Đừng lạm dụng ống hít thông mũi
Nhiều người trong chúng ta xem những ống nhựa màu trắng chứa tinh dầu như một món phụ kiện cần thiết, thậm chí có người cứ rảnh tay là đưa ống hít vào mũi.
Khó thở và nghẹt mũi là lý do phổ biến của những người luôn dùng ống hít thông mũi, song các chuyên gia y tế Singapore cảnh báo thói quen này thực sự không tốt.
Bên cạnh viêm mũi dị ứng (do bụi bẩn, phấn hoa hay lông thú cưng), các chứng dị ứng khác và tình trạng mũi nhạy cảm đều có thể khiến bạn dễ bị nghẹt mũi – Bác sĩ Leslie Koh, chuyên gia tư vấn Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Changi, cho biết.
Vậy ống hít thông mũi tác dụng ra sao? Bác sĩ Lim Keng Hua tại Bệnh viện Mount Elizabeth cho biết hầu hết sản phẩm này chứa dầu long não, tinh dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp. Mặc dù những loại dầu này giúp dễ thở hơn, cảm giác như có luồng khí gia tăng đi qua mũi, song đó không phải là điều xảy ra thực sự. Trái lại, việc sử dụng tinh dầu bạc hà qua ống hít đã được chứng minh là gây nghẹt mũi, có thể do hành động kích thích ở mũi.
Các bác sĩ cảnh báo hít nhiều tinh dầu bạc hà có thể gây chóng mặt, kích ứng, cử động mắt bất thường, ảo giác, lờ đờ và thậm chí hôn mê. Tương tự, hít nhiều long não cũng gây kích ứng trong miệng và cổ họng, buồn nôn và đau bụng. Kích động và co giật cũng được mô tả là dấu hiệu của ngộ độc tinh dầu bạc hà và long não – bác sĩ Koh nói thêm.
Bên cạnh các loại dầu có nguồn gốc thực vật, một số ống hít mũi cũng có thể chứa các chất thông mũi mạnh như oxymetazoline, pseudoephedrine hoặc ephedrine. Tuy rất hiệu quả trong việc làm giảm nhanh chứng nghẹt mũi, nhưng sử dụng kéo dài có thể làm hỏng mô mũi, dẫn đến tác dụng ngược, khiến mũi bị nghẹt nặng hơn. Các tác dụng phụ khác từ các chất thông mũi kể trên còn bao gồm chảy nước mũi, gia tăng nhịp tim, nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp và khó ngủ.
Để bảo đảm an toàn, các bác sĩ khuyến nghị đừng sử dụng ống hít mũi nhiều hơn 3 lần/ngày và không dùng nó lâu hơn 1 đến 2 tuần. Nếu bạn phải dùng chúng hàng ngày để giảm nghẹt mũi trong hơn 1 tuần, hãy đến gặp bác sĩ để khám và điều trị đúng nguyên nhân tiềm ẩn gây nghẹt mũi.
Ống hít mũi có gây nghiện hay không?
Không có thành phần gây nghiện trong các loại ống hít thông mũi. Tuy nhiên, việc lạm dụng sản phẩm này có thể phát triển thành một thói quen, đặc biệt khi người dùng cảm thấy nó có ích cho tình trạng nghẹt mũi của họ. Câu hỏi đặt ra lúc này là nó có thể gây hại sức khỏe ra sao? Bác sĩ Lim cho biết, một số người có thể phát triển chứng viêm mũi, khi niêm mạc mũi bị tổn thương và được thay thế bằng mô xơ không còn khả năng co rút nữa. Hậu quả là mũi hầu như bị nghẹt hẳn và chỉ thuyên giảm nhất thời bằng thuốc thông mũi. Một số trường hợp thậm chí diễn biến xấu hơn như chảy nước mũi, đóng vảy và có mùi hôi.
Cách khác để thông mũi
Các chuyên gia y tế cho biết có nhiều cách khác để “khơi thông” lỗ mũi không cần dùng đến ống hít. Nếu bị nghẹt mũi mãn tính, nghĩa là nghẹt mũi xảy ra trong thời gian dài hoặc liên tục tái phát, bạn nên gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân là do dị ứng hay mũi nhạy cảm. Bệnh nhân bị dị ứng có thể cần dùng thuốc steroid dạng xịt mũi để giảm triệu chứng nghẹt mũi. Trong trường hợp xấu nhất, một số bệnh nhân có thể có khối u khoang mũi và xoang, cho nên tham khảo ý kiến bác sĩ cũng sẽ rất hữu ích.
Video đang HOT
Nếu tình trạng nghẹt mũi mới xuất hiện gần đây, có lẽ bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, cách chữa trị là dùng thuốc xịt mũi có chứa oxymetazoline (loại này không cần bác sĩ kê đơn). Dù vậy, các chuyên gia cũng khuyên chúng ta dùng các thuốc thông mũi này không quá 3 lần/ngày và thời gian sử dụng liên tục chỉ từ 5-7 ngày.
Rửa mũi cho bé: Những điều quan trọng ba mẹ cần biết!
Rửa mũi cho bé có thể giúp làm thông thoáng đường thở và cải thiện tình trạng khò khè, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro, ba mẹ nắm rõ các bước thực hiện.
