Dựng lại hệ thống ban công cầu Trường Tiền như thời vua Bảo Đại
Mỗi ban công có chiều dài 7m, rộng 1,25m có hình nửa lục giác nhô ra sông đúng như mẫu ban công từ thời vua Bảo Đại, để người dân và du khách ngắm cảnh.
Qua đợt sửa chữa lần này từ tháng 8-10/2017, cây cầu Trường Tiền lịch sử – biểu tượng của cố đô Huế sẽ được lát gạch xanh ở hành lang đi bộ, khôi phục lại hệ thống ban công cho du khách ngắm cảnh.
Thông tin trên được ông Đặng Nguyễn Ngọc Linh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ II trao đổi với báo chí.
Cầu Trường Tiền đang chuẩn bị được sửa chữa, đặc biệt sẽ khôi phục lại hệ thống ban công xưa.
Theo đó, trong đợt sửa chữa lần này ở dự án “Sửa chữa cầu Trường Tiền” do Cục Quản lý Đường bộ II làm chủ đầu tư, cây cầu sẽ được thảm nhựa lại mặt cầu, đường dẫn hai đầu cầu, sơn sửa lại hệ thống dàn thép bị rỉ sét.
Đặc biệt cầu Trường Tiền sẽ xây thêm 10 ban công ở 5 nhịp cầu hai bên. Mỗi ban công có chiều dài 7m, rộng 1,25m có hình nửa lục giác nhô ra sông đúng như mẫu ban công từ thời vua Bảo Đại, để người dân và du khách ngắm cảnh.
Bên cạnh đó, lề đường đi bộ hai bên cầu sẽ được lát gạch màu xanh thay vì bê tông như hiện nay.
Video đang HOT
Việc sửa chữa cầu có tổng mức đầu tư gần 3,8 tỷ đồng, thời gian hoàn thành sẽ vào giữa tháng 10/2017.
Hệ thống ban công xưa của cầu Trường Tiền Huế (ảnh tư liệu)
Ông Linh cho biết thêm, vào năm 1991 – 1995, cầu Trường Tiền đã được Công ty Cầu 1 Thăng Long trùng tu nhưng không có hệ thống ban công như thời vua Bảo Đại.
Được biết Cầu Trường Tiền được xây dựng vào năm 1897 dưới thời vua Thành Thái. Khâm sứ Trung Kỳ thời đó đã giao cho hãng Eiffel ở Pháp thi công (kiến trúc sư Gustave Eiffel thiết kế). Cầu hoàn thành vào năm 1899, dài 401,1 m, rộng 6,2 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình bán nguyệt.
Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp, người đi bộ và xây dựng thêm các ban công ngắm cảnh. Trải qua thời gian 120 năm qua, cây cầu đã trở thành biểu tượng của cố đô Huế.
Cầu Trường Tiền nên thơ và lãng mạn của xứ Huế.
Đại Dương
Theo Dantri
Khôi phục ban công ngắm cảnh trên cầu Trường Tiền ở Huế
Cầu Trường Tiền sẽ được lát gạch xanh ở hành lang đi bộ, khôi phục lại hệ thống ban công cho du khách ngắm cảnh.
Ngày 1/8, ông Đặng Nguyễn Ngọc Linh - Phó cục trưởng đường bộ 2 cho biết, cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương sẽ được sửa chữa, khôi phục lại hệ thống ban công ngắm cảnh cho người đi bộ.
Cầu Trường Tiền, một trong những biểu tượng của xứ Huế. Ảnh: Võ Thạnh.
Theo ông Linh, vào năm 1991 - 1995 cầu Trường Tiền đã được Công ty Cầu 1 Thăng Long trùng tu nhưng không có hệ thống ban công như thời vua Bảo Đại.
Trong đợt sửa chữa lần này, cầu Trường Tiền sẽ được trải thảm nhựa lại mặt cầu, đường dẫn hai đầu cầu, sơn sửa hệ thống dàn thép bị gỉ sét, lát gạch màu xanh trên hành lang đi bộ thay vì bê tông như hiện nay, và khôi phục 10 ban công tại năm trụ cầu để du khách ngắm cảnh.
Các ban công sẽ được xây dựng theo hình nửa lục giác hai bên các trụ cầu, dài 7 m và rộng 1,25 m, nhô ra sông theo mẫu ban công cầu Trường Tiền thời vua Bảo Đại.
Tổng mức đầu tư sửa chữa gần 3,8 tỷ đồng, thời gian hoàn thành là giữa tháng 10/2017.
Đơn vị thi công bắt đầu trùng tu sửa chữa cầu Trường Tiền. Ảnh: Võ Thạnh.
Cầu Trường Tiền được xây dựng vào năm 1897 dưới thời vua Thành Thái, Khâm sứ Trung Kỳ giao cho hãng Eiffel (Pháp) thi công. Cầu hoàn thành vào năm 1899, dài 401,1 m, rộng 6,2 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình bán nguyệt.
Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp, người đi bộ và xây dựng thêm các ban công ngắm cảnh.
Trải qua thăng trầm lịch sử, cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương là một trong những biểu tượng của xứ Huế.
Võ Thạnh
Theo VNE
Hoa hậu Ngọc Hân khoe sắc với áo dài trên cầu Trường Tiền xứ Huế Tại lễ hội áo dài diễn ra trên cầu Trường Tiền ở TP.Huế (Thừa Thiên- Huế) tối 30.4, Hoa hậu Ngọc Hân khoe sắc bằng những bộ sưu tập áo dài dung dị nhưng cũng rất độc đáo. Tối 30.4, trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2017, tại cầu Trường Tiền của TP.Huế (Thừa Thiên- Huế) đã diễn ra lễ hội...