Đừng mù quáng đòi hỏi nhập vai đứng biệt lập với hành động
Sự kết hợp của 2 thể loại action và RPG đang cho ra đời nhiều tác phẩm xuất sắc. Các game thủ không nên áp đặt những tiêu chuẩn cũ trong quá khứ lên những sản phẩm với lối chơi mới.
Trước đây, cộng đồng game thủ đã từng tranh cãi về việc Diablo của Blizzard không phải là game nhập vai bởi dòng game này sử dụng quá nhiều yếu tố hành động. Nếu so sánh Diablo với những tựa game chuẩn mực của thể loại này trong quá khứ như Baldur’s Gate thì việc gọi Diablo là game RPG sẽ càng trở nên vô lý.
Tuy nhiên, mới đây, thiết kế trưởng phụ trách mảng nội dung của Diablo III đã đưa ra một quan điểm khiến một số người phải suy ngẫm. Ông Kevin Martens cho biết dòng game hành động và nhập vai đang ngày càng trở nên gắn bó, nếu không muốn nói rằng chúng sẽ có cùng một nhịp đập.
Ngày nay, game thủ có thể nhìn thấy rất nhiều ví dụ điển hình của sự kết hợp giữa hai thể loại này.The Elder Scrolls IV: Oblivion là một ví dụ tiêu biểu có thể xem xét đầu tiên. Mặc dù đây là một trò chơi nhập vai nhưng Bethesda đã thiết kế một hệ thống chiến đấu chẳng kém gì một game hành động cho sản phẩm của mình.
Gần đây, BioWare lại tiếp tục tỏ rõ quan điểm của họ trong việc đẩy mạnh đồng thời cả hai yếu tố hành động và RPG trong phần 3 của loạt game Mass Effect. Nhà sản xuất cho biết rằng một khi họ đã đưa yếu tố bắn súng vào trong game của mình thì họ cũng phải đảm bảo một chất lượng cao cho các pha hành động trong sản phẩm của mình.
Video đang HOT
Thậm chí, họ còn phải đạt được một chất lượng tương đương với các game bắn súng góc nhìn người thứ 3 trên thị trường. Đơn giản là một khi các game thủ đã nhìn thấy một thứ ở chuẩn mực cao hơn thì họ sẽ sẵn sàng đánh giá thấp sản phẩm của bạn chỉ vì cơ chế ngắm bắn của game không được như họ mong đợi.
Một số nhà sản xuất đang đối mặt với cả cơ hội để sáng tạo cùng với những sức ép từ phía dư luận. Rõ ràng, đối với mỗi trò chơi, khi phát triển chúng, mỗi nhà làm game đều cố gắng truyền tải một trải nghiệm nhất định đến với game thủ. Chẳng có lí nào mà họ lại phải chịu sự phán xét của những game thủ cứ đòi tựa game của họ phải giống trò chơi do một ai đấy đã làm ra.
Nếu ngành công nghiệp đưa ra được một quy chuẩn chính xác cho game nhập vai thì đến một ngày, ngay đến cả các fan gạo cội nhất của thể loại này cũng sẽ cảm thấy chán ngán. Ấy thể mà khi những người trong cuộc cố gắng bứt ra khỏi khuôn khổ thì lại bị chê lên chê xuống. Mass Effect là một trong những series bị fan RPG “miệt thị” rằng mất chất nhất. Thế nhưng, gần như ai cũng chơi tựa game này.
Trở về với vấn đề chính, rõ ràng sự kết hợp của hai thể loại action và RPG đang mang đến những dấu hiệu khởi sắc cho trò chơi điện tử thời hiện đại. BioShock kết hợp một số yếu tố nhập vai vào trong cốt lõi của mình và khiến cho nội dung trở nên hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, liệu bạn có thể xếp loại Grand Theft Auto: San Andreas vào hành động hay nhập vai?
Với những chi tiết mà chúng ta thường thấy trong game RPG như phát triển kĩ năng, tự do chọn lựa hướng phát triển của cốt truyện… thì trò chơi đó của Rockstar đáng lẽ phải là game nhập vai. Thậm chí, đội ngũ phát triển của Blizzard cũng đặc biệt khen ngợi gameplay của phiên bản GTA này.
