Dùng laser tán vỡ sỏi to trong bàng quang 22 năm
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân vừa dùng laser công suất lớn điều trị cho một người bệnh có sỏi to trong bàng quang. Đặc biệt, đây là một trường hợp sỏi hình thành trong bàng quang tạo hình bằng ruột 22 năm cũng tại Bệnh viện Bình Dân.
Cách đây 22 năm, người bệnh N. (25 tuổi, TPHCM) mắc bệnh bàng quang thần kinh bẩm sinh đã được PGS.TS.BS.Vũ Lê Chuyên phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột tại Bệnh viện Bình Dân.
Khi đó, N. mới chỉ 3 tuổi, là một trong những bệnh nhi nhỏ tuổi nhất được thực hiện kỹ thuật này tại bệnh viện. Sau phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn bình phục, phát triển bình thường với bàng quang được tạo mới. Vì không thấy sức khỏe có vấn đề nên N. không tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.
Gần đây, người bệnh thường xuyên đau bụng không rõ nguyên nhân. Khi siêu âm, người bệnh được phát hiện sỏi lớn trong bàng quang bằng ruột, kích thước viên sỏi đo được trên phim chụp CT bụng là 35,6 mm x 22,1 mm (hình).
Sau khi khám và thực hiện các xét nghiệm đánh giá cho người bệnh, bác sĩ đã tư vấn cho người bệnh lựa chọn phương pháp nội soi tán sỏi bàng quang bằng laser để điều trị.
Phẫu thuật tán sỏi cho người bệnh
Video đang HOT
Theo PGS.TS.BS.Vũ Lê Chuyên, với việc ứng dụng laser công suất lớn tán sỏi bàng quang giúp người bệnh mà không phải mổ mở tránh nguy cơ phá vỡ cấu trúc của cơ quan tân tạo đã ổn định cùng với người bệnh trong 22 năm qua. Ngoài ra, phương pháp điều trị ít xâm hại này cũng giúp bệnh nhân nhanh hồi phục và hạn chế nhiễm khuẩn vết mổ.
Bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật
Kỹ thuật tạo hình bàng quang bằng đoạn ruột non được thực hiện trên người bệnh có bệnh lý buộc phải cắt bỏ bàng quang như ung thư bàng quang, bàng quang thần kinh. Phẫu thuật tạo hình bàng quang mới giúp người bệnh bảo tồn chức năng tiểu tiện, đồng thời không phải đeo túi chứa nước tiểu bên ngoài cơ thể. Từ đó, người bệnh giảm thiểu những tổn thương tinh thần vì mất bàng quang và phải đeo túi chứa nước tiểu bên ngoài cơ thể.
Theo PGS.TS.BS.Vũ Lê Chuyên, bàng quang thần kinh ở các bệnh nhi nhỏ tuổi là bệnh lý nguy hiểm, nếu điều trị muộn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu không can thiệp, người bệnh thường không sống đến tuổi trưởng thành được do biến chứng nhiễm trùng niệu tái phát và suy thận.
Thành công trong trường hợp người bệnh này nhờ phẫu thuật kịp thời, ý thức cao của gia đình chăm sóc lúc nhỏ và người bệnh trong việc thông tiểu cách quãng. Khi sử dụng đoạn ruột để làm bàng quang, người bệnh cần tuân thủ chế độ theo dõi sau mổ định kỳ vì bàng quang bằng ruột có nguy cơ tạo sỏi.
Sỏi bàng quang tân tạo tương đối hiếm gặp, với tỉ lệ khoảng 0,5%. Nếu không được điều trị sỏi có thể gây nhiều biến chứng như nhiễm trùng niệu, đau đớn kéo dài.
Một số yếu tố nguy cơ hình thành sỏi trong bàng quang tân tạo bao gồm: tăng tiết dịch nhầy, nhiễm trùng niệu, dị vật bàng quang. Do đó, người bệnh có bàng quang tân tạo bằng ruột cần chú ý chế độ ăn uống và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm những vấn đề phát sinh.
