Dùng nước hoa theo cách này có thể gây vô sinh
Nhiều chị em nghĩ rằng dùng nước hoa cho “cô bé” sẽ khiến vùng cơ thể này có mùi dễ chịu và cuốn hút hơn. Nhưng thực tế, thói quen này cực kì có hại, thậm chí gây vô sinh.
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung ( Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), vài năm gần đây phong trào xịt thơm “ vùng kín” trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Nhiều chị em phụ nữ tìm đến nước hoa xịt thơm “vùng kín” để mong sở hữu “vùng kín” thơm tho hơn, để tự tin hơn trong cuộc sống và nhất là “chuyện ấy”. Nhưng chính bản thân bà cũng phải tiếp nhận rất nhiều ca mắc bệnh, tìm đến phòng sản phụ khoa để cầu cứu chữa khỏi chứng viêm nhiễm do tự ý xịt thơm “vùng kín”.
Theo BS Dung, trong các sản phẩm tạo mùi thơm thường chứa những hóa chất độc hại như benzen, este… khi tác động vào “vùng kín” sẽ làm môi trường pH bị ảnh hưởng. Trong khi đó, bản thân môi trường âm đạo luôn có cơ chế tự cân bằng, việc tác động như này sẽ dẫn đến mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, dẫn đến các chứng bệnh viêm nhiễm phụ khoa, thậm chí gây vô sinh.
Còn theo BS Trần Vũ Quang, BV Phụ sản TƯ, vùng kín phụ nữ thường có mùi nhẹ vì đây là bộ phận có tiết dịch sinh lý cơ thể và có bộ phận tiết niệu nằm gần nhau.
Ngoài ra, vì liên quan đến hoạt động tình dục nên độ ẩm của âm đạo có thể tăng lên, thường xuyên ẩm ướt. Từ đó mà phụ nữ cũng rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, ngứa rát, mùi hôi.
Bên cạnh đó, vấn đề trên cũng phụ thuộc đến một số thói quen, hành động chưa đúng của phụ nữ. Điển hình như việc vệ sinh không đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp, thụt rửa âm đạo, bôi các sản phẩm dược mỹ phẩm gây kích ứng da vùng âm hộ.
Phụ nữ có thói quen mặc đồ lót chật chội, ẩm ướt hay quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt không vệ sinh sạch sẽ trước và sau quan hệ, mất cân bằng nội tiết tố khiến cho môi trường âm đạo thay đổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên căng thẳng, stress… cũng là những tác nhân xấu đến vùng nhạy cảm.
Hiện tượng vùng kín có mùi nhẹ thì đây là dấu hiệu bình thường, nhưng nếu “cô bé” có mùi nặng, khó chịu như nhiều người mô tả như mùi cá và đi kèm với một số triệu chứng khác như ngứa ngáy, nóng rát, kích ứng hoặc dịch tiết âm đạo, đi tiểu dắt, tiểu buốt, xuất hiện các vết loét, chảy dịch mủ… thì đó là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe không bình thường.
Video đang HOT
Trong trường hợp âm đạo bình thường, sự cân bằng trực khuẩn trong âm đạo có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh bên ngoài. Xịt nước hoa ở “vùng kín” hoặc dùng băng vệ sinh có mùi thơm rất dễ kích thích những tấm lá chắn này, từ đó làm cho chúng mất đi chức năng phòng ngự, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Khi bị bệnh, thay vì dừng thói quen này thì nhiều người càng thực hiện “tích cực” hơn. Điều này càng khiến vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nhanh, bệnh trở nên trầm trọng và khó điều trị.
Khi âm đạo hoàn toàn khỏe mạnh bình thường có nghĩa là sự cân bằng trực khuẩn trong âm đạo sẽ ngăn ngừa vi khuẩn bên ngoài xâm nhập gây bệnh. Xịt nước hoa vào “vùng kín” chẳng khác nào là chất kích thích lớp bảo vệ này, làm chúng mất đi chức năng phòng ngự, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Có một điều đáng lưu ý nữa là khi xuất hiện những hiện tượng này, nhiều chị em càng sử dụng nhiều hơn, khiến vi khuẩn gây hại càng sinh sôi nhanh và nhiều hơn, tình trạng sức khỏe “vùng kín” ngày càng trở nên trầm trọng, rất đáng sợ.
Theo Khám phá
Phụ nữ châu Á mắc hai sai lầm cực kỳ lớn khiến bệnh ung thư vú trở nên nghiêm trọng
Một chuyên gia hàng đầu về ung thư vú đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người phụ nữ coi thường căn bệnh này chỉ vì những hiểu lầm tai hại.
Không ít phụ nữ thường nghĩ bản thân sẽ không bao giờ nằm trong số những người mắc ung thư vú vì đây là một tỉ lệ hiếm hoi nhưng thực tế không phải vậy. Tại Hong Kong, ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất, đồng thời xếp thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong tại đất nước này. Vậy nên hãy thực hiện một cuộc kiểm tra ngực để đảm bảo bản thân an toàn khỏi căn bệnh ung thư vú.
