“Dựng “lồng chim, chuồng cọp” là đang giam mình vào cửa tử”
Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tham mưu (Cảnh sát PCCC TP.HCM) cho biết: “Nhà dân tự dựng các “lồng chim, chuồng cọp” là đang giam mình vào cửa tử. Khi xảy ra cháy nổ thì họ không có lối thoát ra ngoài được. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến nơi phải vất vả dùng kìm, búa phá lồng sắt để có lối dẫn nước vào…
Hiện nay tại TP.HCM có rất nhiều nhà dân, biệt thự, khu chung cư dựng lên các “lồng chim, chuồng cọp” nhằm phòng tránh trộm cắp. Các thiết kế này được làm bằng sắt thép kiên cố.
Một vài “lồng chim” treo lơ lửng ở chung cư (Ảnh: T.Tuấn)
Chiếc “chuồng cọp” kiên cố lắp trên sân thượng nhà dân ở TP.HCM (Ảnh: T.Tuấn)
Đi trên các tuyến đường như Phạm Văn Đồng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Văn Trị, Lê Văn Sỹ… sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều kiểu “lồng chim, chuồng cọp” sơn đủ màu sắc, nhiều hình dáng.
Theo nhiều người dân, do lo sợ bị trộm cắp đột nhập nên họ bảo vệ căn nhà bằng cách bịt kín các lối hở ở ban công sân thượng, khu vực cửa sổ. Một số người còn tận dụng các thiết kế này để có thêm diện tích phơi áo quần, trồng cây cảnh.
Theo tìm hiểu, mỗi chiếc “lồng chim” treo bên cửa sổ, hay “chuồng cọp” lắp trên sân thượng có chi phí dao động từ 1 đến 4 triệu đồng. Giá thành rẻ và dễ lắp đặt nên hầu như nhà dân nào cũng tự trang bị “phương tiện chống trộm” kiểu này.
Trao đổi với Dân Việt, Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tham mưu (Cảnh sát PCCC TP.HCM) cho biết: “Nhà dân tự dựng các “lồng chim, chuồng cọp” là đang giam mình vào cửa tử. Khi xảy ra cháy nổ thì họ không có lối thoát ra ngoài được. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến nơi phải vất vả dùng kìm, búa phá lồng sắt để có lối dẫn nước vào.
Việc này gây tốn kém thời gian, nhiều khi phá được thì người bị nạn đã tử vong rồi. Trường hợp đã lỡ dựng “lồng chim, chuồng cọp” thì cần phải thiết kế cửa ra vào. Để khi cháy có thể mở lồng được ngay”.
Đại tá Nhật cũng khuyến cáo các nhà dân không nên sử dụng các kiểu thiết kế này. Cơ quan có thẩm quyền cần phải chấn chỉnh, xử phạt nếu tự ý xây dựng trái quy định.
Video đang HOT
Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC nhận định: “Trong phiên giải trình về phòng cháy chữa cháy mới đây với Hội đồng nhân dân TP, chúng tôi có đề cập đến việc cần thiết phải có lối thoát hiểm ở nhà dân, khu chung cư.
Các cơ quan có thẩm quyền như Sở Xây dựng, Trật tự đô thị, chính quyền địa phương cần phải quản lý chặt chẽ việc dựng các công trình phụ này, nhất là lưu ý đến việc thoát hiểm khi có cháy nổ.
Việc để người dân xây dựng nhiều như hiện nay là không nên. Người dân phải tự ý thức bố trí một lối thoát hiểm riêng cho nhà mình. Có thể “trổ” mái nhà, hông cửa sổ không có chấn song, chuẩn bị thang dây, đồ chữa cháy để dự phòng khi chẳng may gặp nạn”.
Theo Danviet
Côn Đảo vào top 10 điểm đến đáng sợ ở châu Á
Trang CNN đã liệt kê 10 địa điểm được nhiều du khách cảm thấy lạnh gáy nhất khi tới tham quan. Nhà tù Côn Đảo, Việt Nam cũng nằm trong danh sách này.
