Đừng mỗi nơi mỗi kiểu, gây khó cho dân !
Rất nhiều bạn đọc bức xúc trước việc mặc dù Nghị quyết 128 của Chính phủ đã ban hành nhưng áp dụng thực hiện việc đi lại tại các địa phương vẫn “mỗi nơi mỗi kiểu”.
Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 12.10, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị quyết 128 (có hiệu lực từ ngày ký) của Chính phủ về việc ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″, áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Theo đó, khi cả nước áp dụng Nghị quyết 128, sẽ tạm thời không áp dụng các quy định tại khoản 1 điều 1 của Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 6.8.2021, Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 2686 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Người dân ra vào TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam không cần giấy xét nghiệm Covid-19, chỉ quét mã QR, khai báo y tế. Ảnh Đ.X
Theo PGS-TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành đã thể hiện quyết tâm rất rõ về thích ứng với điều kiện mới để phục hồi sản xuất, kinh tế, nhưng một số địa phương vẫn đi ngược lại quyết tâm này.
“Quy định thêm các điều kiện như xét nghiệm hay cách ly thể hiện việc các địa phương không nghe lời Chính phủ, cố tình gây cản trở khó khăn cho người lưu thông. Nghị quyết 128 tinh thần là người dân phải tự chịu trách nhiệm, không can thiệp xử lý hành chính mà hướng dẫn cho người dân để tự bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh”, ông Nga nói.
Cũng theo chuyên gia này, xét nghiệm với tất cả người dân, nhất là người dân tại các vùng không có dịch càng không có giá trị. “Chỉ cần xét nghiệm như hướng dẫn của Bộ Y tế là với những người có yếu tố dịch tễ như đi từ vùng dịch về, có triệu chứng nghi Covid-19 như sốt, ho, cảm cúm, hắt hơi… hoặc tiếp xúc gần với người dương tính. Không nên làm khó dễ cho người dân thêm nữa”, PGS-TS Nga nhìn nhận.
Bối rối ở chốt kiểm soát Covid-19 vì thực hiện Nghị quyết 128 “mỗi nơi một kiểu”
Phép vua thua lệ làng ?
“Nghị quyết 128 của Chính phủ ra ngày 12.10, thực hiện trên phạm vi cả nước. Hôm nay là 15.10 rồi, thế mà nhiều tỉnh thành mỗi nơi làm một kiểu. Cứ mỗi nơi một kiểu thì xảy ra ùn tắc đông người, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh, gây khó khăn cho người dân và ảnh hưởng kinh tế nước nhà. Chẳng lẽ phép vua thua lệ làng?”, bạn đọc (BĐ) Văn Nam viết.
Cùng quan điểm, BĐ Anh Vũ cho biết: “Đã tạm dừng chỉ thị 15-16-19 trên phạm vi cả nước, mà nhiều tỉnh thành mỗi nơi một kiểu gây khó cho người dân và doanh nghiệp, gây ùn tắc… Không hiểu nổi”. BĐ Khắc Mùi Bùi than thở: “Khổ quá rồi các bác ơi. Mỗi nơi có quy định riêng thì sao dân đi lại được?”.
Đề nghị xử lý những địa phương làm trái quy định
Tôi ở Vũng Tàu, bị kẹt ở Tây Ninh mấy tháng nay, ảnh hưởng nhiều đến việc làm, công ty người ta đâu chờ mình hoài được, trông chờ từng ngày một được về lại Vũng Tàu. Mà mỗi nơi mỗi kiểu như hiện nay thì không biết bao giờ mới về được…Trang Thieu
Ai đã tiêm đủ 2 mũi rồi và ai hết bệnh thì cho đi lại sinh hoạt, làm việc bình thường; ai chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ thì tạm thời di chuyển nội tỉnh hoặc đi liên tỉnh phải xét nghiệm – đây là cách mở cửa kinh tế để thích ứng từ từ, không ồ ạt và rất dễ quản lý – chứ tiêm đủ vắc xin rồi đi đâu cũng khó, đòi hỏi đủ thứ, chờ tiêm đủ toàn xã hội thì đến bao giờ?N.Phong
Một chốt cầu ở T.V hôm qua tôi mới đi qua, ở đây không chịu giấy xét nghiệm nơi khác, mặc dù tôi mới xét nghiệm ở TP.HCM chưa đầy 3 giờ. Và bắt tôi xét nghiệm tại chốt mới cho qua. Trời ơi, trên này mới xét nghiệm hết 230.000 đồng, xuống tới đó không chịu, bắt xét nghiệm lại hết 200.000 đồng nữa. Trong khi đó, giấy xét nghiệm là có hiệu lực trong 72 giờ.
