Dùng nhiều cam thảo có thể loạn cơ, loạn tim
Cam thảo là vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh. Tuy nhiên, cam thảo chỉ phát huy được tác dụng nếu dùng đúng cách. Nếu dùng nhiều một lúc có thể gây chứng loạn cơ và rối loạn nhịp tim.
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong Đông y và được các danh y tôn vinh là quốc lão, nghĩa là vị thuốc có công lao rất lớn. Vì có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên cam thảo có mặt trong hầu hết các thang thuốc, với vai trò điều hoà các vị thuốc, kéo dài thời gian tác dụng và làm giảm độ độc của các vị thuốc khác.
Theo các dược sĩ, trong y học cổ truyền, người ta vẫn sử dụng 3 loại cây cam thảo. Trong đó có cam thảo Nam có tác dụng điều trị tiêu độc, trị bệnh đường tiêu hóa, dạ dày, trị ho.
Video đang HOT
Một loại cam thảo nữa mà dân gian hay dùng là cam thảo Bắc, loại này chúng ta không trồng được và đa số là nhập về. Chất tạo nên vị ngọt của cam thảo Bắc cũng đóng vai trò là một tá dược, dẫn thuốc đi về các kênh, đi đến các cơ quan để được điều trị. Nó còn có tác dụng hòa hoãn, tức là làm bớt tính nhiệt của một vị thuốc nhiệt quá, hoặc làm bớt tính mát của một vị thuốc mát quá. Ngoài ra, cam thảo Bắc còn được dùng trong những bài thuốc trị họ, trị bệnh đau dạ dày, những bài thuốc bổ, hoặc có tác dụng giảm đau.
Vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng trong cam thảo có chứ 6 – 14% glycyrrhizin, cá biệt có loại chứa đến 23%, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza. Nếu dùng nhiều hơn 5 gam glycyrrhizin một lúc có thể gây chứng loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Vì vậy không phải ai cũng có thể dùng được vị thuốc này và cũng không nên sử dụng thường xuyên.
Trong cam thảo còn có thành phần chất có tác dụng kháng viêm nên nếu uống lâu ngày gây giữ nước và gây phù. Đối với người tăng huyết áp nếu uống cũng gây tăng huyết áp.
Ngoài ra, cam thảo có thể gây thải Kali và khi thải Kali thì gây ra nhiều ảnh hưởng trên tim cũng như bị nhược cơ.
Với mỗi người bình thường mỗi ngày không nên dùng quá 2 gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Và cũng không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như: nhân trần, báo bảo thay nước lọc. Cam thảo chống chỉ định với người bị viêm thận, táo bón mãn tính, viêm phế quản, người có huyết áp không ổn định.
Theo TNO
Cam thảo giúp ngăn ngừa ung thư da
Nghiên cứu đã xác định được một hợp chất trong rễ cam thảo có tác dụng làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư trong các thử nghiệm lâm sàng.
Các nhà khoa học tại Đại học Minestota (Mỹ) mới đây công bố kết quả nghiên cứu cho thấy cam thảo có khả năng ngăn chặn các loại ung thư da nguy hiểm nhất.
Cam thảo có khả năng ngăn chặn các loại ung thư da nguy hiểm nhất. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu đã xác định được một hợp chất trong rễ cam thảo có tác dụng làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư trong các thử nghiệm lâm sàng. Hiện các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu hợp chất u-busting trong rễ cam thảo để phát triển thành loại thuốc mới điều trị khối u ác tính. Ngoài khả năng ngăn chặn bệnh ung thư da, cam thảo còn giúp ngăn ngừa hiệu quả cháy nắng. Tuy nhiên, sử dụng cam thảo phải lưu ý liều lượng, đặc biệt đối với sản phụ vì nó có thể gây ra biến chứng khó lường.
Theo VNE
Dùng nhiều đồ uống có gas dễ mắc bệnh tiểu đường Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh tiểu đường là mối đe dọa lớn nhất cho các thương hiệu đồ uống. "90% các bác sĩ ở Mỹ, Vương quốc Anh và châu Á tin rằng lượng đường quá nhiều trong đồ uống sẽ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2", Stefano Natella, người đứng đầu nghiên cứu của Ngân hàng Credit Suisse cho...