Dùng ‘ma’ dọa dân làng để thực thi cách ly xã hội phòng Covid-19
Làng Kepuh ở Indonesia triển khai một nhóm “ma” tuần tra trên đường phố, với hy vọng khiến người dân sợ hãi, tránh tụ tập và ở trong nhà để phòng dịch Covid-19.
Tình nguyện viên giả ma pocong để hù dọa, giúp người dân tránh tụ tập và ở nhà REUTERS
“Chúng tôi muốn tạo ra sự khác biệt và hiệu ứng răn đe vì pocong rất ma quái và đáng sợ”, anh Anjar Pancaningtyas, người đứng đầu một nhóm thanh niên trong làng, nói với Reuters. Anh Pancaningtyas đang phối hợp với cảnh sát thực hiện sáng kiến ma ám độc đáo này để khuyến khích người dân ở nhà và hạn chế ra ngoài.
Pocong là những hình thù ma quái thường được bọc trong những tấm vải liệm trắng với khuôn mặt trắng bệch và đôi mắt quầng thâm đen. Trong văn hóa dân gian Indonesia, pocong đại diện cho linh hồn của người chết bị mắc kẹt trong tấm vải liệm.
Ban đầu, đội quân hóa trang pocong khiến người dân tò mò nhiều hơn là giữ họ ở trong nhà. Vì thế, nhóm của anh Pancaningtyas đã thay đổi chiến thuật, tung ra đội pocong tuần tra ngẫu nhiên.
Chiến lược ma quái dường như đang phát huy tác dụng và dân làng hoảng sợ, bỏ chạy về nhà khi pocong xuất hiện, theo Reuters. “Kể từ khi pocong xuất hiện, cha mẹ và trẻ em đã không rời khỏi nhà. Người dân cũng bớt tụ tập hoặc ở lại trên đường phố sau khi cầu nguyện vào buổi tối”, một người dân tên Karno Supadmo cho biết.
“Nhiều người dân Indonesia vẫn còn thiếu ý thức về phòng chống dịch bệnh. Họ chỉ muốn sống như bình thường nên rất khó để buộc họ tuân thủ khuyến nghị ở nhà, hạn chế ra ngoài”, trưởng thôn Priyadi nói về chiến lược pocong.
Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo đã phản đối lệnh phong tỏa toàn quốc để kiềm chế sự lây lan của đại dịch Covid-19 và kêu gọi mọi người thực hiện giãn cách xã hội và giữ vệ sinh tốt.
Nhiều hành khách chờ chuyến tàu tại nhà ga ở gần thủ đô Jakarta, Indonesia ngày 13.4 REUTERS
Tuy nhiên, với số ca nhiễm tăng vọt lên hơn 4.200 và hơn 370 người chết, một số địa phương, chẳng hạn như làng Kepuh, đã quyết định tự áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh riêng, bao gồm phong tỏa và hạn chế người dân rời khỏi nơi cư trú.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Indonesia ước tính đến tháng 5 sẽ có khoảng 140.000 trường hợp tử vong và 1,5 triệu ca nhiễm nếu nước này không siết chặt biện pháp hạn chế người dân đi lại.
Chưa có chỉ định tiêm vaccine lao để phòng Covid-19
PGS-TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh, hiện nay trên thế giới chưa có bất kỳ chỉ định nào về tiêm vaccine BCG để phòng Covid-19.
Ảnh minh họa
Ngày 26-4, Bộ Y tế cho biết, trong ngày cả nước tiếp tục không có ca mắc mới Covid-19 và là ngày thứ 10 liên tiếp không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm này lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện nay, số người mắc Covid-19 tại Việt Nam vẫn là 270 trường hợp. Đến thời điểm này, Việt Nam đã có 225/270 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh.
Mới đây, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Phổi Trung ương kết hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nghiên cứu đề xuất triển khai đánh giá vai trò của vaccine phòng chống lao BCG trong phòng chống Covid-19 tại Việt Nam.
Về nhiệm vụ này, PGS-TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết BCG là vaccine phòng chống lao rất lâu đời và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và dựa trên các bệnh nhân đã mắc, một số nghiên cứu quan sát cho thấy những nước có chính sách sử dụng vaccine BCG phổ cập dường như ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, cho tới giờ vẫn chưa có bằng chứng nào khẳng định vaccine BCG có thể phòng Covid-19 và đây là vấn đề nóng đang được nghiên cứu tìm hiểu tại một số nước như Hà Lan, Australia, Pháp, Nam Phi.
PGS-TS Nguyễn Viết Nhung cho biết, sau khi được Bộ Y tế giao nhiệm vụ, Bệnh viện Phổi Trung ương đã thảo luận và đề xuất Bộ Y tế hướng nghiên cứu.
Thứ nhất, Việt Nam tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phối hợp với Pháp và Campuchia đánh giá xem vaccine BCG có tác dụng với phòng Covid-19 cho người có nguy cơ cao là cán bộ y tế hay không. Với cách thức tính mẫu, dự kiến, Việt Nam có thể thu nhận 800 mẫu, Campuchia thu nhận 400 mẫu, tại Pháp là 1.000 mẫu.
Thứ hai là nghiên cứu khảo sát trên các ca mắc Covid-19 tại Việt Nam. Dựa trên những người này, chúng ta thử khảo sát xem mối liên quan giữa vaccine BCG với người mắc Covid-19, đồng thời khảo sát cả những người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 nhưng không nhiễm virus SARS-CoV-2. Mối liên quan ấy được thể hiện xem người mắc bệnh nặng hay nhẹ và trường hợp nặng có phải do không tiêm vaccine BCG hay không. Đây là một trong những khảo sát có thể làm nhanh để có kết quả ban đầu trước khi làm thử nghiệm lâm sàng lớn hơn.
Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Viết Nhung cũng nhấn mạnh, hiện nay trên thế giới chưa có bất kỳ chỉ định nào về tiêm vaccine BCG để phòng Covid-19.
* Ngày 26-4, trước thông tin phản ánh về những khuất tất trong việc đầu tư mua sắm hệ thống Real-time PCR (RT-PCR) xét nghiệm tự động SARS-CoV-2 tại một số địa phương, Bộ Y tế đã có công văn gửi các đơn vị trực thuộc bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố cũng như một số bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống RT-PCR thời gian qua.
Nội dung báo cáo (bao gồm tất cả hợp đồng đã được ký kết từ ngày 1-3-2018 đến 29-2-2020) gồm: quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt; quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu; hợp đồng mua bán giữa các bên, tài liệu về thông số, tính năng kỹ thuật của hệ thống; catalogue của thiết bị chính và các thiết bị thành phần, chụp ảnh các thiết bị gửi về Bộ Y tế trước ngày 28-4.
QUỐC KHÁNH
Indonesia hoãn dời đô vì Covid-19 Indonesia hoãn thực hiện dự án di dời thủ đô trị giá 33 tỷ USD để tập trung nguồn lực đối phó Covid-19. Chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo năm ngoái công bố kế hoạch trị giá 33 tỷ USD nhằm dời thủ đô hành chính đến tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo vào năm 2024 nhằm giảm gánh nặng cho Jakarta,...