Dùng mặt nạ lặn thay máy thở
Đối phó tình trạng thiếu máy thở trầm trọng, y bác sĩ cải tiến mặt nạ lặn để hỗ trợ các bệnh nhân suy hô hấp.
Ý tưởng này bắt nguồn từ các bệnh viện ở Italy, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Các bác sĩ ứng dụng công nghệ in 3D cải tiến bộ dụng cụ lặn thành mặt nạ trợ thở đạt tiêu chuẩn. Sau đó, các đơn vị khác đã học hỏi và cải tiến để áp dụng phù hợp với điều kiện của bệnh viện. Một trong số đó là bệnh viện Erasme ở ngoại ô thủ đô Brussels của Bỉ.
Ông Frederic Bonier, một nhà vật lý trị liệu hô hấp đồng thời giảng dạy tại bệnh viện Erasme tiên phong trong việc thiết kế một van tùy chỉnh ở đỉnh của mặt nạ- nơi có ống thở để kết nối vào máy thông khí BiPAP tiêu chuẩn, giúp đưa khí nén vào mặt nạ.
Khi nCoV tấn công vào phổi, nó làm viêm màng phổi, tràn dịch vào các phế nang gây khó thở. Do đó sự hỗ trợ của mặt nạ thở đưa khí vào, giúp quá trình hấp thụ oxy và thải CO2 ở các phế nang, túi khí diễn ra thông suốt.
“Chúng được dùng cho các bệnh nhân bị suy hô hấp nặng. Mục đích là để tránh phải đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân và giảm thiểu dùng máy thở,”, ông Bonier nói.
Một nhân viên y tế đang thử nghiệm sử dụng mặt nạ lặn có gắn van hô hấp in 3D tại Bệnh viện Erasme ở Bỉ ngày 27/3. Ảnh: AFP
So với các máy thở đang sử dụng trong bệnh viện, việc dùng mặt nạ này giúp bệnh nhân thoải mái hơn bởi nó không cần gắn các đường ống thở vào mũi, miệng, khâu vào tay bệnh nhân. Tuy nhiên nhược điểm là nó chưa được kiểm tra kỹ về tiêu chuẩn y tế nên chỉ được dùng một lần, không thể khử trùng để các bệnh nhân dùng lại.
Ông Bonier cho biết bệnh viện sẽ thử nghiệm 50 mặt nạ trợ thở cho các bệnh nhân. Cải tiến này nhằm đối phó với tình trạng thiếu máy thở trong các trường hợp nhiễm nCoV suy hô hấp nặng.
Video đang HOT
Các mặt nạ này cũng có thể sử dụng cho các nhân viên y tế để phòng ngừa nCoV, tuy nhiên ông lo ngại người dân sẽ đổ xô đi mua, làm mất đi nguồn vật tư dùng cho bệnh viện.
Lê Cầm
Covid-19: Mỹ ép nhà sản xuất ô tô, Anh xài đến chuyên gia vũ khí làm máy thở
Dịch Covid-19 khiến nhà cầm quyền cả Anh và Mỹ làm những điều mà lúc bình thường không ai dám nghĩ tới để cứu người, thúc giục nhà sản xuất ô tô, máy bay, tàu vũ trụ, và thậm chí cả nhà sản xuất máy hút bụi và chuyên gia vũ khí chung tay tăng sản lượng máy thở.
Bệnh nhân viêm phổi virus corona chủng mới khi chuyển sang giai đoạn nguy kịch thường có triệu chứng khó thở do dịch tràn vào phổi, khiến quá trình hấp thụ ô-xy từ phổi vào máu khó khăn, chỉ có máy thở mới giúp bệnh nhân kéo dài sự sống để cơ thể có thêm thời gian sản xuất kháng thể chống lại loại vi rút mới này.
Con số người nhiễm bệnh, đặc biệt trong tình trạng nguy kịch, tăng chóng mặt trên toàn cầu khiến nhu cầu sử dụng và dự phòng máy thở tăng cao.
Ở Anh, mức giá máy thở lúc bình thường 27.000USD/chiếc đã tăng lên 96.000USD/chiếc chỉ sau một tuần lễ. Chính phủ đảo quốc này đang phải thực hiện chính sách "hái quả vừa tầm tay trước" - mua toàn bộ máy thở có trên thị trường trong nước - để tạm thời phục vụ nhu cầu từ các bệnh viện, trong khi chờ đợi các công ty khác chung tay tăng sản lượng máy dự kiến sẽ cần đến.
Những con số làm "tăng huyết áp"
Mỹ hiện đang đứng đầu bảng thống kê nạn nhân nhiễm Covid-19 với gần 700.000 ca, trong đó hơn 25.000 ca nguy kịch, trong khi Anh đang ở vị trí thứ 8 với hơn 17.000 ca nhiễm, trong đó có 163 ca nguy kịch.
Các nước giàu có trên thế giới đang là những nước dẫn đầu về số lượng ca nhiễm Covid-19, một phần vì họ có điều kiện hơn để kiểm tra đại trà những người có nguy cơ lây nhiễm, một bài học thế giới học được từ Hàn Quốc.
