Đúng lúc định bán nhà cứu con gái thì chúng tôi gặp được ân nhân
Nhờ mối quan hệ của bạn chồng mà con tôi được cứu. Thậm chí chúng tôi không cần phải bán nhà để chữa bệnh cho con.
Ảnh minh họa
2 năm trước, con tôi mắc chứng bệnh lạ, da tay chân bị những mụn bọng nước nhìn rất sợ. Do chủ quan và tiết kiệm tiền nên tôi chỉ mua thuốc về bôi ngoài da cho con. Được vài người mách bảo, tôi mua thêm thuốc lá uống để trị bên trong cơ thể.
Nhưng bệnh tình không thuyên giảm mà còn trầm trọng thêm. Đến khi con bị tức ngực khó thở, vợ chồng tôi mới quyết định đưa con đi bệnh viện khám. Chúng tôi thật sự choáng váng khi biết con bị bệnh lupus ban đỏ.
Để có tiền chữa bệnh cho con, vợ chồng tôi ra thành phố làm việc. Từ 1 người đàn ông đẹp trai phong độ, chỉ quen làm việc nhẹ nhàng, vì con, chồng tôi thay đổi nhanh chóng. Ban ngày anh làm việc trong công ty, đêm về làm vài cuốc xe ôm để kiếm thêm tiền. Chỉ trong vòng vài tháng, chồng sụt đi 4kg, người nhìn khắc khổ, râu tóc mọc lởm chởm, anh không còn tâm trí nào mà chăm sóc bản thân.
Những lúc chứng kiến cảnh con lên cơn đau quằn quại, chồng tôi chỉ biết ôm con gái vào lòng mà khóc cùng con. Anh muốn bản thân được gánh bệnh tật giúp con.
Video đang HOT
6 tháng trước, bệnh tình của con nguy kịch, trong nhà không còn tiền, chồng tôi quyết định rao bán căn nhà ở quê để có tiền cứu con. Có 1 người bạn học của chồng tên Phát biết được và gọi điện hỏi thăm tình hình gia đình tôi.
Hôm sau, anh Phát liên hệ được với 1 bác sĩ ở bệnh viện lớn và ngỏ ý muốn gia đình tôi đưa con đến đó khám. Được người bạn tài trợ tiền đi lại và ăn ở, vợ chồng tôi nghỉ việc đưa con đi chữa bệnh.
Trải qua nhiều xét nghiệm, bác sĩ kết luận, con tôi bị bệnh lupus ban đỏ là do bị nhiễm khuẩn, không phải do di truyền. Có thể do ăn uống bị ngộ độc, cơ thể chưa đào thải hết và biến chứng thành bệnh này.
Sau khi gặp đúng thầy, đúng thuốc, bệnh tình của con tôi thuyên giảm rất nhanh. Hiện tại con khỏe mạnh hoàn toàn, gia đình tôi đã quay trở lại với công việc thường ngày.
Con gái tôi có được như ngày hôm nay là nhờ anh Phát giúp đỡ. Vợ chồng tôi biết ơn cả đời này. Chúng tôi muốn cảm ơn lòng tốt của anh ấy mà không biết lấy gì báo đáp nữa?
Có nên bán nhà trả nợ cho con?
Ai sẽ là người lo cho người già khi con cái họ cũng lâm cảnh nợ nần chồng chất?
Tuổi già của chính chúng ta sẽ ra sao nếu không có tiền? Nhưng chẳng lẽ lại không giúp con cháu khi chúng ngặt nghèo? (Ảnh minh họa)
Bà Phương suy nghĩ mông lung khi rời nhà văn hóa khu phố. Hình ảnh bà Lưu khóc sùi sụt khiến bà Phương nặng lòng.
Bà Lưu là tổ trưởng tổ dân phố. Bình thường bà rất vui vẻ, hoạt náo, nhiệt tình tham gia các phong trào tại địa phương. Bà có 2 người con, 1 trai và 1 gái cỡ tuổi con gái bà Phương.
Sáng hôm ấy, bà Phương nghe tin bà Lưu xin rút khỏi vị trí tổ trưởng tổ hưu trí vì sắp tới sẽ chuyển về quê sống, lý do: bà mới bán nhà trả nợ cho con trai. Mọi người trong tổ hưu nhân việc này bàn tán về việc có nên lấy tiền bạc dành dụm dưỡng già cho con cái không.
