trường hợp có dấu hiệu sởi rõ ràng, 4 ca còn lại đều dưới 9 tháng tuổi, không có dấu hiệu phát ban sởi. Nằm như thế nguy cơ lây sởi rất cao vì thế chúng tôi đề nghị cần cách ly có buồng riêng cho bệnh nhân sởi và những trường hợp nghi ngờ", tiến sĩ Phu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo ông các tỉnh cần thống nhất về mặt số liệu, không thể để tình trạng một tỉnh mà có đến 3 con số khác nhau. Bên cạnh đó, UBND, lãnh đạo Sở Y tế cần thường xuyên kiểm tra giám sát các đơn vị thực hiện. "Ở Việt Nam có vấn đề là không đi kiểm tra, đôn đốc thì làm không quyết liệt", tiến sĩ Phu nói.
Theo VNE
Công bố dịch sẽ ảnh hưởng chuyện đi lại, học hành Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cùng lúc đi kiểm tra việc phân tuyến điều trị sởi tại các bệnh viện Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới T.Ư, Thanh Nhàn, Đống Đa vào hôm qua 21-4. Theo ông Nguyễn Văn Kính - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, số bệnh nhân mắc sởi nhập...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lời hẹn dở dang của Thượng úy cảnh sát hy sinh khi đánh án ma túy

Vụ Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu: Quản lý thị trường vào cuộc

38 khối quân đội, công an lần đầu hợp luyện diễu binh ở TPHCM

Người dân đổ về trung tâm TPHCM xem hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4

Cháy tòa nhà Viet Tower 18 tầng ở Hà Nội

20 giờ hôm nay, TP.HCM hợp luyện diễu binh, diễu hành trên đường Lê Duẩn

Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân thất bại nhất đầu 2025 đụng đâu flop đó, cứ xuất hiện là bị khán giả đòi "cắt sóng gấp"
Hậu trường phim
23:57:24 18/04/2025
Phim vừa chiếu 40 phút đã đứng top 1 rating cả nước, nữ chính bùng nổ cõi mạng vì "đẹp dã man"
Phim châu á
23:51:46 18/04/2025
Hôn nhân kín tiếng của NSND Tấn Minh và NSND Thu Huyền
Tv show
23:41:02 18/04/2025
Vụ ma túy ở Quảng Ninh: Camera ghi lại cảnh ô tô rượt đuổi nhau
Pháp luật
23:40:17 18/04/2025
Tóc Tiên mặc nóng bỏng, Hồ Ngọc Hà tình tứ bên Kim Lý tại sự kiện
Sao việt
23:38:45 18/04/2025
David Beckham nhắn nhủ Victoria giữa ồn ào bất hòa trong gia đình
Sao âu mỹ
23:36:07 18/04/2025
'Tìm xác: Ma không đầu': Hồng Vân diễn gây ám ảnh, Tiến Luật 'nhạt'
Phim việt
23:34:14 18/04/2025
Vị thế của 'mợ chảnh' Jun Ji Hyun
Sao châu á
23:28:17 18/04/2025
Nga: Lệnh ngừng bắn vào cơ sở năng lượng Ukraine đã hết hạn
Thế giới
23:18:01 18/04/2025
1 Anh Tài bị tố đạo nhái NewJeans, phản hồi của ekip như "thêm dầu vào lửa"
Nhạc việt
22:26:31 18/04/2025