“Đừng nên nghe lời ngon ngọt của nó…”
Đến lần thứ ba Bảo đánh tôi thì mẹ mới biết. Bà nói: “Mới quen nhau mà nó đánh như vậy, mai mốt lấy về chắc nó giết con”.
Tôi rất giận anh hai đã nói cho mẹ biết nhưng vẫn cố bênh vực Bảo: “Tại con nói xóc nên ảnh giận chớ đâu phải tự nhiên mà ảnh đánh con đâu mẹ? Con gái của mẹ đâu có vừa gì”.
Mẹ kêu tôi đưa Bảo về nhà để mẹ nói chuyện. Nhưng từ sau hôm bị mẹ phát hiện đã đánh tôi, Bảo không dám đến nhà nữa. Tôi năn nỉ cách gì, anh cũng lắc đầu: “Anh sợ mẹ chửi lắm”. Tôi bảo nếu sợ như vậy, không lẽ cả đời anh không gặp ba mẹ tôi sao? Vậy thì chuyện cưới xin của chúng tôi sẽ thế nào? “Chừng nào tới đó rồi tính”- Bảo dứt khoát.
Một bữa, tôi vô tình nói cho Bảo biết tôi phải đưa ba mẹ ra phòng công chứng để làm giấy tờ nhà, nghe vậy Bảo hỏi dồn: “Ba mẹ làm di chúc cho tài sản hả? Cho ai vậy?”. Tôi gật đầu: “Cho anh hai”. “Sao không cho em? Em cũng là con mà?”. Tôi bảo đó là tài sản của ba mẹ, ông bà muốn cho ai là quyền của họ, tôi không can thiệp. Thật ra hôm đó ba mẹ ra công chứng là để ủy quyền cho anh hai quản lý cơ sở sản xuất dầu dừa của gia đình vì ba đã yếu.
Không ngờ mấy hôm sau, Bảo chủ động bảo tôi: “Hay là… em đưa anh về thăm ba mẹ? Nói gì thì nói, mình cũng là con cái, không lẽ lại giận cha mẹ?”. Tôi nghe vậy thì mừng húm. Vậy là tôi đưa anh về. Ba mẹ tôi không tỏ vẻ gì. Chỉ đến khi ăn cơm xong, ngồi uống nước nói chuyện, mẹ tôi mới hỏi: “Cháu có định đưa gia đình vô bàn chuyện của hai đứa chưa?”. Bảo ấp úng: “Dạ… cũng chưa ạ. Công ăn việc làm của con chưa ổn định nên con muốn chờ thêm một thời gian nữa”.
Thật ra hôm đó ba mẹ ra công chứng là để ủy quyền cho anh hai quản lý cơ sở sản xuất dầu dừa của gia đình vì ba đã yếu. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Mẹ tôi nhìn thẳng mặt Bảo: “Có tính thì tính bây giờ, sớm sủa gì nữa đâu mà lần lựa. Năm nay con Phương 26 tuổi rồi. Mà bác nói trước, con bác đẻ ra, nuôi tới lớn, cho ăn học đàng hoàng, bác chưa đánh nó một roi nào. Nếu mà cháu còn đánh nó nữa thì bác không có gả đâu”. Bảo vò đầu bức tóc nói rằng tại tính mình nóng nảy, đi làm công trường với dân giang hồ tứ chiếng nên bị ảnh hưởng. “Con hứa sẽ cố gắng sửa đổi”- Bảo nói với ba mẹ tôi.
Ba tôi nãy giờ ngồi im, đến lúc đó mới lên tiếng: “Dù gì thì cháu cũng là người có ăn học. Kỹ sư đại học Bách khoa chớ không phải kẻ vô học, phải nói năng, hành xử cho đúng mực là người có văn hóa”. “Dạ, con biết rồi”- Bảo cúi mặt.
Sau hôm đó, anh bảo tôi: “Ba mẹ em đúng là… Ông bà có ăn đời ở kiếp với em đâu mà hăm với dọa”. Tôi bảo anh: “Lại chứng nào tật nấy rồi. Nhịn cha mẹ có lỗ lã gì mà không chịu làm? Anh đã hứa rồi đó. Còn đánh em thì mẹ không có gả đâu”. “Không gả thì dẫn đại. Tới chừng đó coi ai lỗ?”- Bảo nhăn mặt.