Cấp cứu thiếu niên 15 tuổi mang viên sỏi khổng lồ với kích thước 10cm ở bàng quang
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tiểu khó, thường xuyên đau vùng bụng dưới kèm theo sốt nhẹ, bệnh nhân được bác sĩ xác định có cục sỏi khổng lồ nằm trong bàng quang với kích thức lớn khoảng 10cm.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận, can thiệp cho một trường hợp có cục sỏi rất lớn ở bàng quang. Bệnh nhân là cậu bé N.V.M. (15 tuổi) được người nhà chuyển đến bệnh viện cấp cứu và nhập khoa Niệu trong tình trạng tiểu rặn, đau, kèm theo sốt. Tiền căn bệnh nhi này từng bị nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần phải nhập viện điều trị. Và bé cũng đã từng phải phẫu thuật 2 lần lấy sỏi kích thước lớn ở bàng quang.
Hình ảnh X-quang cho thấy viêm sỏi bệnh nhân to nằm ở bàng quang.
Tương tự ở lần này, các xét nghiệm và kết quả khảo sát hình ảnh cho thấy bệnh nhi bị sỏi bàng quang tái phát với kích thước lớn khoảng 10cm.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM đánh giá đây là nguyên nhân khiến cho em tiểu khó, tiểu đau, thậm chí gây bí tiểu do sỏi che lấp cổ bàng quang và niệu đạo khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được. Nước tiểu ứ đọng trong bàng quang tạo điều kiện cho vi trùng phát triển gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
Bệnh nhi được tiến hành đặt thông tiểu để nước tiểu thoát ra tạm thời và tiêm kháng sinh tĩnh mạch để điều trị nhiễm trùng tiểu. Sau khi tình trạng nhiễm trùng ổn bé sẽ được tiến hành lấy sỏi bàng quang.
Các bác sĩ tiến hành nội soi lấy sỏi ra khỏi bàng quang.
Với kích thước 10cm của viên sỏi, việc tán sỏi bằng laser ít xâm lấn qua ngã niệu đạo - bàng quang hầu như không thể thực hiện được. Do đó, phương án mở bàng quang lấy sỏi là lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên với phương pháp mổ mở thông thường (rạch da bụng, tách cân cơ và mở bàng quang ngoài phúc mạc) sẽ gặp khó khăn với các vết sẹo cũ trên bụng bệnh nhi từ các lần mổ trước để lại.
Nó làm cho các tổ chức mô cơ thể dính chặt vào nhau gây khó khăn trong việc phẫu tách và mất máu nhiều trước khi tiếp cận được bàng quang. Đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành vết thương sau phẫu thuật. Việc áp dụng kỹ thuật mổ nội soi lấy sỏi bàng quang trong phúc mạc sẽ tránh được những nguy cơ này.
Bệnh nhi được gây mê toàn thân, dụng cụ nội soi sẽ được đưa vào khoang phúc mạc (ổ bụng) thông qua 3 vết rạch nhỏ ở bụng. Bàng quang sẽ được tiếp cận dễ dàng trong ổ bụng. Sau đó phẫu thuật viên tiến hành mở bàng quang lấy sỏi cho vào túi biệt lập để đưa ra ngoài.
TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám Đốc phụ trách khối Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, phương pháp mổ nội soi lấy sỏi bàng quang trong phúc mạc là một kỹ thuật mới được áp dụng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Với các vết mổ nội soi có kích thước nhỏ giúp bệnh nhân ít đau sau mổ, vết thương lành nhanh và sớm hồi phục sau mổ.
Đặc biệt trong trường hợp này, nội soi ổ bụng giúp tránh được các nguy cơ từ vết mổ cũ trên bệnh nhân đã được mổ mở nhiều lần trước đó. Nó cũng phù hợp với xu hướng phát triển phẫu thuật của thế giới là "phẫu thuật xâm lấn tối thiểu".
Theo Báo dân sinh
Những người có nguy cơ và nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng: Đừng lơ là tầm soát! Đại trực tràng (còn gọi là ruột già) là đoạn cuối cùng của ống tiêu hoá, làm nhiệm vụ tiếp nhận và bài tiết các thức ăn không tiêu hoá được (phân). Theo số liệu của Globocan (2019), ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 3 trên thế giới và đứng hàng thứ 5 ở Việt Nam về tần suất phổ biến...