Đừng lỡ nhịp tiến trình đổi mới
Chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình NH số là yêu cầu quan trọng đối với nền kinh tế. Song đến nay mới có 35% NH đã và đang triển khai xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Tuy nhiên, thời điểm này quá trình phát triển NH số cũng chưa đi xa hơn, vì còn thiếu hành lang pháp lý và cơ sở dữ liệu để NH kết nối, nên thời gian vẫn còn nhưng gấp rút cho NH chuyển đổi trên nền tảng số.
Hướng đến tiêu chí 3-1-0
Theo Quyết định 2545 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, đặt mục tiêu đạt 100% đơn vị bán lẻ hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người dân TTKDTM; 70% đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn qua phương tiện TTKDTM; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện TTKDTM trong mua sắm, tiêu dùng.
Cuộc cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi nhiều khía cạnh rất cơ bản của hoạt động tài chính NH, với vô vàn ứng dụng mới, các công nghệ mới, hứa hẹn làm thay đổi căn bản mô hình hoạt động, phương thức quản trị và dịch vụ NH. Nếu chậm chân, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua của các NH ở khu vực và toàn cầu. Nếu không nhạy bén, chuyển mình sẽ bị lỡ nhịp trong tiến trình đổi mới, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị chậm bước trên hành trình phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Đồng thời, tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện…
Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Như vậy có thể nói, hiện nay việc số hóa hoạt động của các NH không chỉ để cạnh tranh thị phần trên thị trường thanh toán với các công ty fintech, mà số hóa NH còn có một vai trò quan trọng đối với sự đổi mới, phát triển của nền kinh tế.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), NH số là số hóa toàn bộ một NH, từ việc số hóa các sản phẩm, dịch vụ tương tác trực tiếp với khách hàng tới việc tự động hóa các quy trình xử lý nội bộ. Một NH số hoàn chỉnh cần phải đáp ứng được tiêu chí 3-1-0.
Trong đó, 3 là cung cấp dịch vụ online với trải nghiệm tốt để khách hàng tiếp cận được món vay và đăng ký trong 3 phút; 1 là trong 1 giây hệ thống tự động trả lời đồng ý hay không đồng ý giải ngân món vay đó; và 0 là không có con người can thiệp vào quá trình xử lý này.
Hiện nay, 94% NH bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số (trong đó có 35% NH đã và đang triển khai xây dựng chiến lược chuyển đổi số), khoảng 6% NH chưa xây dựng chiến lược chuyển đổi số tổng thể. Phần lớn NH triển khai NH số ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp, một số khác tiên phong triển khai chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới. Tuy nhiên, nếu xét theo tiêu chí 3-1-0, tính tới thời điểm này hệ thống NH Việt Nam vẫn chưa có NH số hoàn chỉnh.
Video đang HOT
Cần hành lang pháp lý đầy đủ
Theo các chuyên gia, hành trình chuyển đổi số của các NHTM sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Sau 10 năm hoạt động, ví Momo mới đây đã lọt vào Top 100 công ty fintech đột phá toàn cầu do Quỹ đầu tư tài chính H2 Ventures (Australia) và Công ty Kiểm toán KPMG (Hà Lan) bình chọn. MoMo cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam trong danh sách với các ông lớn trên thế giới như Ant Financial, JD Finance, Baidu (Trung Quốc), Robinhood (Hoa Kỳ), Adyen (Hà Lan)…
Trong khi các đơn vị trung gian thanh toán có những bước tiến dài trong việc cung cấp công nghệ tài chính, thì các nhà băng vẫn còn trong quá trình đầu tư, định hướng số hóa từng sản phẩm. Điều này không khó hiểu khi fintech phát triển nhanh, bởi đa số công ty này chỉ hoạt động trong mảng thanh toán, hành lang pháp lý với lĩnh vực rất thoáng.
Trong khi đó, NH muốn chuyển đổi mô hình truyền thống sang NH số hoàn chỉnh, không chỉ dừng lại ở mảng thanh toán mà ở tất cả lĩnh vực. Và khi muốn chuyển đổi, hàng loạt thách thức xuất hiện, như chưa đủ khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi, thích ứng với bối cảnh số hóa, rủi ro an ninh mạng, các hành vi gian lận, lừa đảo khách hàng, tấn công mạng; tốn nhiều chi phí đầu tư và thời gian chuyển đổi mô hình…
Để đẩy mạnh NH số, nhiều ý kiến đề xuất NHNN sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý, quản lý phù hợp với xu hướng phát triển NH số. Cụ thể, hoàn thiện các quy định về an ninh, bảo mật trong lĩnh vực NH, xây dựng cơ chế về căn cước công dân điện tử, khuôn khổ pháp lý thử nghiệm trong lĩnh vực NH; hoàn thiện các hệ thống hạ tầng quan trọng hỗ trợ giao dịch thương mại, tài chính trong kỷ nguyên số, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính NH, fintech và giám sát và quản lý an ninh mạng.
