Dùng màng bọc thực phẩm theo cách này ‘giết’ sức khỏe nhanh khủng khiếp
Màng bọc thực phẩm là món đồ được sử dụng rộng rãi và thường xuyên tại nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, màng bọc thực phẩm sẽ trở thành “kẻ sát nhân” đầu độc cả gia đình bạn.
Ảnh minh họa: Internet
Theo TS. Phạm Đình Hải (Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh) khẳng định: Hiện nay, màng bọc thực phẩm được làm từ 2 nguyên liệu chính là PVC và PE. Với màng PVC, nếu sử dụng không đúng cách, chẳng hạn như là sử dụng ở nhiệt độ cao (bọc thức ăn nóng, cho vào lò vi sóng quay) nó sẽ giải phóng chất clo hoặc các phụ gia ở trong PVC. Dùng lâu ngày có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe con người như rối loạn nội tiết, suy tim, gan, thận, thậm chí là ung thư. Trong khi đó, màng PE an toàn hơn vì nó chứa ít chất phụ gia gây hại hơn.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có tới 50% thành phần màng bọc là chất hóa dẻo có phụ gia. Vì bản thân nhựa PVC, PE không thể dẻo như những màng bọc đang được quảng cáo mà cần có chất hóa dẻo.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất hóa dẻo như DOP, CD… Những chất này đều bị cảnh báo là độc hại với sức khỏe con người. Vì vậy, để giảm bớt những nguy hại khi sử dụng màng bọc thực phẩm, các chuyên gia khuyên người dùng cần lưu ý những sai lầm dưới đây tránh mắc sai lầm gây ảnh hưởng sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Dùng màng bọc thực phẩm cho vào lò vi sóng
Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.
Bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ
Không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với những thực phẩm này, thành phần hóa học chứa trong màng bọc sẽ dễ dàng phát huy, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, không dùng bọc những thực phẩm ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao. Các chất độc hại này thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết làm phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em.
Bọc sát vào thực phẩm có thể bị thôi nhiễm
Dùng màng bọc thực phẩm sát vào đồ ăn rất dễ bị thôi nhiễm những chất độc hại gây ra tác hại khôn lường cho sức khỏe. Vì thế, nên để thực phẩm trong hộp thủy tinh cao rồi mới bọc bằng màng thực phẩm. Ngoài ra, không dùng bọc những của quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa vì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những củ, quả này giảm đi nhiều.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Không dùng khi có mùi lạ
Sau khi mua màng bọc thực phẩm về sử dụng cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Nếu bảo quản ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Đặc biệt, không sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun, có mùi lạ. Nếu vẫn cố tình sử dụng sẽ dễ gây ngộ độc vì mang bọc thực phẩm kém chất lượng.
Theo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, trên thị trường hiện nay có nhiều loại màng bọc thực phẩm với các chất liệu nhựa chủ yếu từ PVC và PE. Dấu hiệu chủ yếu để phân biệt một số loại màng bọc thực phẩm từ các vật liệu như sau:
Màng PVC: có màu trắng ngà/hoặc vàng nhạt và ít dai khi kéo dãn; sờ có cảm giác dính tay, khó tách các lớp màng bọc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau; khó cháy, chỉ cháy khi đốt trực tiếp bằng lửa và có mùi hắc.
Màng PE: có màu trắng, trong suốt, dai khi kéo dãn; khi sờ và sản phẩm ít dính tay, dễ dàng tách các lớp màng bọc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau; dễ bị đốt cháy bằng lửa và cháy rất nhanh, không tắt và hầu như không tạo ra mùi khi cháy.
Màng bọc PE dùng cho thức ăn đã qua sơ chế. Màng bọc PVC bảo quản thực phẩm chưa qua chế biến, không dùng màng nhôm bọc cho thực phẩm giàu axít.
Khi bảo quản đồ ăn cần bọc cách thực phẩm ít nhất là 2,5 cm. Bỏ màng bọc ra khi hâm nóng. Bảo quản màng bọc ở nhiệt độ phòng. Không dùng những màng bọc đã bị mốc, rúm, để quá lâu.
