Đừng phải chết oan do chó dại cắn
Theo con số thống kê của ngành chức năng, gần bảy năm qua (từ năm 2013 đến cuối năm 2019), toàn tỉnh Nghệ An đã có 71 người chết do chó dại cắn.
Trong số này, đã có không ít người chết oan uổng khi bị chó dại cắn lại không đi tiêm thuốc phòng dại mà lại mù quáng đến chữa các thầy lang băm.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Nguyễn Xuân Hồng (đứng giữa) cùng đoàn công tác nắm bắt tình hình bệnh dại tại gia đình các nạn nhân ở huyện Nghi Lộc.
Chết oan
Cách đây hơn hai tháng, một bé trai bảy tuổi ở xã Mã Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) trong lúc nô đùa với một con chó lạ đã vô tình bị cắn nhẹ vào tay và chân. Nhưng vì chủ quan, gia đình đã không đưa đi tiêm phòng. Sau khi bé có một số biểu hiện bất thường, gia đình lại mang đến thầy lang cứu chữa. Khi được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An thì bệnh nhân đã lên cơn dại dẫn đến tử vong.
Vài tháng trước, cũng tại huyện Yên Thành, thầy giáo tên T. (45 tuổi) đã tử vong vì chó dại cắn. Người nhà nạn nhân cho biết, trước Tết Nguyên đán, ông T. bị một con chó thả rông cắn. Tuy nhiên, do chủ quan, nghĩ vào mùa đông chó ít bị mắc bệnh dại nên ông T. không đi tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Sau đó, ông T bắt đầu có các triệu chứng bất thường nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu, điều trị. Được các bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm virus bệnh dại ở giai đoạn nặng nên bệnh viện đã chuyển lên tuyến trên ở Hà Nội cấp cứu nhưng ông T. đã tử vong do bệnh chuyển biến nặng.
Đây là hai trong năm trường hợp bị tử vong do chó dại cắn ở Nghệ An trong năm tháng đầu năm 2020. Trong đó huyện Yên Thành hai người; Quỳ Châu, Kỳ Sơn và Thanh Chương mỗi địa phương một người.
Theo thống kê của ngành Y tế, tại Nghệ An, từ năm 2013 đến cuối năm 2019 đã có 71 người đã chết do bệnh dại; gần 3.000 người tiêm huyết thanh kháng dại và 70.000 người phải đi tiêm vắc-xin phòng dại do bị súc vật nghi dại cắn. Theo đánh giá của ngành chức năng Nghệ An, nguy cơ bị chó dại cắn gây tử vong có dấu hiệu gia tăng trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, thống kê từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã có gần 171 nghìn người bị phơi nhiễm phải đi tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Trước đó, trong năm 2018, cả nước cũng có tới 103 người tử vong vì bệnh dại, tăng 29 trường hợp so với năm 2017…
Hằng năm, trên thế giới, bệnh dại làm chết gần 60 nghìn người, chủ yếu là trẻ em ở các nước đang phát triển. Tính ra, cứ 15 phút thì có một người chết vì bệnh dại. Đây là thực tế đáng buồn của tình hình bệnh dại hiện nay.
Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh dại.
Video đang HOT
Tuyệt đối không đến thầy lang chữa chó cắn
Bệnh dại đã và đang gây ra nỗi đau khắp nơi, kéo dài dai dẳng nhiều năm. Trong khi đó nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế, chủ quan không đi tiêm phòng mà điều trị bằng thuốc nam nên khi phát bệnh dại thì vô phương cứu chữa.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn có rất nhiều thầy lang vườn hoạt động “chui” đang ngày đêm “hại chết người” bằng cách phòng, điều trị bệnh dại cho người bị chó, mèo cắn bằng thuốc nam.
Những cái chết vì bệnh dại luôn oan uổng và đau đớn khôn cùng. Nỗi ân hận mãi giằng xé người ở lại. Anh T.T.T – bố nạn nhân T.N.N ở xã Nghi Trường, Nghi Lộc (Nghệ An) day dứt: “Cháu nó học lớp 2. Gia đình không biết cháu bị chó cắn từ bao giờ. Người phát hiện triệu chứng bệnh của cháu là cô giáo ở lớp. Đau đớn và ân hận lắm vì chưa quan tâm nhiều đến con”.
Chung tâm trạng, anh N.V.T (43 tuổi) ở xã Nghi Thiết, Nghi Lộc (Nghệ An), chồng nạn nhân N.T.T buồn rầu: “T phát bệnh dại sau khi bị chó cắn khoảng một năm. Khi bị cắn, T có lên trạm y tế để khâu vết thương năm mũi nhưng lại không đi tiêm phòng mà cùng gia đình nuôi chó ra lấy thuốc nam của một thầy lang ở huyện Diễn Châu uống… “Lúc T bị chó cắn, tôi đã thiếu kiên quyết bắt đi tiêm phòng, anh T. ân hận.