Chính phủ cần hỗ trợ thông qua việc chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cho phép chia sẻ, kết nối mở với các ngành dịch vụ như NH, viễn thông, bảo hiểm…
Nhìn từ kinh nghiệm của Ấn Độ, năm 2009 quốc gia này phát hành căn cước điện tử với mã định danh 12 số, kết hợp với lưu trữ sinh trắc học vân tay và mống mắt trong việc xác minh giao dịch. Tại Việt Nam, nếu hoàn thiện hệ thống căn cước công dân điện tử, các NH cũng có thể kết nối trực tiếp với các trung tâm dữ liệu về căn cước của công dân.
Và chính từ việc xác thực chữ ký điện tử hoặc so sánh các thông tin sinh trắc học của khách hàng, đồng thời liên kết với trung tâm thông tin tín dụng để nhận biết và phân tích lịch sử tín dụng của khách hàng trực tuyến, NH số mới có điều kiện phát triển.
Thiên Minh
Theo saigondautu.com.vn
Khi công nghệ "lãng quên" tiền giấy
Sự đổ bộ ào ạt của các hình thức thanh toán sáng tạo, tiện lợi đã khiến không ít người cho rằng tiền giấy sẽ hoàn toàn bị xoá sổ trong thời gian tới.
Liệ u tiền giấy sẽ hoàn toàn bị xoá sổ trong thời gian tới? Ảnh minh họa: TTXVN
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, triển vọng trên chưa thể xảy ra.
Người tiêu dùng có nhiều nhóm khác nhau, với độ tuổi và điều kiện kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định phương thức trả tiền của mỗi người. Không phải ai cũng có điều kiện sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ hay thậm chí là nền tảng Internet.
Tại Vương quốc Anh, các chuyên gia kinh tế đã gióng lên hồi chuông cảnh báo những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước sự "thất sủng" của tiền mặt.
Theo nghiên cứu của UK Finance, có tới hơn một nửa số người chủ yếu dựa vào tiền mặt để phục vụ các mục đích thanh toán có thu nhập hộ gia đình dưới 15.000 bảng.
Trong khi đó, Lucy Malenczuk, nhà quản lý chính sách cao cấp thuộc tổ chức từ thiện Age UK, khẳng định rằng tiền mặt vẫn là một phương thức thanh toán cực kỳ quan trọng đối với một số người: "Tôi nghĩ rằng những người lớn tuổi, cùng với các nhóm người thường bị yếu thế khác, chẳng hạn như người tiêu dùng có thu nhập rất thấp, có nguy cơ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu tiền mặt biến mất khỏi xã hội."
Bên cạnh đó, tính cạnh tranh cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc duy trì sự tồn tại của đồng tiền giấy là cần thiết, bởi nếu không thể thanh toán bằng tiền mặt, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số sẽ rất dễ dàng tăng phí giao dịch khi họ không đối mặt với sự cạnh tranh.
Một vài năm trước đây, công chúng đã từng phản đối kịch liệt khi các ngân hàng thông báo rằng họ sẽ loại bỏ hình thức thanh toán bằng séc (chứng từ).
Mặc dù những tờ séc hầu như không bao giờ xuất hiện trong các cửa hàng, nhưng chúng vẫn cung cấp một phương thức thanh toán hữu ích trong một số trường hợp, ví dụ cho các tổ chức từ thiện, cho người già hoặc khi gửi thanh toán qua bưu điện.
Ngày nay, với quan niệm "Khách hàng là trên hết", các thực thể kinh doanh đều hướng đến một mục tiêu đó là cung cấp sự lựa chọn làm hài lòng khách hàng, vì thế trong tương lai gần, chắc chắn phương án thanh toán bằng tiền giấy, dù có phần lỗi thời, sẽ không thể hoàn toàn biến mất./.
Phương Nga/Bnews/TTXVN
Xu hướng hợp tác giữa các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn cần phải đổi mới để có thể duy trì và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đối với các sản phẩm tài chính trước sự xuất hiện của các công ty cung cấp...