Dùng mạng xã hội gạ gẫm người đồng tính rồi lừa đảo
Nguyễn Dương An sử dụng nhóm chát trên mạng xã hội “Blued” để nhắn tin với những người đồng tính, thỏa thuận quan hệ tình dục, sau đó chiếm đoạt tài sản.
Công an TP Uông Bí ( Quảng Ninh) vừa bắt quả tang đối tượng Nguyễn Dương An, SN 2003, trú tại tổ 2, khu 6, phường Thanh Sơn, TP Uông Bí về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cưỡng đoạt tài sản.
Theo đó, Nguyễn Dương An sử dụng nhóm chát trên mạng xã hội “Blued” để nhắn tin với những người đồng tính với mục đích sử dụng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình sử dụng ứng dụng, đối tượng An đã nói chuyện và kết bạn zalo với tài khoản “Hoang Tu H” do anh N.T.H là chủ tài khoản.
Sau khi nhắn tin thỏa thuận về quan hệ tình dục đồng giới, đến khoảng 19h ngày 27/3, anh N.T.H điều khiển xe ôtô đến điểm đã hẹn tại khu vực cột đồng hồ phường Quang Trung, TP Uông Bí, đối tượng An đi xe mô tô nhãn hiệu Honda Ariblade đến đỗ phía sau xe và lên xe anh N.T.H.
Video đang HOT
An giả vờ mượn điện thoại di động nhãn hiệu Samsung Z Flip 3 của anh H, lấy lý do xem phim để tạo cảm hứng, sau đó đối tượng nói với anh H ra xe lấy đồ, rồi điều khiển xe mô tô của mình bỏ đi.
An dùng điện thoại chiếm đoạt của anh H nhắn tin qua zalo cho anh H yêu cầu phải đưa cho đối tượng 6 triệu đồng mới trả điện thoại, nếu không, An sẽ đưa những ảnh nhạy cảm của anh H lên mạng xã hội.
Đến 11h ngày 28/3, khi An đang nhận tiền của anh N.T.H tại tổ 1, khu 1, phường Quang Trung, TP Uông Bí thì bị Công an phường Quang Trung và Đội Cảnh sát điều tra, Công an TP Uông Bí bắt giữ.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP Uông Bí tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc. Những ai là bị hại của đối tượng Nguyễn Dương An, hãy đến Cơ quan CSĐT Công an TP Uông Bí để cung cấp thông tin tố giác tội phạm
Nhận giữ hộ thiết bị giám sát hành trình tàu cá để "ăn" dầu DO
Ông Trần Phước Nghiệm (ngụ huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) thừa nhận có giữ hộ thiết bị giám sát các tàu cá khác để được nhận dầu DO; mỗi thiết bị được hứa cho từ 30 đến 60 lít.
Khi bị bắt quả tang, ông Nhiệm đã nhận 120 lít dầu DO của 3 chủ tàu.
Liên quan vụ một tàu câu mực ở Cà Mau giấu 10 thiết bị giám sát hành trình tàu cá, làm việc với cơ quan chức năng, nhiều chủ tàu thừa nhận chỉ đạo tháo thiết bị giám sát hành trình tàu cá.
Theo đó, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau xác định được cụ thể số thiết bị này được lắp trên 7 tàu của tỉnh Cà Mau, gồm: CM-99306-TS; CM-99332-TS; CM-99270-TS; CM-91864-TS; CM-99469-TS; CM-99402-TS; CM-91955-TS và 3 tàu của tỉnh Kiên Giang là: KG-90215-TS; KG-90819-TS; KG-90939-TS.
10 thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau phát hiện, thu giữ trên tàu câu mực CM-91772-TS.
Trong 10 tàu cá nêu trên, 7 tàu cá có trình Trạm kiểm soát Biên phòng Sông Đốc khi ra khơi. Làm việc với cơ quan chức năng, có 3 chủ của 5 tàu thừa nhận chỉ đạo hoặc đồng ý cho thuyền trưởng tháo thiết bị giám sát; 4 chủ tàu của 4 tàu cá không thừa nhận trách nhiệm chỉ đạo hoặc đồng ý cho thuyền trưởng tháo thiết bị; còn 1 chủ tàu chưa làm việc được do ở tỉnh Kiên Giang.
Riêng tàu cá che giấu 10 thiết bị của các tàu cá nêu trên có số hiệu CM-91772-TS, do ông Trần Phước Nghiệm (ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) điều khiển. Ông Nghiệm thuê lại tàu của một người ở Sông Đốc với giá 10 triệu đồng/tháng và tháo bỏ thiết bị giám sát hành trình của tàu để trên bờ trước khi ra biển.
Ông Nghiệm thừa nhận, có nhận điện thoai của các chủ tàu và thuyền trưởng để giữ thiết bị giám sát tàu cá, đổi lại được nhận dầu DO, mỗi thiết bị được hứa cho từ 30 đến 60 lít dầu. Khi bị bắt quả tang, ông Nhiệm đã nhận 120 lít dầu của 3 chủ tàu.
Trước đó, lúc 3h ngày 15/3, trong quá trình tuần tra tại tọa độ 9010'N - 104023'E (thuộc vùng lộng biển Cà Mau), Đội Thanh tra chuyên ngành thủy sản Sông Đốc (Chi cục Thủy sản Cà Mau) phát hiện tàu câu mực CM-91772-TS có dấu hiệu khả nghi. Tiến hành kiểm tra, lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện trên tàu đang che giấu đến 10 thiết bị giám sát hành trình các tàu cá khác.
Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau cho biết, bước đầu xác định hành vi của các tàu cá nêu trên đã vi phạm pháp luật và sẽ kiến nghị xử lý nghiêm. Cụ thể, Nghị định 42, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, sẽ phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với chủ tàu cá "Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, trừ trường hợp bất khả kháng"; "Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi "Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét", trừ trường hợp bất khả kháng"
Đại tá hải quân "dỏm" chiếm đoạt tiền tỷ của hai cô gái Giả làm sĩ quan Hải quân mang hàm đại tá "nổ" có các lô đất giá rẻ được bán theo tiêu chuẩn sĩ quan và các dự án đầu tư để lừa đảo tiền của nhiều người, trong đó có hai cô gái nhẹ dạ, bị lừa tình và tiền. Ngày 9/3, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm đối...