Được chừng 4 tháng, hôm đó Bảo đi làm công trình ở Cà Mau về, tôi phát hiện bao cao su trong quần áo của anh nên tra hỏi. Biết là không thể chối cãi, anh thú nhận: “Nhưng anh cũng biết làm sao cho an toàn. Đó cũng là thương em, giữ gìn cho em. Chớ thử hỏi một thằng đàn ông sức dài vai rộng như anh mà xa vợ cả tháng, làm sao mà chịu nổi”.
Tôi tức giận nặng lời. Nói qua nói lại một hồi, Bảo lại giở thói côn đồ. Anh đánh tôi, sơ ý thế nào mà trúng ngay đuôi mắt bầm tím. Tôi giận Bảo đã phản bội tôi để đi lại với những người phụ nữ khác, khi bị phát hiện lại còn đánh tôi: “Đã vậy thì từ nay đường ai nấy đi”.
Tôi chạy về nhà, nằm khóc vùi. Lần này khi mẹ hỏi, tôi không cần giấu giếm. Tôi kể với mẹ tất cả mọi chuyện, kể cả chuyện tôi và anh đã ăn ở với nhau như vợ chồng từ mấy năm qua. Nghe vậy, mẹ tôi lặng lẽ khóc. Lát sau bà mới nói: “Con bỏ nó đi. Thứ đàn ông như vậy, không đáng để lấy làm chồng đâu. Còn cái chuyện trai gái ăn nằm với nhau, không có người này thì có người khác, đừng vì những thứ ham muốn tầm thường đó mả hủy hoại cuộc đời mình”.
Ngay lúc đó, tôi biết chắc là mẹ nói đúng, nhưng khi cơn đau qua đi, vết bầm trên mắt đã tan thì tôi lại nhớ đến Bảo. Tôi nhớ quãng thời gian 6 năm quen nhau từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tôi gặp và yêu Bảo ngay lần đầu tiên khi trường anh và trường tôi tổ chức giao lưu nhân ngày 9 tháng 1. Khi ấy, Bảo đã ôm đàn ghi-ta đệm cho bạn bè hát bài “Dậy mà đi” khiến tôi mê mẩn. Sau đó, tôi đã chủ động đi tìm anh… Trong mắt tôi, Bảo là người đàn ông đích thực, lắm tài vặt, ăn nói có duyên. Sau này khi đã trao thân cho anh, tôi còn phát hiện nơi anh một người đàn ông cuồng nhiệt có thể làm đắm say tất cả những người phụ nữ nào đã lên giường với anh một lần.
Tôi nhớ tất cả những điều đó đúng lúc Bảo gọi điện thoại cho tôi. Anh khóc lóc van xin tôi tha thứ và hứa không bao giờ tái phạm. “Anh xin thề độc. Anh mà còn lăng nhăng bậy bạ, còn đánh em thì trời đánh anh đi”. Tuy không thấy mặt nhưng chỉ nghe anh nói, tôi đã thấy xốn xang trong lòng. Anh đã thề độc như vậy thì có lẽ sẽ không dám vi phạm lời thề.
Bất giác tôi muốn chạy đến gặp anh, muốn tha thứ cho anh, muốn tiếp tục những tháng ngày hạnh phúc bên anh như chúng tôi đã từng có… Thế nhưng tôi chợt nhớ, hình như có lần anh đã nói như vậy khi tôi đòi chia tay sau một trận đòn nhừ tử. Tôi chợt nhớ lời mẹ: “Đừng có nghe lời ngon ngọt của nó. Cái tánh thằng đó như vậy là không bao giờ sửa đổi đâu con”.
Thật lòng tôi đang ngổn ngang giữa thương và giận, giữa tiến và dừng… Những người ở ngoài sáng suốt, hãy nhìn vào và cho tôi biết, tôi phải làm sao khi chuông điện thoại của Bảo vẫn gióng giả từng giờ…
Theo VNE
Bị đánh vì quên bật nước tắm cho chồng
Lúc mới cưới, chưa biết bản chất của chồng nên chị còn mở lời nhờ chồng việc nọ việc kia.
