Dừng lưu thông sản phẩm sữa liên quan đến 2 người tử vong ở Tiền Giang
Bộ Y tế vừa đề nghị Sở Y tế tỉnh Tiền Giang khẩn trương tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm sữa nghi ngờ, kiểm tra cơ sở sản xuất và dừng việc lưu thông sản phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, yêu cầu xác minh thông tin và xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.
Theo Cục An toàn thực phẩm, ngày 15/10, các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về các trường hợp tử vong và ngộ độc nhập viện cấp cứu, nghi ngờ do uống sữa tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Tiền Giang khẩn trương cung cấp thông tin và phối hợp với Sở Y tế Vĩnh Long để chỉ đạo bệnh viện có bệnh nhân đang điều trị, tập trung tích cực điều trị, cứu chữa cho bệnh nhân.
Cơ quan chức năng đang điều tra vụ nghi ngộ độc sữa.
Video đang HOT
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng của Sở Y tế phối hợp với cơ quan quản lý sản phẩm này ở địa phương để tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm sữa nghi ngờ, kiểm tra cơ sở sản xuất và dừng việc lưu thông sản phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm (nếu sản phẩm nghi ngờ sản xuất, kinh doanh ở địa phương).
“Xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đình chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm sữa nghi ngờ ngộ độc (nếu phát hiện) và công khai kết quả điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng”, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Tiền Giang phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xác định nguyên nhân và xử lý vụ việc.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen trong lựa chọn thực phẩm, không sử dụng sản phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bé trai tử vong vì ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt trên đường đi học
Trên đường đi học, bé trai 10 tuổi bị ong đốt hơn 100 nốt khắp cơ thể. Dù được bác sĩ nỗ lực cứu chữa, can thiệp ECMO nhưng bệnh nhi không qua khỏi.
Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết bé trai 10 tuổi (ở Hải Dương) bị ong đốt trên đường đi học, với hơn 100 nốt đốt. Ngay sau đó, bé được gia đình đưa đến cơ sở y tế và xử trí truyền dịch, dùng các thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng.
Khi đó, bệnh nhi tỉnh táo nhưng mệt và khó thở nhiều. Ngay lập tức, trẻ được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị. Loại ong đốt cháu bé được xác định là ong vò vẽ.
Một bệnh nhi bị ong đốt được điều trị tích cực
Giờ thứ 5 sau khi bị đốt, bệnh nhi vào Khoa Điều trị tích cực nội khoa trong tình trạng suy hô hấp, phù phổi cấp, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận và rối loạn đông máu tiến triển nhanh chóng.
Các bác sĩ hội chẩn, quyết định thực hiện kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) để hỗ trợ chức năng các cơ quan, nhằm duy trì sự sống cho bệnh nhi. Sau hai ngày, tình trạng bệnh nhi không cải thiện, tử vong trong bệnh cảnh suy đa cơ quan, rối loạn đông máu nặng, không đáp ứng với các biện pháp điều trị.
Đầu tháng 9, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận 2 trẻ bị ong đốt nguy kịch khi đi hái ổi. Các em vào viện trong tình trạng suy đa tạng, trụy tim mạch. Các bác sĩ cho trẻ thở máy, chống sốc, chỉ định lọc máu liên tục, truyền kháng sinh và giảm đau. Hiện hai bé đang dần phục hồi.
Theo PGS-TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, Tai nạn do ong đốt là tai nạn thường gặp ở trẻ, đặc biệt là các cháu sinh sống tại các vùng nông thôn, vùng dân tộc. Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều, có loại gần như không độc (như ong mật) nhưng cũng có loại gây tử vong chỉ với 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất (ong bắp cày), ong bầu.
Khi trẻ bị ong đốt, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh xử trí, nhanh chóng di chuyển trẻ tới khu vực an toàn tránh bị đốt nhiều hơn.
Sau đó có thể lấy nhíp gắp nọc độc, không cố gắng lấy vòi chích bằng cách nặn vết thương. Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước lạnh. Sát khuẩn bằng dung dịch cồn y tế. Chườm lạnh trên vùng bị đốt bằng nước lạnh hoặc một túi nước đá khoảng 10 phút.
Trường hợp trẻ có nhiều vết đốt, bị ong đốt vào các vùng đầu mặt, cổ, sốt, mệt mỏi, khó thở, nước tiểu màu đỏ như máu, đỏ da toàn thân hoặc cảm giác choáng váng, chóng mặt... cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Cháy cửa hàng xe máy ở Bình Dương, nhiều tài sản bị thiêu rụi Ngọn lửa bất ngờ bùng phát dữ dội vào rạng sáng tại một cửa hàng mua bán xe máy ở Bình Dương khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi. Sáng nay (22/9), Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Bình Dương (PC07) cho hay, lực lượng PCCC thuộc các đơn vị của Công an tỉnh vừa khống chế được vụ hỏa hoạn xảy...