Khi mua màng bọc thực phẩm cũng nên để ý tới nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng có uy tín, tránh những màng bọc kém chất lượng, trôi nổi ngoài thị trường.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Kinh nguyệt tháng nào cũng "bất ổn" có thể ngầm cảnh báo sức khỏe sinh sản của con gái không tốt
Hội con gái đừng bao giờ chủ quan bỏ qua những dấu hiệu bất thường về kỳ kinh nguyệt của mình. Bởi đôi khi nó sẽ ngầm cảnh báo khả năng sinh sản của bạn đang tốt hay xấu.
Hàng tháng, hội con gái đều sẽ phải đối mặt với chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 5 - 7 ngày. Trong những ngày này, sức khỏe của con gái sẽ có chiều hướng giảm sút, gặp phải những triệu chứng như đau đầu, đau lưng, đau bụng... Ngoài ra, kỳ kinh nguyệt còn là một cột mốc để phái nữ nhận biết được sức khỏe sinh sản của mình.
Nếu trong mỗi kỳ kinh nguyệt, con gái nhận thấy những sự "bất ổn" sau đây thì nên đặc biệt lưu ý vì nó có thể ngầm cảnh báo khả năng sinh sản rất thấp.
Kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn
Trung bình kỳ kinh nguyệt của phái nữ thường kéo dài trong khoảng 28 ngày, thời gian bình thường sẽ dao động từ 21 - 35 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy kỳ kinh nguyệt của mình đột nhiên quá dài hay quá ngắn thì nên hết sức lưu ý.
Trong trường hợp kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày thì có khả năng giai đoạn hoàng thể diễn ra không đủ hoặc thất bại nên kết thúc sớm. Chức năng hoàng thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng nên dễ làm giảm khả năng thụ thai ở phái nữ.
Kỳ kinh nguyệt đến "bất ổn định"
Tháng nào cũng gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đến đúng với ngày dự tính, lúc thì sớm hơn, lúc lại muộn hơn thì bạn nên cẩn thận với nguy cơ rối loạn nội tiết tố. Nếu không chủ động khắc phục ngay thì buồng trứng sẽ là nơi phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lượng kinh nguyệt ra không ổn định
Kinh nguyệt đến đúng ngày mỗi tháng không có nghĩa là bình thường, bởi lượng kinh nguyệt cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Lưu lượng kinh nguyệt của nữ giới sẽ thay đổi tùy từng người. Nhưng trung bình tổng lượng kinh nguyệt hàng tháng nên chỉ ở khoảng 30 - 50ml. Nếu dưới 20ml được xem là kinh nguyệt ra quá ít và trên 80ml được xem là kinh nguyệt ra quá nhiều. Dù là hiện tượng nào cũng ngầm cảnh báo sức khỏe sinh sản của hội con gái không tốt.
Với lưu lượng kinh nguyệt ra nhiều sẽ ngầm cảnh báo nguy cơ rối loạn nội tiết, hoặc cơ thể thiếu estrogen, từ đó làm chức năng hoàng thể bị ảnh hưởng. Mặc dù các nang trứng vẫn phát triển nhưng nếu không rụng trứng thì khả năng thụ thai sẽ không thể xảy ra. Còn với lưu lượng kinh nguyệt ra quá ít sẽ ngầm cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về buồng trứng như suy buồng trứng sớm, hội chứng buồng trứng đa nang...
Mất kinh nguyệt (vô kinh)
Những người có tiền sử sảy thai thường dễ có nguy cơ bị dính cổ tử cung. Nếu gặp phải tình trạng này, lượng kinh nguyệt sẽ giảm xuống, gây vô kinh nên bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra ngay. Ngoài ra, nếu triệu chứng này kéo dài từ 2 - 3 tháng liên tiếp thì bạn nên chủ động đi khám ngay.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Những nguyên nhân gây béo phì Béo phì chính là sự tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể. Ngoại trừ những người có bắp thịt nở nang, còn lại tất cả những người có số cân nặng cơ thể vượt quá 20% số cân tiêu chuẩn phù hợp với chiều cao đều được coi là béo phì. "Đại dịch" của thiên niên kỷ mới Cũng như đái tháo...