"Đi làm về là tất bật cơm nước, dọn dẹp, trông con, cày như một con trâu. Còn chồng thì mỗi việc ôm máy tính rồi ăn cơm. Thế mà chỉ quên bật nước tắm cho chồng là ăn ngay cái tát", chị Loan ấm ức kể.
Chồng nói là cấm cãi!
Sĩ diện, lười biếng, cộc cằn, thô bạo với vợ con là những gì chị N. Loan (Tây Hồ, HN) nhìn ra ở chồng sau hai năm chung sống. Chị bảo, chồng chị luôn thường trực tư tưởng "đàn bà đái không qua ngọn cỏ" nên là vợ thì nhất nhất phải phục tùng, chồng nói là cấm cãi, lắng nghe và làm theo không thì...ăn tát.
Chị kể: "'Lão' chồng tôi chỉ hơn tôi 5 tuổi thôi mà gia trưởng và độc đoán kinh khủng. Luôn mồm bảo vợ làm việc xã hội ít thôi, chỉ cần cơm ngon canh ngọt, nhà cửa gọn gàng và con cho tốt. Đi làm về 'lão' chỉ việc ngồi máy tính và đợi ăn cơm, chưa bao giờ động tay vào bất cứ việc gì. Vợ nấu nướng xong mời xuống ăn, nếu 'lão' đang xem dở cái gì đó thì cằn nhằn, bảo đợi xem nốt đã. Ngồi cạnh nồi cơm vẫn chìa bát sang bên kia bảo vợ xới, ăn xong bảo vợ lấy tăm dù lọ tăm chỉ cách một cánh tay".
Lúc mới cưới, chưa biết bản chất của chồng nên chị còn mở lời nhờ chồng việc nọ việc kia. Nhưng lần nào chị nhờ, chồng cũng chỉ ném lại một câu: "Việc của đàn bà, không lèo nhèo". Cảnh báo là chồng "làm" thật, chỉ cần chị "lèo nhèo" lắm lời là chồng cho ngay cái bạt tai.
"Ngoài những việc nấu nướng, chăm con, giặt giũ, lau dọn nhà cửa. Sáng sáng tôi phải là quần áo, sắp sẵn để lão mặc đi làm. Buổi chiều về thì phải bật nước, chuẩn bị sẵn quần áo, khăn lau cho 'lão' tắm. Có lần mải nấu cơm, tôi quên không bật nước tắm cho 'lão', thế là 'lão' mặt hằm hằm chạy vào bếp như muốn ăn tươi nuốt sống quát tôi. Điên tiết tôi cũng quát lại, thế là 'lão' lao tới cho tôi cái bạt tai và rít lên: "Dám hỗn à?", chị Loan ấm ức kể lại.
Cảnh báo là chồng "làm" thật, chỉ cần chị "lèo nhèo" lắm lời là chồng cho ngay cái bạt tai.(ảnh minh họa)
Những người biết chuyện đều hỏi chị Loan: "Tại sao lại cam chịu như vậy, ly dị quách cho xong". Chị Loan cũng nhiều lẫn nghĩ đến chuyện ly hôn, nhưng thương con mới hơn một tuổi. Với lại chị cũng nhận ra "lão chồng" vẫn còn một số điểm tốt như biết kiếm tiền, chu đáo với gia đình hai bên, không rượu chè, cờ bạc...
Cũng phải sống chung với ông chồng gia trưởng, chị P. Dung (Phú Mỹ, Mỹ Đình) rất khổ tâm. Chị bảo, ngay từ ngày mới cưới, chồng đã bắt chị phải học thuộc nguyên tắc: điều một chồng luôn đúng. Điều hai, nếu chồng sai, quay lại điều một. Thế nên chồng nói chỉ có đúng, không được cãi, dù chồng có sai, chị cũng phải nhận lỗi.
Chị kể: "Chồng là con trưởng trong gia đình nên gia trưởng khủng khiếp. Về nhà là phải cơm bưng nước rót. Nhà chồng có ai qua thăm là bắt mình nghỉ làm ở nhà cơm nước. Các mối quan hệ của chồng mình không được phép can thiệp, chồng đi đâu mình không được phép hỏi, chồng kiếm được bao nhiêu tiền mình cũng không biết.