Covid-19 sáng 16.10: 857.639 ca nhiễm, 788.923 ca khỏi | TP.HCM tạm được coi là vùng cam
Bức xúc trước việc lưu thông mỗi nơi mỗi kiểu, BĐ Nguyễn Tấn Nghĩa đặt câu hỏi: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, mọi người đều phải sống và làm việc tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật. Khi một người dân không thực hiện chủ trương của chính quyền sở tại, thì bị nghiêm phạt là đúng. Nhưng nếu chính quyền địa phương không thực hiện chỉ đạo của Chính phủ thì xử lý như thế nào?”.
Cùng ý kiến, BĐ Lão Nông Tri Điền mong muốn: “Chính phủ cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, cần có hình thức kỷ luật nghiêm minh”. BĐ Huy Huỳnh cũng đề nghị: “Chính phủ cho giám sát chặt chẽ, địa phương nào làm không đúng Nghị quyết 128 thì xử lý kỷ luật, chớ để giờ mỗi địa phương làm một kiểu, dân biết đường đâu mà lần?”.
“Muốn nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ thì phải có sự thống nhất, chứ mỗi địa phương áp dụng một kiểu thì người dân biết làm sao… Dịch bệnh đã làm một số người khốn khổ rồi, giờ đi lại khó khăn nữa thì biết bao giờ mới phục hồi kinh tế đây?”, BĐ Tung Ly viết.
Đà Nẵng dự kiến cho hàng quán bán tại chỗ từ ngày 16/10
Từ 0h ngày 16/10, Đà Nẵng dự kiến mở lại hàng quán phục vụ tại chỗ nhưng không được quá 50% công suất. Các hoạt động phòng tập gym, yoga cũng được hoạt động trở lại.
Thông tin trên được bà Ngô Thị Kim Yến - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố chiều 14/10.
Theo bà Yến, qua đánh giá của 56/56 xã, phường thuộc các quận, huyện, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng đã thống nhất việc áp dụng cấp độ phòng chống dịch là cấp độ 2. Thành phố đã có dự thảo văn bản ban hành tạm thời để kịp thời thực hiện theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Đà Nẵng dự kiến sẽ mở lại hàng quán phục vụ tại chỗ từ ngày 16/10 (Ảnh: Khánh Hồng).
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng sẽ thống nhất ban hành một số biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
"Dự kiến, từ 0h ngày 16/10, toàn thành phố sẽ chuyển sang cấp độ 2. Với cấp độ này, thành phố sẽ vẫn tiếp tục dừng các hoạt động như cơ sở làm đẹp, karaoke, massage, vũ trường. Còn lại các hoạt động khác thì được thực hiện nhưng có biện pháp chống dịch đi kèm", bà Yến nói.
Bà Yến cho biết, các hàng quán ăn uống, nhà hàng được phục vụ tại chỗ nhưng không được quá 50% công suất. Các hoạt động phòng tập gym, yoga cũng được hoạt động trở lại.
Theo bà Yến, từ ngày 30/7 đến nay, đây là đợt mở cửa nhiều hoạt động nhất. Tuy nhiên, các đơn vị đều phải có phương án phòng chống dịch cụ thể, có thiết bị quét mã QR để khi có tình huống xảy ra thì truy vết nhanh, thuận lợi.
Chính thức: TP.HCM cho phép người dân 4 tỉnh lân cận đi xe cá nhân qua lại làm việc Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình vừa ký văn bản về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển, khôi phục sản xuất kinh doanh an toàn, áp dụng từ ngày 4/10. Văn bản này được UBND TP.HCM gửi UBND các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh. Đối với vận chuyển bằng ô tô...