Dùng nước mưa uống hay nấu ăn có an toàn không?
Nước mưa có thể được sử dụng cho nhiều mục đích sinh hoạt, từ uống, nấu ăn, tắm đến rửa xe, tưới cây. Thế nhưng, dùng nước mưa để uống hay nấu ăn có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.
Với mỗi hộ gia đình, lợi ích rõ ràng nhất khi dùng nước mua là giảm được hóa đơn tiền nước mỗi tháng. Nước mưa rất phù hợp để sử dụng cho các mục đích như tưới cây cảnh, rửa xe, tắm hay giặt quần áo.
Nước mưa có thể dùng cho các mục đích như tưới cây, rửa xe nhưng cần tránh dùng để uống, nấu ăn hay đánh răng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trên thực tế, nước mưa có thể được dùng để uống và nấu ăn. Tuy nhiên, muốn sử dụng an toàn thì cần phải xử lý thêm bằng cách lọc hoặc đun sôi để loại bỏ mầm bệnh, sinh vật gây hại trong nước mưa.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nếu có nước máy, nước đóng chai thì hãy ưu tiên sử dụng thay vì dùng nước mưa để uống, nấu ăn hay đánh răng. Nguyên nhân là do nước mưa thường được lấy từ mái nhà rơi xuống. Vì vậy, chúng có thể chứa phân chim, bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng và hóa chất gây bệnh.
Không những vậy, nước mưa sẽ có tính a xít cao hơn nước máy. Độ pH của nước mưa sẽ dao động từ 5.0-5.5. Trong khi đó, các loại nước dùng cho ăn uống sẽ có độ pH từ 6.5 đến 8.5. Độ pH trong nước mưa ở các khu vực ô nhiễm không khí thậm chí còn thấp hơn, tức tính a xít sẽ cao hơn.
Video đang HOT
Do đó, CDC Mỹ khuyến cáo người dân sinh sống trong các thành phố lớn không nên dùng nước mưa để uống hay nấu ăn, đặc biệt là với nhóm có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ em hay mắc một số bệnh mạn tính, theo Healthline.
Bác sĩ chỉ cách dùng tía tô và mật ong để hỗ trợ giảm cân
Tôi nghe nói đun lá tía tô trộn với mật ong uống sẽ giảm cân, giải độc cơ thể phải không ạ? Xin bác sĩ chỉ dẫn cách thực hiện với ạ. (T.V.P, ở TP.HCM).
BS-CKI. Nguyễn Thị Diễm Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, trả lời: Trong hầu hết các gia đình người Việt, tía tô và mật ong là những loại thực phẩm quen thuộc, được sử dụng nhiều từ nấu ăn đến chữa bệnh và làm đẹp.
Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác ̣bao gồm lượng nhỏ hỗn hợp các axit amin, các loại vitamin và các chất chống oxy hóa. Tầm quan trọng về mặt y học của mật ong đã được ghi nhận trong các tài liệu y học trên thế giới là có đặc tính kháng khuẩn cũng như hoạt động chữa lành vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng, hoạt động chống oxy hóa. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo tác dụng có lợi của mật ong trong việc đảo ngược hội chứng chuyển hóa thông qua các tác dụng chống vi khuẩn, hạ đường huyết, hạ natri máu và hạ huyết áp. Tác dụng điều trị của mật ong phần lớn phụ thuộc vào hàm lượng polyphenol và flavonoid có trong mật ong. Polyphenol, chẳng hạn như axit caffeic, được biết là có đặc tính chống tăng lipid máu, giảm trọng lượng cơ thể và khối lượng chất béo.
Tía tô được trồng phổ biến khắp nơi để làm rau gia vị và làm thuốc như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam... Tía tô chứa 0,3 - 0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), có tác dụng ức chế một số vi khuẩn đường ruột như vi khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng, tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng nhu động ruột dạ dày. Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, thơm, tính ôn, quy kinh chủ trị cảm mạo phong hàn (sốt, nhức đầu...), giải độc, hỗ trợ điều trị bệnh gout và các bệnh xương khớp. Theo một số nghiên cứu ghi nhận, chiết xuất lá tía tô cải thiện tình trạng béo phì và rối loạn lipid máu do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra.
Với nhiều công dụng nêu trên, có thể phối hợp tía tô và mật ong để hỗ trợ giảm cân và giải độc cơ thể. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp kiên trì thực hiện nhưng vẫn không mang lại kết quả như ý, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ cơ địa, lượng mỡ thừa quá nhiều hoặc sai phương pháp.
Cách thực hiện
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 100 g lá tía tô tươi hoặc 5-10 g tía tô khô
- 2 muỗng canh mật ong
- 2 lít nước lọc
Lá tía tô sau khi mua về mang ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu. Sau đó, rửa sạch lại với nước, vớt ra rổ cho ráo nước. Cho 1 - 2 lít nước vào nồi đun sôi, vò nát lá tía tô cho vào, đậy kín nắp khoảng 3 phút thì tắt bếp, để nước nguội bớt. Tiếp theo, thêm mật ong vào rồi trộn đều, cho vào bình thủy tinh đặt vào ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày.
Những lưu ý cần biết
Mặc dù nước tía tô mật ong mang tới những tác dụng trong việc giảm cân, tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần nắm rõ những nguyên tắc nhất định. Có như vậy, hiệu quả đạt được mới tối ưu, đồng thời đảm bảo an toàn.
- Cần tránh pha mật ong với nước quá nóng hoặc đun sôi nhiệt độ cao. Điều này sẽ khiến các dưỡng chất bị phá hỏng, không mang lại hiệu quả giảm cân như mong muốn.
- Theo nghiên cứu, 100 ml mật ong có tới 304 calo, do vậy sử dụng quá nhiều là điều không tốt. Do vậy liều lượng mật ong thích hợp là từ 30 - 50 ml/ngày. Việc dùng mật ong với hàm lượng lớn sẽ khiến cơ thể gặp phải một số vấn đề như:
Có thể gây ra co thắt dạ dày, táo bón, đầy hơi do trong mật ong có lượng đường fructose cao, cản trở khả năng hấp thụ dưỡng chất của ruột non.
Có thể gây cảm giác mệt mỏi, chán ăn.
Mật ong chứa Botulism - nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Việc dùng nhiều mật ong sẽ khiến lượng Botulism nạp vào cơ thể nhiều hơn, tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới chức năng hô hấp, ngộ độc,...
- Người bị cảm nắng hay các loại bệnh do phong nhiệt gây ra không dùng
- Người hư nhược, suy yếu lâu ngày không dùng.
9 cách đốt cháy calo đơn giản chỉ với công việc nhà hằng ngày Dưới đây là 9 cách đơn giản giúp bạn đốt cháy calo chỉ bằng cách làm những công việc nhà hằng ngày. Hút bụi thảm và lau sàn nhà: Đẩy di đẩy lại máy hút bụi của bạn xung quanh mọi ngóc ngách trong ngôi nhà đòi hỏi một lượng lớn calo. Hút bụi trong 30 phút sẽ đốt được 99 calo nếu...