Tiến sĩ Polly Cheung, chuyên gia về phẫu thuật nói chung và là người sáng lập ra Quỹ Ung thư Vú Hong Kong nhấn mạnh rằng cô và các bác sĩ khác đã gặp nhiều trường hợp "ung thư xâm lấn" có thể gây tử vong cao hơn. Ung thư vú xâm lấn là một loại ung thư có thể lây lan vào hệ thống bạch huyết và máu, và các cơ quan khác.
Theo báo cáo năm 2016 của Tổ chức ung thư vú ở Hong Kong cho thấy 3.524 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú xâm lấn vào năm 2013 so với 517 trường hợp mắc ung thư không xâm lấn.
Cheung cho biết nguyên nhân đằng sau mức tăng nguy cơ mắc ung thư là khác nhau, nhưng thủ phạm chính là ở lối sống thành thị.
Người dân thành thị ít vận động hơn, có khuynh hướng tiêu thụ nhiều thịt và chế độ ăn có chứa chất béo cao. Hơn nữa môi trường tại các thành phố lớn cũng bị ô nhiễm cao hơn, từ đó tăng khả năng gây ra ung thư cao.
Ngoài ra, theo tiến sĩ Cheung đôi khi chính những suy nghĩ sai lệch của hầu hết phụ nữ châu Á về căn bệnh này đã khiến nhiều người chủ quan và cho tới khi bệnh chuyển biến xấu mới tìm tới bác sĩ.
1. Không có tiền sử gia đình bị ung thư vú thì bạn sẽ không bị bệnh
Kiểm tra di truyền là một xu hướng trên toàn thế giới và Hong Kong cũng không ngoại lệ, vì các bác sĩ luôn ủng hộ và khuyến khích phụ nữ kiểm tra sự đột biến gen BRCA 1 hoặc 2.
Những người bị đột biến gen có nguy cơ ung thư vú và buồng trứng cao bất thường. Hóa trị liệu trước khi dùng thuốc có thể giúp bệnh nhân ung thư không phải phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng di truyền là yếu tố quyết định của ung thư vú.
Tiến sĩ Cheung cho hay bệnh nhân bị mắc ung thư vú thường xuyên thắc mắc rằng liệu họ có thể truyền bệnh cho con, trong khi những người khác lại phủ nhận việc họ có bệnh vì trong gia đình không có người mắc.
Tiến sĩ Cheung nói: "Hơn 90% những người mắc bệnh ung thư vú trong thành phố không có người thân trong gia đình mắc bệnh, và chỉ có 10% phụ nữ bị ung thư vú có các thành viên trong gia đình, như anh chị em ruột cha mẹ, bị ung thư vú".
Bà lo ngại rằng nhiều phụ nữ không có tiền sử gia đình bị bệnh sẽ chủ quan, không khám thường xuyên và thường bỏ qua các dấu hiệu về ung thư vú. Theo thống kê tỷ lệ mắc ung thư vú ở Hong Kong là 1/17 phụ nữ.
2. Phụ nữ ngực nhỏ hơn có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn
Kích cỡ vòng một không quyết định khả năng ung thư vú. Số liệu thống kê của Tổ chức ung thư vú cho thấy hơn một nửa số bệnh nhân ung thư vú được chẩn đoán ở Hong Kong có kích cỡ ngực thuộc cúp B (chênh lệch đỉnh và chân ngực từ 14-16cm) hoặc nhỏ hơn.
"Hầu hết phụ nữ châu Á đều có mô ngực dày hơn phụ nữ phương Tây, nhưng điều đó sẽ gây khó khăn hơn khi phát hiện khối u trong các xét nghiệm," Cheung nói. "Phụ nữ có bộ ngực nhỏ cũng có thể bị ung thư."
Ngày nay, số lượng phụ nữ trẻ bị ung thư vú ngày càng tăng. Xu hướng đáng ngạc nhiên này được quan sát ở nhiều nơi trên thế giới, không chỉ ở Hong Kong.
Bà Cheung cho rằng hiện tượng này là do nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn uống kiểu phương Tây, và sự phơi nhiễm nhiều hơn với chất gây ung thư của phụ nữ trong thời hiện đại từ mỗi trường ô nhiễm và hóa chất trong các sản phẩm làm đẹp.
Theo Khám phá
Các chị em nên cảm thấy may mắn nếu không gặp phải những vấn đề "vùng kín" này Phụ nữ được tạo hoá ban tặng một món quà đặc biệt, giúp mỗi chị em hoàn thành thiên chức làm vợ, làm mẹ. Tuy nhiên, đôi khi "vùng nhạy cảm" đó lại không được khỏe mạnh như mong muốn. Các vấn đề thường gặp ở âm đạo, đôi khi tưởng chừng như rất nhỏ, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến đời...