Dựng lều trên đê cho trâu bò tránh lũ
Nước sông Lam dâng cao khiến nhiều xã ở huyện Hưng Nguyên ( Nghệ An) ngập 2-3 m. Người dân phải chèo thuyền sơ tán và dựng lều trên đê cho trâu bò, gia cầm tránh lũ.
Miền Trung chống chọi lũ dâng, núi lở
Mưa lớn cộng với việc hàng loạt thủy điện xả lũ đã khiến hàng ngàn căn nhà ở Nghệ An và Hà Tĩnh bị nhấn chìm. Trong khi đó, núi nứt, sạt lở cũng xuất hiện nhiều nơi
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, từ đêm 28 đến 30-10, tại Nghệ An có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400 mm/đợt, riêng phía Nam Nghệ An trên 500 mm/đợt.
Lũ lên nhanh đáng sợ
Mưa lớn cộng thêm việc hàng loạt nhà máy thủy điện như Châu Khê, Nậm Mô, Châu Thắng... xả lũ đã khiến hàng ngàn nhà dân ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh... ngập sâu trong nước từ 0,5-2 m.
Tại huyện Thanh Chương, cơ quan chức năng phải di dời hơn 1.000 hộ dân. Tại huyện Nghi Lộc, hơn 1.600 hộ bị ngập sâu. Mưa lũ còn khiến 2 người mất tích, 2 người bị thương, tính đến tối 30-10.
Chiều 30-10, ông Thái Thanh Quý, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, đã có chuyến thị sát ở huyện Nghi Lộc. Hiện huyện này có hơn 1.600 hộ dân bị ngập sâu. Ông Quý yêu cầu chính quyền địa phương kiên quyết sơ tán tất cả những người đang ở lại canh giữ tài sản với tinh thần bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân là trên hết.
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân khiêng xe máy qua một đoạn đường sạt lở ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An Ảnh: ĐỨC NGỌC
Tình hình mưa lũ cũng diễn ra phức tạp ở tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nước lũ đã tấn công hầu hết các huyện, thị của địa phương này. Các huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Lộc Hà, Vũ Quang, TP Hà Tĩnh... bị ngập sâu trong nước từ 0,5-2 m.
Tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, rạng sáng 30-10 đã xảy ra một trận lốc xoáy khiến hơn 30 nhà dân và nhiều công trình phụ bị tốc mái, cây cối bị gãy đổ. Mưa lũ cũng khiến Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân ngập sâu hơn 0,5 m. Để bảo đảm an toàn, lực lượng chức năng đã lập chốt chặn cả hai đầu Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã sơ tán hàng ngàn hộ dân ở các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Nghi Xuân.
Chiều 30-10, ông Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ, đã có chuyến thị sát tại xã Quang Vĩnh. Trên đường vào tiếp cận thôn Tiền Phong - nơi được xem là vùng ngập nặng nhất của xã Quang Vĩnh, 2 chiếc thuyền đưa đoàn đi giữa mênh mông nước. Theo ông Đức, toàn huyện có 5 xã bị nước lũ cô lập. "Đặc biệt là xã Quang Vĩnh, đến chiều 30-10 lũ đã dâng gần 2 m và đang tiếp tục lên nhanh" - ông Đức lo lắng.
Bà Trần Thị Tiến (ngụ thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh) cho hay chưa khi nào thấy nước lũ lên nhanh và cao như năm nay. "Trận lũ lịch sử năm 2010 cũng không lên nhanh và cao như bây giờ. Là dân sông nước nhưng thấy lũ về như thế này, chúng tôi hoang mang lắm" - bà Tiến lo lắng.
Sơ tán khẩn cấp hàng ngàn dân
Mưa lớn đã gây sạt lở núi ở nhiều huyện của Nghệ An như Kỳ Sơn, Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương, Hưng Nguyên... Ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, cho biết huyện đã sơ tán khẩn cấp hơn 200 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu sống gần các điểm sạt lở.
Tại huyện Thanh Chương, Quốc lộ 46B đoạn qua Rú Nguộc bị sạt lở nghiêm trọng phần ta-luy dương. Hàng trăm khối đất đá đổ ập xuống đường, xe cộ không thể qua lại. Trong khi đó, núi Rày ở xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên xuất hiện nhiều vết nứt lớn chạy dọc sườn, tổng chiều dài hơn 60 m. Huyện Hưng Nguyên đã sơ tán khẩn cấp 39 hộ dân sống dưới chân núi đến nơi an toàn.
Đến kiểm tra tại hiện trường, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, yêu cầu phải di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Ngày 30-10, Tỉnh ủy Nghệ An đã có công điện khẩn yêu cầu các bí thư cấp ủy, người đứng đầu chính quyền các cấp trong tỉnh trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc ứng phó với mưa lớn và lũ lụt trên địa bàn. Trước mắt, tập trung ứng cứu người dân tại những nơi đang bị ngập; tổ chức di dời, sơ tán dân nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Chiều cùng ngày, Ủy ban MTTQ tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tổ chức mang hàng cứu trợ đến những hộ dân đang bị cô lập tại một số địa phương.
Trong khi đó, tại tỉnh Hà Tĩnh, mưa lớn sáng 30-10 đã khiến núi Quang Sơn thuộc địa bàn thôn 1, xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên xuất hiện vết sạt lở có chiều dài hơn 20 m, nằm sát vách nhà dân. Chính quyền đã di dời khẩn cấp 10 hộ gia đình với 38 nhân khẩu đến nơi an toàn. Ở xã Cẩm Lĩnh của huyện này, do sạt lở, lực lượng chức năng cũng phải di dời khẩn cấp 33 hộ dân.
Cập nhật diễn biến bão số 9 ở Bình Định: TP Quy Nhơn mưa lớn, gió mạnh Bão số 9 cách Bình Định khoảng 112km nhưng đã gây mưa lớn, gió mạnh ở TP Quy Nhơn. Nhiều địa điểm khác gió quật đổ biển báo, tốc mái nhẹ. Để ứng phó với bão số 9, sáng ngày 27/10, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều triển khai lực lượng để di dời những người dân sống ở khu vực...