Bà Lưu giãi bày: "Tôi làm sao có thể giữ tiền dưỡng già khi nhìn các con xoay xở chật vật với món nợ ngân hàng! Tiền lương 2 vợ chồng chúng nó chỉ đủ ăn, còn phải lo con cái học hành đủ thứ. Đâu phải đứa con nào cũng xuất sắc tự lực cánh sinh, cũng giỏi giang tìm được công việc tốt. Con dại thì cái mang. Bản thân nó cũng có muốn thế đâu...".
Thời nào cũng vậy, rất khó để người trẻ có thể tích lũy được tài sản, nếu chỉ dựa vào tiền lương. Và sự hỗ trợ, đầu tư tiền bạc của bố mẹ chính là cách giúp con có nền tảng, sẵn sàng bứt phá khi có cơ hội. Đương nhiên, trong cơ hội luôn có rủi ro.
Trái quan điểm với bà Lưu, ông Văn phản đối quyết liệt. "Tôi và bà nhà tôi đã từng đưa hết tiền tiết kiệm cho con làm ăn, nó chưa kịp trả lại đồng nào thì bà nhà tôi bị ung thư, chúng tôi bế tắc vì số tiền chữa trị quá lớn. Lúc đó đi vay họ hàng, người cho người không. Tôi vẫn nghĩ nếu tôi còn tiền tiết kiệm, bà nhà tôi đã sống được thêm một thời gian nữa. Bản thân tôi bây giờ nếu không nhờ vài đồng lương hưu hàng tháng chắc tôi cũng đi theo bà ấy. Tôi hối hận vì cho con mượn tiền".
Ảnh mang tính minh họa
Không phải đứa con nào cũng có thể vững vàng tự sống cuộc đời của mình. Có những phụ huynh tận khi nhắm mắt vẫn chưa an tâm về con. Kinh tế càng khó khăn, càng nhiều những đứa con thua lỗ, phá sản, thất nghiệp... Nhưng, đưa tiền cho con có thực sự giúp thoát khỏi biến cố tiền bạc hay không? Trong khi đó, đưa tiền tiết kiệm cho con đồng nghĩa gia tăng nguy cơ rủi ro về tài chính đối với người già.
Theo khảo sát của Prudential và Viện Lão hóa toàn cầu, có đến 95% người Việt có sự lo lắng nhất định về năng lực tài chính khi về già. Môi trường sống ngày càng thay đổi, mức thu nhập tỉ lệ nghịch với sức khỏe của người cao tuổi, khiến người già rơi vào cảnh khó khăn, dễ bị tổn thương.
Họ sẽ ra sao nếu con cái làm ăn thua lỗ, đồng nghĩa với việc tiền dành dụm của họ tan biến. Họ sẽ làm gì để sống khi đã quá tuổi lao động. Kể cả khi tìm được việc, liệu sức khỏe có đảm bảo để làm lâu dài?
Đấy là chưa kể, nếu bệnh tật ốm đau, ai sẽ là người lo cho người già khi mà chính con cái họ cũng lâm cảnh nợ nần chồng chất? Rồi hàng ngày, họ sẽ phải đối diện với lời gièm pha của những người xung quanh. Cả khi quay mặt vào nhau cũng không giấu nỗi sự tủi hờn. Đối với nhiều người già mà nói, đấy chính là nỗi sợ lớn nhất.
Những nỗi sợ ấy chẳng dễ giãi bày với các con. Làm sao nói với con rằng cha mẹ đã dành cả những năm tháng tuổi trẻ lao động, gìn giữ vì mục tiêu được an tâm khi về già, được sống trong vùng an toàn. Cha mẹ già không đủ can đảm đối diện với những nguy cơ bất trắc. Nói ra như vậy liệu, các con có hiểu không, hay lại trách bố mẹ ích kỷ?
Vì vậy, đầu tư cho con, giúp con trả nợ, hay mặc con "tự bơi" để tuổi già của mình an toàn luôn là câu hỏi khó có đáp án vẹn toàn...
Sụp đổ vì chồng bỏ đi cả tuần, lúc về lại năn nỉ vợ bán nhà Tại sao chồng tôi ra nông nỗi này? Ảnh minh họa: ST Một tuần nay, chồng tôi bỏ nhà đi, tôi đã tìm kiếm và gọi điện cho bạn bè người thân nhưng không có tin tức gì. Tôi lo lắng ngày đêm, không thể tập trung vào công việc, đêm đến cũng chẳng thể chợp mắt. Không hiểu chồng tôi đang ở...