"Theo các nghiên cứu đầu tiên từ dịch virus corona ở Vũ Hán, 5% bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt và 2,3% cần tới máy thở," bác sỹ Daniel M. Horn của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston cho biết.
Theo chính phủ Anh, hiện nước này chỉ có khoảng 8.000 máy thở, và có thể mua thêm 8.000 máy từ các nhà cung cấp trong nước và quốc tế, trong khi Bộ Y tế Anh ước tính sẽ cần khoảng 30.000 máy thở để đối phó với dịch bệnh.
Con số máy thở mà nước Anh dự tính cần mới chỉ bằng con số tiểu bang New York của Mỹ muốn có, theo ước tính của thống đốc bang Andrew Cuomo. Cả nước này hiện có 160.000 máy thở trong các bệnh viện và trong kho dự trữ liên bang.
Con số bệnh nhân Covid-19 toàn cầu hiện tại, hơn 660.000, không còn quá xa con số máy thở các chuyên gia dự báo cả thể giới sẽ cần đến trong mùa dịch virus corona, 960.000 máy.
Để so sánh, nhà sản xuất máy thở lớn nhất thế giới hiện tại, Hamilton Medical AG của Thụy Sỹ, chỉ sản xuất được 21.000 máy/tháng dù đã tăng gấp đôi công suất. Nghĩa là một mình công ty này phải mất gần bốn năm để đáp ứng đủ lượng máy thế giới cần đến trong những tháng tới.
Những giải pháp "thời chiến"
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước nói ông chỉ dùng Luật Sản xuất Quốc phòng thời chiến DPA làm đòn bẩy kích thích các công ty tư nhân sản xuất thiết bị y tế, nhưng do số lượng bệnh nhân Covid-19 ở nước này tăng quá nhanh, cuối cùng ông cũng đã phải lệnh cho nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ General Motors thực hiện gói thầu chính phủ sản xuất máy thở.
Trước đó, General Motors đã hợp tác với công ty thiết bị y tế Mỹ Ventec Life Systems để chuyển đổi nhà máy ô tô đang đóng cửa tại bang Indiana sang sản xuất máy thở với khoảng 1.000 công nhân viên, trong khi một nhà máy khác của General Motors tại bang Michigan sẽ được chuyển đổi thành nơi sản xuất khẩu trang y tế.
Ban đầu, General Motors cam kết sẽ giao 40.000 máy thở cho chính phủ Mỹ chống dịch, nhưng sau đó lại giảm xuống thành 6.000 máy với giá cao ngất ngưởng, khiến ông Trump nổi giận nói trên Twitter rằng "General Motors đang làm mất thì giờ" và cần hành động ngay để cứu người Mỹ.
Đại gia ô tô Mỹ sau đó hứa sẽ sản xuất tối thiểu 10.000 máy thở mỗi tháng từ tháng 4.
"Chúng tôi đã phải dời những ngọn núi trong một tuần lễ để tìm cách giúp chống đại dịch Covid-19," CEO Mary Barra của General Motors nói, khi bị ông Trump cho rằng General Motors "luôn hỗn độn" dưới sự điều hành của Barra.
Ford cũng cho biết đang cùng GE Healthcare nghiên cứu mẫu máy thở tối giản trong các nhà máy của mình để sẵn sàng sản xuất khi có lệnh của chính phủ.
Chuyên gia xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk đã mua 1.255 máy thở từ các nhà sản xuất Trung Quốc ResMed, Philips và Medtronic để tặng cho các bệnh viện ở New York.
Trong khi Mỹ thúc ép nhà sản xuất ô tô chuyển sang sản xuất máy thở, Anh đã ra lệnh cho chuyên gia máy hút bụi và máy sấy tóc Dyson sản xuất 10.000 máy cho ngành y tế nước này.
Dyson sẽ hợp tác với công ty thiết bị y tế The Technology Partnership ở Cambridge để thiết kế từ đầu và sản xuất máy thở riêng. Dyson cho biết đã thử máy mẫu trên người và "đã sẵn sàng" sản xuất.
Một nhóm công ty Anh khác gồm cả về y tế, quân sự và kỹ thuật dân sự gồm cả Airbus, Meggit, Rolls-Royce, GKN, Ultra Electronics, Babcock cũng đang hợp tác với nhau để tăng năng suất các thiết kế máy thở sẵn có.
Babcock là công ty chuyên sản xuất súng đạn và các thiết bị quân sự, đường sắt cho chính quyền Anh. Có vẽ như nay Babcock đang quan thâm hơn đến thiết bị cứu người, thay vì giết người.
"Khi có cơ hội tham gia giúp bộ Y tế cứu người, chúng tôi biết đó là điều cần phải làm," tập đoàn chuyên nghiên cứu công cụ giết người Anh quốc tuyên bố.
Tình cảnh ở Mỹ: Vung tiền tỷ không mua được đồ chống Covid-19 Hàng tỷ USD thuộc gói 2.200 tỷ USD mà chính phủ Mỹ phê duyệt đã được rót về các bệnh viện và tiểu bang nhằm chống dịch Covid-19. Mỹ là quốc gia chi "đậm" nhất trong cuộc chiến chống Covid-19 nhưng hiện lại đang là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhất bởi dịch bệnh với số ca nhiễm virus nhiều nhất...