Dung nham núi lửa Bali tràn vào làng: 90.000 khách du lịch vẫn mắc kẹt
Các chuyên gia cảnh báo hoạt động của núi lửa Agung ở Bali có thể trở nên tồi tệ hơn khi dòng dung nham nguội của ngọn núi này đang chảy vào các làng mạc trong khi 90.000 du khách vẫn mắc kẹt trong khu vực.
cảnh báo núi lửa ở Bali đã được nâng lên lên cấp độ 4 – cấp độ nguy hiểm nhất.
Ngọn núi lửa cao nhất Bali, Agung ngày càng có nhiều dấu hiệu chứng tỏ sắp phun trào dữ dội. Một vụ phun trào lớn chưa từng có nhiều khả năng xảy ra khi Agung đang phun ra những đám mây tro bụi khổng lồ và dung nham lạnh tràn vào các làng mạc, các quan chức địa phương cảnh báo.
những đám mây tro bụi dày màu đen đang trút như mưa xuống các ngôi làng ở sườn núi và các dòng dung nham lạnh nguy hiểm đã trào ra từ miệng núi lửa. Các quan chức Indonesia đã nâng mức cảnh báo núi lửa ở Bali lên cấp độ 4 – cảnh báo nguy hiểm cao nhất.
Các chuyến bay đã được nối lại tại sân bay Denpasar (Bali) và một vài máy bay đã cất cánh nhưng khoảng 90.000 hành khách được cho là sẽ kẹt lại ở đây thêm 1 tuần nữa.
Video đang HOT
Các hãng hàng không khu vực bao gồm Air Asia và Wings Air là những hãng hàng không đầu tiên nối lại các chuyến bay để đưa hành khách rời khỏi Bali.
Hàng chục nghìn hành khách mắc kẹt ở Bali ăn ngủ ở sân bay mong được về nhà.
Tuy nhiên, các hành khách muốn về nhà ở Úc và một số khu vực khác đang phải đối mặt việc bị kẹt lại ở Bali thêm 1 tuần bởi theo ABC News, chuyến bay đầu tiên về Úc sẽ không khởi hành cho đến ngày 7.12.
Keira Nolan, một hành khách người Úc cho biết cô và những người khác đang cố tìm mọi cách để được về nhà.
“Chúng tôi sẽ thử tới một sân bay khác – chúng tôi sẽ bắt xe buýt và phà rồi lại đi xe buýt khác trong 12 giờ hoặc bằng cách nào đó tương tự để đến được một sân bay khách. Hy vọng sẽ có một chuyến bay thẳng về nhà”, cô Nolan chia sẻ.
Ngoài ra, có tới 100.000 người được yêu cầu di tản khẩn cấp nhưng đến nay mới chỉ có 43.000 người chấp hành.
Chuyên gia núi lửa Tiến sĩ Janine Krippner đã cảnh báo rằng, nếu không di tản kịp thời, người dân địa phương “sẽ không thể chạy trốn” khỏi dung nham nóng bỏng chảy ra từ đỉnh núi lửa lớn nhất của Bali và tràn xuống các làng mạc xung quanh nó.
Bà Krippner nói rằng, hoạt động bên trong núi lửa Agung hiện giống như “lắc mạnh một chai côca và sau đó mở nắp”.
“Đây là một vụ phun trào, một vụ phun trào 100%. Dung nham đang tràn ra khỏi núi lửa, chắc chắn đủ để gây ra thảm họa. Vụ phun trào có thể tồi tệ hơn và các bạn không thể chạy nhanh hơn dung nham.
Khói bụi núi lửa bao phủ mọi thứ gần nó.
Hiện tro bụi núi lửa Bali đã bao phủ khắp mọi thứ từ thực vật, các làng mạc lân cận cho tới những bàn chân của người dân địa phương. Cột khói bụi khổng lồ của ngọn núi này cũng có thể quan sát thấy từ không gian.
Dòng sông đầy tro bụi núi lửa.
Theo Danviet
Việt kiều ở Bali không sơ tán vì núi lửa
Những người Việt sinh sống ở Bali chọn ở lại vì họ cách xa núi lửa Agung, nhưng theo dõi sát thông tin để có phản ứng kịp thời.
Núi lửa Agung đang hoạt động mạnh lên. Ảnh: SMH.
Khoảng 15 đến 20 người Việt Nam, sống chủ yếu ở Denpasar và Ubud, không đi sơ tán khi núi lửa Agung đang hoạt động mạnh trở lại, chị Nguyễn Thanh Hải, một Việt kiều ở Bali, sáng nay chia sẻ với VnExpress.
Chị Hải cho hay Denpasar cách núi lửa Agung khoảng 70 km, còn vùng núi Ubud cách xa hơn 50 km, do đó không nằm trong diện cần sơ tán. Tuy nhiên, cuộc sống của mọi người cũng bị ảnh hưởng, họ cập nhật tin tức liên tục để đề phòng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Giang, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, cho biết khoảng 40 người Việt là du khách đã lên đường rời khỏi Bali bằng đường bộ.
"Tôi đã liên lạc với 13 người là đại diện các nhóm này, nhưng hiện chưa xác nhận được họ đã rời khỏi Bali hay chưa", ông Giang nói.
Có hai hướng thoát nhanh nhất khỏi Bali là đi xe buýt từ Bali đến Surabaya, sau đó đi máy bay từ Surabaya về Jakarta hoặc đi phà từ Bali đến Lombok và bay từ đây về Jakarta.
Đại sứ quán Việt Nam đã lập đường dây nóng để hỗ trợ người Việt đi khỏi Bali ở số điện thoại 62811161025. Có ba người luôn túc trực. Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam đã hướng dẫn 7 người đi xe xuyên đêm từ Bali đến Surabaya.
Núi lửa Agung hoạt động trở lại từ hôm 25/11. Nhà chức trách Indonesia từ ngày 27/11 đã nâng cảnh báo với núi lửa lên mức cao nhất, yêu cầu khoảng 100.000 người dân sống trong bán kính 10 km sơ tán. Các hãng hàng không đều ngừng hoạt động để tránh nguy hiểm. Cơ quan đại diện Việt Nam cảnh báo núi lửa diễn biến phức tạp, khuyến cáo công dân nhanh chóng rời đi.
Theo Việt Anh (VNE)
Cảnh báo người Việt về khả năng núi lửa Agung phun trào khủng khiếp Do lo ngại núi lửa Agung có thể phun trào lớn, ngày 27.11, chính quyền hòn đảo du lịch Bali của Indonesia đã nâng cảnh báo núi lửa lên mức cao nhất, đồng thời yêu cầu người dân sinh sống trong phạm vi bán kính từ 8-10 km phải sơ tán ngay lập tức. Theo ước tính có khoảng 100.000 người đã đượcc...