Không cho mình mặc váy ngắn quá đầu gối, không mặc áo hai dây. Tan giờ là phải về nhà, không tập thể dục, không gặp gỡ bạn bè. Chỉ cần hôm nào cơ quan có việc về muộn một chút thôi là điện thoại réo inh ỏi, lớn tiếng quát mắng. Muốn mua bộ váy, đôi dép cũng phải hỏi chồng".
Xã hội đang ngầm cho phép thói gia trưởng?
Bà Hoàng Thị Kim Thanh, Giảng viên Khoa Văn hóa, ĐH Văn hóa Hà Nội cho biết, phần lớn đàn ông Việt đang tận hưởng sự sung sướng đó là "đi làm về chỉ việc vắt chân đọc báo, xem tivi, đợi vợ dọn cơm dâng tận miệng". Dù Việt Nam đã có luật bình đẳng giới và cũng đã thực hiện nhiều chương trình hành động để xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ nhưng sự thống trị mang tính hệ thống của nam giới đối với phụ nữ còn khá phổ biến trong xã hội Việt Nam.
Bà Thanh cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cái nhìn của xã hội đang ngầm cho phép đàn ông có đặc quyền trong gia đình.
"Nếu vào một gia đình thấy chồng ngồi xem tivi, đọc báo vợ nấu cơm thì mọi người thấy là chuyện bình thường, chuyện đương nhiên. Nhưng nhìn thấy cảnh ngược lại, một số người thán phục, khen ngợi người đàn ông "Biết thương vợ, biết chia sẻ". Sự thán phục đó cũng ngầm chứa trong đó cách nhìn nhận mang tính chuẩn mực kép, cùng một việc làm nhưng phụ nữ làm thì coi là đương nhiên, còn đàn ông làm thì nhận được lời khen của xã hội.
Và không ít người khi nhìn thấy cảnh tượng đó sẽ đưa ra nhận xét thiếu thiện chí "Làm trai rửa bát quét nhà..." mà thông điệp ngầm của nó như đang mỉa mai vị thế và phần nam tính của người đàn ông. Với cách nhìn đó, xã hội đang ngầm cho phép và hợp lý hóa sự bất bình đẳng giới trong gia đình ", bà Thanh phân tích.
Dù đã ở thế kỷ 21, nhưng nhiều đàn ông Việt, bao gồm cả trí thức, vẫn có tư tưởng: lấy vợ về là để vợ phục vụ, người vợ phải có trách nhiệm chăm lo việc gia đình còn đàn ông thì làm "việc lớn" nên họ không chia sẻ việc nhà với vợ. Suy nghĩ này xuất phát từ thói gia trưởng.
Tuy nhiên, ngay cả những người lấy vợ vì tình yêu, vì cần có vợ, thì khi về sống chung với nhau, vai trò giới mà xã hội quy định cũng tự nhiên đẩy người vợ về phía nội trợ, chăm lo công việc gia đình và người chồng làm việc lớn.
"Pierre Bourdieu, nhà xã hội học người Pháp đã nói rằng "Sự thống trị của nam giới neo chắc vào vô thức của chúng ta đến mức không nhận thấy nó nữa và nó phù hợp với mong đợi của chúng ta đến mức mà ta khó xét lại nó" vì vậy, quan niệm "đàn ông việc nhà đàn bà việc cửa" đã "neo chắc" vào mỗi con người và biến thái dưới nhiều dạng thức khác nhau tạo nên sự bất bình đẳng trong gia đình mà nhiều khi chúng ta không ý thức được", bà Thanh nói.
Theo Eva
Cưới 5 tháng đã tự viết đơn ly dị Nhưng đúng là, tình không là mơ, hôn nhân chỉ là cái kết bi kịch của tôi. Tôi không ngờ số phận mình lại trớ trêu đến như vậy. Chúng tôi yêu nhau cũng được thời gian thì tính chuyện cưới xin. Tôi không biết tình yêu của người khác thế nào nhưng với tôi, đó là hạnh phúc. Vì mấy ai lấy...