Bác sĩ Võ Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nghi Lộc cho biết: Năm 2018, trên địa bàn huyện Nghi Lộc có tới bốn người tử vong do bệnh dại. Cả bốn trường hợp tử vong này sau khi bị chó cắn đều không tiêm phòng dại, và 3/4 trường hợp sử dụng thuốc nam để chữa trị mặc dù đã được nhân viên y tế tuyên truyền, khuyến cáo đi tiêm phòng.
Đáng buồn, trong thời đại công nghệ 4.0 mà có không ít người dân vẫn mù quáng, tin vào thầy lang băm có thể chữa được chó dại cắn. Đã có không ít gia đình, cứ có người nhà bị chó cắn là không mang đi tiêm phòng mà lại mang đến thầy lang chữa, rất chi là nguy hiểm. Bác sĩ Hoàng Ngọc Đàn ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, có trường hợp tử vong mới nhất ở Nghệ An, sau khi bệnh viện trả về, người nhà lại tiếp tục mang bé đến cứu chữa ở thầy lang.
Tuy nhiên, sau khi uống thuốc của thầy lang được ít giờ, cháu đã tử vong. Bác sĩ Đàn cho biết thêm, nhiều trường hợp sau khi bị chó cắn mang đến thầy lang chữa sau đó khỏi nên cứ đồn thổi “thầy lang chữa được bệnh chó dại cắn”. Nhưng trên thực tế, con chó cắn người đó không hề bị dại…
Cũng theo bác sĩ Đàn, bệnh dại thường gia tăng vào mùa hè. Thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng, đa số vài ba tháng, có người đến vài năm. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị chó cắn. Nơi bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Vì thế, những người bị chó cắn ở vùng đầu, mặt, cổ thì cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt, trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn.
Tiêm phòng vắc-xin dại cho chó, mèo cũng là cách phòng, chống bệnh dại hiệu quả nhất.
Để chủ động phòng, chống bệnh dại, các bác sĩ khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone, iodine; hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương, và đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Tuyệt đối không được tin, thầy lang có thể chữa được bệnh chó dại cắn, để phải bỏ mạng một cách oan uổng.
Một vấn đề cấp thiết nữa đặt ra đó là các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tỉnh Nghệ An phải vào cuộc một cách quyết liệt, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm và dẹp bỏ tận gốc những thầy lang băm, hoạt động “chui” đang ngày đêm “giết người” bằng cách phòng, điều trị bệnh dại cho người bị chó, mèo cắn bằng thuốc nam.
Bên cạnh đó, chúng ta phải tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, hễ gia đình nào nuôi chó mèo, đều phải tiến hành tiên phòng dại cho vật nuôi đó; những người nào nào bị chó, mèo cắm thì phải đi tiêm phòng dại ngay lập tức, tuyện đối không dến thầy lang băm để chữa bệnh dại…
Cảnh giác với bệnh dại
Do không phải là căn bệnh lan thành dịch nên người dân dường như "quên" mất căn bệnh dại và khá chủ quan khi bị chó, mèo cào hoặc cắn.
Bác sĩ Trần Minh Hòa, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh
Gần đây nhất, 3 người đàn ông ở các tỉnh Quảng Nam, Long An và Cà Mau đã tử vong sau 1-3 tháng bị chó, mèo cắn, cào xước chân tay. Để hiểu rõ hơn mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Trần Minh Hòa, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh.
* Hiện nay, chó, mèo đang là thú cưng của nhiều gia đình. Khi bị chó, mèo cào, người dân có bắt buộc phải đi tiêm ngừa không, thưa bác sĩ?
- Vài năm trước, tỉnh đã ghi nhận 1 ca tử vong do bệnh dại rất đau lòng. Bệnh nhân phát bệnh và tử vong sau hơn 3 năm bị mèo cắn vào bàn tay. Cụ thể, ông Lê Văn B. (ngụ ấp Hiệp Lực, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán) rơi vào tình trạng mệt mỏi, sợ gió, sợ nước, thở rít vài ngày liên tục. Thấy vậy, gia đình ông B. đã nhanh chóng đưa ông nhập viện... nhưng ông không thể qua khỏi vì đã lên cơn dại.
Theo lời kể của người nhà ông Lê Văn B., sau khi ông B. bị mèo cắn, người nhà đã sơ cứu và cầm máu bằng băng keo cá nhân cho ông. Vì chủ quan, ông B. không đi tiêm vaccine ngừa dại. Nhưng 3 năm sau, ông B. đã tử vong do vết cắn của con mèo nhà nuôi. Lúc ấy, mọi người trong gia đình đều hối hận nhưng đã muộn.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên tiếc nuối khi người thân chết vì bệnh dại do chủ quan không tiêm vaccine khi bị chó mèo cắn, cào. Khi bị chó, mèo cào hoặc cắn mà người dân không tiêm vaccine, khả năng bị bệnh dại là rất lớn.
Bệnh dại khi đã lên cơn thì không thể điều trị, gần như 100% là tử vong. Bệnh dại chỉ có thể dự phòng ngay từ đầu bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh dại và huyết thanh kháng dại. Đây là cách duy nhất để tránh mắc bệnh dại sau khi bị phơi nhiễm virus dại.
* Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2017 số ca phơi nhiễm dại ở tỉnh tăng vọt với gần 16 ngàn ca phải tiêm phòng dại do bị chó, mèo cắn (tăng gấp đôi so với năm 2015, 2016). Trong 6 tháng của năm 2019, toàn tỉnh đã ghi nhận gần 12 ngàn ca phải tiêm phòng dại (tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2018). Như vậy, số ca bị mèo, chó cắn có xu hướng tăng. Theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
- Những năm gần đây, số người dân tiêm vaccine phòng dại tăng lên đáng kể, trong đó có nhiều trường hợp phải tiêm cả huyết thanh kháng dại do vết thương nguy hiểm, con vật cắn lên cơn dại hoặc có triệu chứng dại; chưa ghi nhận ca tử vong.
Qua kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, hầu hết các bệnh nhân tử vong là do chủ quan và thiếu kiến thức về bệnh dại. Sau khi bị chó, mèo cắn, họ không đến cơ sở y tế để tiêm vaccine phòng bệnh dại. Một số người dân còn cho rằng, tiêm vaccine phòng bệnh dại sẽ bị nóng trong người, giảm trí nhớ. Điều này là không đúng.
Bên cạnh một số người dân chủ quan không tiêm vaccine phòng bệnh dại khi bị vật nuôi cắn, cũng có bệnh nhân chủ động đi tiêm phòng, nhưng nhiều người lại không tiêm đủ liều, không đúng theo quy trình. Số bệnh nhân bỏ mũi đa số rơi vào đồng bào vùng sâu, vùng xa; điều kiện kinh tế khó khăn hoặc chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại.
Một nguyên nhân nữa là người dân không tự giác chấp hành quy định tiêm phòng bắt buộc cho vật nuôi, chính quyền địa phương lại không có chế tài xử lý nên tỷ lệ tiêm phòng luôn đạt thấp.
Số ca phơi nhiễm với bệnh dại trong những năm gần đây đang có chiều hướng gia tăng trở lại. Năm 2013, cả nước có hơn 100 ca tử vong do bệnh dại. Số ca tử vong do bệnh dại còn lớn hơn cả số ca tử vong do sốt xuất huyết. Phần lớn các trường hợp tử vong đều chưa được tiêm vaccine ngừa bệnh dại. Từ năm 2018, bệnh dại đột ngột có diễn biến phức tạp với số người tử vong do dại là 103 ca, tăng hơn so với năm 2017 là 29 ca. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước ghi nhận 46 người đã chết vì bệnh dại tại 24 tỉnh, thành phố.
* Trước tình hình số vụ chó, mèo cắn đang gia tăng, ông có khuyến cáo gì với người dân?
- Thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh dại trên đàn chó, mèo. Vì vậy, người dân cần chủ động phòng chống bệnh dại trên người và động vật bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
- Đối với người bị chó, mèo cắn, cần nhanh chóng rửa sạch tât ca cac vêt cắn trong 3 lần, mỗi lần 5 phut dưới vòi nước sạch vơi xà phòng, hoăc rửa nươc sach rồi sau đó sat khuân băng cồn đê làm giảm thiêu lượng virus dại tại vêt căn. Người dân co thê sư dung cac chât khư trung thông thường như: rươu, xa phong cac loai, dâu gôi, dâu tăm đê rửa vêt thương ngay sau khi bi chó, mèo căn. Người dân cần tránh lam giâp nat thêm vêt thương hoăc làm tôn thương rông hơn; tranh khâu kín ngay vết thương.
Sau khi bị chó, mèo cào, cắn, người dân cần tiêm vaccine để phòng bệnh dại (ảnh minh họa). Ảnh: K.Ngọc
Điều quan trọng, sau khi bị chó, mèo cào, cắn, người dân cần tiêm phòng vaccine ngừa dại càng sớm càng tốt, tiêm đủ 5 mũi trong vòng 28 ngày.
- Đối với chó, mèo cần phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ hằng năm; phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không thả rông chó ngoài đường; khi dắt chó ra nơi công cộng phải chú ý không để chó cắn người. Nếu chó, mèo có dấu hiệu của bệnh dại như: hay bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, bỏ ăn, nuốt khó, sốt, mắt đỏ ngầu, giãn đồng tử, chảy nước dãi, sùi bọt mép... cần báo ngay với cơ quan thú y gần nhất. Chó, mèo chết do mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại phải đem chôn đúng nơi quy định hoặc đốt xác.
* Xin cảm ơn bác sĩ!
Khánh Ngọc (thực hiện)
Theo baodongnai
Phẫu thuật thành công cho trẻ sơ sinh bị bệnh thoát vị màng não tủy hiếm gặp Thoát vị màng não tủy là một căn bệnh hiếm gặp ở trẻ. Phát hiện bệnh và điều trị kịp thời sẽ hạn chế các biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra ở trẻ. Thoát vị màng não tủy là một căn bệnh hiếm gặp, xảy ra do những khuyết tật bẩm sinh ở ống sống (là khoang rỗng của các đốt...