Chuồng Cọp, Côn Đảo, Việt Nam
Chuồng cọp được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa dùng để tra tấn những người Việt yêu nước trong thời kỳ chiến tranh. Nơi đây được cho là một trong những địa ngục trần gian, khiến không ít người cảm thấy lạnh gáy khi nhắc đến.
Trường Tat Tak, Hong Kong, Trung Quốc
Ngôi trường là điểm đến tham quan không thể bỏ lỡ của những du khách thích nghe truyện ma. Ngôi trường bị bỏ hoang này luôn là chủ đề được nói đến với các câu chuyện đáng sợ, trong số có nhiều trường hợp đến đây tự tử và hồn ma của cô gái trong bộ trang phục màu đỏ. Tat Tak đáng sợ đến mức một số tài xế taxi yếu bóng vía cũng từ chối chở khách tới con đường dẫn đến ngôi trường này.
Lawang Sewu, Indonesia
Cuối thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã có một trận chiến với quân đội Indonesia ở phía trước tòa nhà này. Nhiều người kể lại, đến nay họ vẫn nghe thấy tiếng người rên rỉ vì bị tra tấn trong tầng hầm. Mặc dù đây chỉ là những câu chuyện nhằm "dọa ma" người yếu tim, nhưng Lawang Sewu vẫn là một trong những điểm đến dành cho du khách dũng cảm.
Động Chibichiri, Okinawa, Nhật Bản
Cuối thế chiến thứ 2, những người lính Nhật thà tự kết liễu mạng sống còn hơn rơi vào tay lính Mỹ. Do đó, nơi này chứa khá nhiều hài cốt của binh sĩ cũng như dân thường.
Bệnh viện Clark, Philippines
Bệnh viện được xây dựng bởi quân đội Mỹ. Vào năm 1991, núi lửa Pinatubo phun trào khiến không ít binh lính thiệt mạng. Ngày nay người dân bản địa tin rằng nơi đây vẫn còn nhiều hồn ma của lính Mỹ vất vưởng.
Nhà tù Bagua, Đài Loan, Trung Quốc
Nằm ở ngoài khơi bờ biển phía nam của Đài Loan là Đảo Xanh (Green Island), một điểm thu hút du khách. Trên đảo có một nhà tù cũ, nơi đây được cho là bị ám ảnh bởi các oan hồn những người bị giết trong thời kỳ khủng bố trắng 1949-1987.
Yeongdeok, Hàn Quốc
Đây được cho là ngôi nhà ma ám nổi tiếng nhất tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc. Tại đây, người ta cho rằng có hồn ma của một cô gái đã tự sát vì bị bạn trai bỏ rơi. Ngoài ra ngọn đồi mà ngôi nhà tọa lạc còn là nơi chôn cất vô số binh lính Hàn trong thế chiến thứ hai.
Đồi Ma, Penang, Malaysia
Phía trên đỉnh đồi là bảo tàng chiến tranh. Nhiều người thợ xây dựng trên đảo cho biết họ từng nhìn thấy một bóng ma được cho là của sĩ quan người Nhật đi lại trong bảo tàng.
Đền Phra Si Sanphet, Ayutthaya, Thái Lan
Khoảng 50 năm trước, một nhóm cướp tới trộm vàng ở ngôi đền cổ này và chúng đã bị nguyền rủa. Ngày nay, tới thăm nơi này bạn sẽ được người dân địa phương truyền tai về cái chết bí ẩn của những tên cướp và họ tin rằng, điều đó do lời nguyền đáng sợ gây nên.
Tháp Silence, Ấn Độ
Tòa tháp của sự im lặng này là nơi dùng để xác chết. Các tử thi sẽ được xếp ở phía trong và làm mồi cho chim ăn. Đây là tín ngưỡng của những người theo đạo Bái Hỏa giáo.
Theo VNExpress