Tại sao cần phải rửa mũi cho bé?
Mũi vẫn thường tiết dịch để làm ấm và làm ẩm không khí đi qua. Thông thường dịch này không nhiều và có cơ chế đào thải tự nhiên. Tuy nhiên khi bé bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc bị viêm mũi dị ứng thì dịch sẽ tiết ra nhiều hơn và đặc hơn. Biện pháp rửa mũi sẽ giúp rửa trôi dịch nhày cùng dòng nước, giúp mũi của bé thông thoáng.
Rửa mũi sẽ giúp mũi của bé thông thoáng
Nên rửa mũi cho bé bằng nước gì?
Nước muối sinh lý có chứa thành phần chính là NaCl (muối) và H2O (nước) được sử dụng phổ biến để rửa mũi cho bé. Bạn có thể mua dung dịch vệ sinh mũi cho bé ở nhà thuốc để sử dụng, rất tiện lợi.
Những lưu ý khi rửa mũi cho bé bằng dung dịch vệ sinh mũi
Chỉ nên rửa mũi cho bé khi cần thiết và rửa mũi theo tần suất được bác sĩ chỉ định.
Rửa mũi trước khi bé ăn nhằm hạn chế tình trạng nôn trớ và khó chịu.
Sử dụng thiết bị hút mũi cho bé nếu dịch mũi quá đặc và nhầy, tuyệt đối không hút mũi bằng miệng nhằm tránh vi khuẩn có hại lây lan sang bé.
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho bé.
Nếu bé bị chảy nước mũi, nghẹt mũi do bệnh lý thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Cần thận trọng và sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thiết bị hút mũi cho bé nếu dịch mũi quá đặc và nhiều
Rửa mũi cho bé thường xuyên có sao không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, chỉ nên rửa mũi cho bé bằng dung dịch vệ sinh mũi 3 lần/ngày trong những trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu bé hô hấp bình thường và không có triệu chứng khò khè, chỉ nên rửa mũi cho bé 2 - 3 lần/ tuần.
Không nên lạm dụng biện pháp này vì có thể làm mất lớp nhầy tự nhiên trong khoang mũi, khiến mũi bị khô, kích thích, khó chịu và ngứa ngáy.
Trước khi rửa mũi cho bé cần chuẩn bị những gì?
Giải thích một cách đơn giản cho bé về việc rửa mũi trước khi bắt đầu.
Chuẩn bị loại dung dịch vệ sinh mũi uy tín và hiệu quả trên thị trường.
Cho bé làm quen trước với loại dung dịch vệ sinh mũi mà bạn định sử dụng.
Tham khảo các bước rửa mũi cho bé tại các trang web uy tín hay từ các chuyên gia đầu ngành.
Cho bé làm quen trước với loại dung dịch vệ sinh mũi mà bạn định sử dụng
Các chuyên gia hướng dẫn rửa mũi cho bé như thế nào?
Rửa tay sạch với nước và xà phòng trong ít nhất 30 giây.
Chuẩn bị một chai dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng, có uy tín trên thị trường.
Cho trẻ đứng trước bồn rửa tay để xả nước, tiếp theo đưa đầu chai dung dịch vệ sinh mũi vào một bên lỗ mũi của bé và bơm nhẹ nhàng nước muối vào (không bịt lỗ mũi bên kia lại)
Khi bơm mũi bên phải nên cho trẻ nghiêng đầu sang trái và ngược lại, hướng dòng nước bơm về phía sau đầu của trẻ.
Nước muối sẽ đi thông qua lỗ mũi bên bơm và chảy ra từ lỗ mũi bên đối diện, cuối cùng cho trẻ xì mũi nhẹ nhàng sau khi rửa mũi. Nếu trẻ chưa biết xì mũi thì bạn hãy dùng dụng cụ hút mũi.
Khi bơm mũi bên phải nên cho trẻ nghiêng đầu sang trái và ngược lại
Lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi uy tín
Giữa vô vàn dung dịch vệ sinh mũi trên thị trường, chọn được 1 sản phẩm phù hợp không phải là điều đơn giản. Các chuyên gia đánh giá cao dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Mn, Mg, Se, I, Al... với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc, như Chekat.
Nước muối biển giúp rửa trôi bụi bẩn trong hốc mũi. Các nguyên tố vi lượng giúp sát khuẩn, làm se niêm mạc mũi.
Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi ở dạng phun sương còn có ưu điểm là làm sạch sâu cả những hốc mũi, nhờ đó giúp làm sạch, cuốn trôi bụi bẩn, làm lỏng gỉ mũi, giúp mũi sạch, đường thở thông thoáng.
4 loại thực phẩm không nên dùng nhiều vì có thể gây nghẹt mũi Nghẹt mũi thường gây ra cảm giác khó chịu. Nguyên nhân nghẹt mũi có thể là do viêm mũi, cảm lạnh hay dị ứng. Tuy nhiên, một điều ít người biết là ăn một số món cũng thể kích thích mũi tiết chất nhầy và gây nghẹt. Ăn cay có thể khiến các mô trong mũi sưng lên, gây nghẹt mũi - Ảnh...