Diablo là một sản phẩm quy tụ cả hai yếu tố hành động và nhập vai theo một công thức riêng của Blizzard. Kết quả chính là Diablo II thành công đến mức tận 10 năm sau khi được phát hành vẫn có người mua nó. Nó thực ra là một trong những ông vua thể loại hành động nhập vai.
Càng ngày sẽ càng có nhiều trò chơi mới sử dụng những mô hình và cấu trúc mới lạ hơn. Hơn ai hết, các game thủ là những người nên mở rộng lòng để đón nhận những bước chuyển này cuối cùng thì chính họ lại là những người luôn đòi hỏi sự mới lạ.
Theo PLXH
Người đàn bà bên cạnh tôi
Hơn ba mươi tuổi, sau gần mười năm đi làm với nhiều xui rủi, tôi thật sự trắng tay. Nhà cửa cũng đã cầm cố, tôi chỉ còn lại công việc ăn lương bình thường, mà nguồn thu đó chẳng đủ để mình tôi xài nửa tháng.
Vợ tôi vốn xuất thân tiểu thư, từ bé đến lớn ít khi phải động tay vào việc gì. Trước đây, công việc của tôi thuận lợi, thu nhập cao, cô ấy hầu như không phải bận tâm chuyện cơm áo gạo tiền. Tôi từng hãnh diện vì mình có thể lo hết cho vợ con bao nhiêu, thì giờ cảm giác mình kém cỏi chẳng ra gì, càng đeo bám tôi bấy nhiêu. Không khí gia đình tôi từ khi khó khăn bỗng trở nên nặng nề, buồn bã.
Nhưng khoảng thời gian nặng nê, ngôt ngạt ây không kéo dài. Vợ tôi không ở nhà như trước nữa. Nàng mang mảnh bằng đại học chưa từng dùng tới đi xin việc, nhận được nhiều cái lắc đầu vì thiếu kinh nghiệm, tuổi tác và bề ngoài cũng không thể cạnh tranh với các cô mới tốt nghiệp. Bỏ qua sĩ diện, vợ tôi nhận việc tại một nhà trẻ tư nhân, hy vọng có thể phụ tôi đắp đổi qua ngày.
Con tôi chuyển từ trường quốc tế sang trường công. Những bữa la cà quán xá của tôi hoàn toàn chấm dứt.
Vợ tôi không cằn nhằn, cũng không hỏi han gì thêm về những thất bại trong làm ăn của tôi. Cô ấy thường im lặng nghe tôi chửi đời, chửi mình, chửi những người xung quanh tệ bạc. Sau khi phẫn uất tuôn ra những lời cay đắng, người đàn ông trong tôi trở nên yếu đuối vô cùng. Không hiếm những lần tôi òa khóc, để nhận lại sự an ủi dịu dàng và đầy yêu thương của vợ.
Những lúc thấy tôi có vẻ nhẹ nhõm hơn là vợ tôi nhẹ nhàng đưa ra vài ý kiến. Phân tích vì sao tôi nóng nảy, khích lệ tôi chịu đựng để vượt qua lúc khó khăn. Điều quan trọng nhất là cô ấy luôn tin tôi chỉ xui rủi, chứ bản thân tôi là người đàn ông có tài. Những lời động viên đó đã giúp tôi ít nhiều bớt bi quan và tự trách mình như trước.
Đến tận bây giờ, vợ chồng tôi vẫn nghèo, vẫn còn mắc nợ rất nhiều nhưng cuộc sống cũng đã dễ thở hơn. Tôi đã dám chấp nhận thất bại, dám nhìn lại, dám sống cuộc sống thật với điều kiện hiện có, không phải gồng lên để mọi người xung quanh thấy mình chẳng đến nỗi nào. Tôi tin rồi mọi thứ sẽ thay đổi tốt hơn vì bản thân tôi vẫn không ngừng nỗ lực làm việc, biết cẩn trọng và suy xét. Tôi bắt đầu có thói quen bàn bạc cùng vợ, việc mà trước nay tôi chưa bao giờ nghĩ đến.
Hạnh phúc nhiều khi đơn giản lắm, mà lắm lúc phải trải qua thất bại cay đắng rồi, người đàn ông mới có cơ hội nhận ra
Theo PNO