Dùng lá lốt trị một số bệnh thường gặp ở trẻ
Một số vấn đề thường gặp ở trẻ, các mẹ có thể dùng lá lốt như một phương thức chữa bệnh vừa dân dã lại hiệu quả.
Ảnh minh họa: Internet
Lá lốt là một loại cây không xa lạ với người Việt chúng ta. Bên cạnh việc dùng lá lốt chế biến thành các món ăn hấp dẫn như chả quấn lá lốt, canh lá lốt… loại cây này từ thân đến rễ đều được sử dụng như một loại thảo dược. Do vậy, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dùng lá lốt để cho trẻ uống khi trẻ bị mắc một số chứng bệnh thông thường.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Người lớn cũng có thể dùng lá lốt để điều trị một số bệnh.
Dưới đây là một số bài thuốc dân dã từ loại cây quen thuộc này:
Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần
Lá lốt 20g, củ riềng 10g, sắc 2 thứ lấy nước đặc cho trẻ uống 2-3 lần liền. Mỗi lần cách nhau 60 phút.
Bàn tay, bàn chân ra nhiều mồ hôi
Lá lốt 1 nắm to, đổ 4 bát nước nấu sôi. Đổ ra chậu cho nguội dần, sau đó ngâm tay, chân trong nước thuốc. Mỗi ngày ngâm 2 lần. Thực hiện liên tục cho tới khi hết các triệu chứng của bệnh.
Video đang HOT
Viêm đại tràng mạn, đau bụng, sôi bụng, phân sống, rối loạn tiêu hóa
Lá lốt 20g, củ riềng 12g, bạch truật 16g, củ đinh lăng 16g, lá khổ sâm 16g, sơn thù 16g, búp ổi 12g, cam thảo (chích) 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Đau bụng, cuộn trong bụng, đi đại tiện nhiều lần, có trường hợp bị nôn mửa, cơ thể yếu mệt, mất nước, rối loạn điện giải, huyết áp thấp hơn bình thường: lá lốt 20g, bạch truật 16g, hạt sen 16g, hậu phác 12g, sinh khương 8g, sâm bố chính 16g, bạch biển đậu 16g, cây cứt lợn ( sao vàng) 16g, rau má (sao) 20g, củ riềng 12g, cam thảo (chích) 12g, trần bì (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Viêm khớp mạn tính, đau nhức trong khớp, đi lại khó khăn, co duỗi hạn chế, đau nhiều khi thời tiết thay đổi
Lá lốt 20g, nam tục đoạn 20g, trinh nữ 20g, ngải diệp 16g, kê huyết đằng 16g, độc lực 20g, tang ký sinh 16g, thủ ô chế 16g, quế chi 6g, thiên niên kiện 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Sâu răng, đau nhức răng
Rễ lá lốt 20-30g, ngâm với 60ml rượu trắng. Dùng bông tẩm thuốc, chấm vào chỗ răng đau ngày 2-3 lần.
Bé trai bị viêm tinh hoàn
Tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, không chịu chơi, ít vận động, hay nằm: lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. TheoTrí thức trẻ, các mẹ nên dùng 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
Theo SKGD
Lá lốt làm thuốc: 7 cách bà mẹ nào cũng cần phải biết
Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) là một loại cây thảo sống dai thường mọc nơi ẩm ướt ở trung du, miền núi có chiều cao 30 - 40cm, mọc bò, thân cành có phủ ít lông và phồng lên ở các mấu.
Lá đơn nguyên mọc so le, hình tim, rộng, nhẵn, mép uốn lượn, đáy hình tim, đầu lá thuôn nhọn, gân lá chằng chịt hình mạng lưới, cuống lá có bẹ ở gốc. Cụm hoa là một bông đơn độc ở kẽ lá. Quả mọng chứa một hạt. Cây ra hoa, có quả vào mùa thu, từ tháng 8 đến 10. Rễ, thân làm vị thuốc, lá dùng như một loại rau ăn hoặc làm thuốc. Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần
Lá lốt 20g, củ riềng 10g, sắc 2 thứ lấy nước đặc cho trẻ uống 2 - 3 lần liền. Mỗi lần cách nhau 60 phút.
Bàn tay, bàn chân ra nhiều mồ hôi
Lá lốt 1 nắm to, đổ 4 bát nước nấu sôi. Đổ ra chậu cho nguội dần, sau đó ngâm tay, chân trong nước thuốc. Mỗi ngày ngâm 2 lần. Thực hiện liên tục cho tới khi hết các triệu chứng của bệnh.
Viêm đại tràng mạn, đau bụng, sôi bụng, phân sống, rối loạn tiêu hóa
Lá lốt 20g, củ riềng 12g, bạch truật 16g, củ đinh lăng 16g, lá khổ sâm 16g, sơn thù 16g, búp ổi 12g, cam thảo (chích) 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Bị ngộ độc thức ăn
Đau bụng, cuộn trong bụng, đi đại tiện nhiều lần, có trường hợp bị nôn mửa, cơ thể yếu mệt, mất nước, rối loạn điện giải, huyết áp thấp hơn bình thường:lá lốt 20g, bạch truật 16g, hạt sen 16g, hậu phác 12g, sinh khương 8g, sâm bố chính 16g, bạch biển đậu 16g, cây cứt lợn (sao vàng) 16g, rau má (sao) 20g, củ riềng 12g, cam thảo (chích) 12g, trần bì (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Viêm khớp mạn tính, đau nhức trong khớp, đi lại khó khăn, co duỗi hạn chế, đau nhiều khi thời tiết thay đổi
Lá lốt 20g, nam tục đoạn 20g, trinh nữ 20g, ngải diệp 16g, kê huyết đằng 16g, độc lực 20g, tang ký sinh 16g, thủ ô chế 16g, quế chi 6g, thiên niên kiện 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Sâu răng, đau nhức răng
Rễ lá lốt 20 - 30g, ngâm với 60ml rượu trắng. Dùng bông tẩm thuốc, chấm vào chỗ răng đau ngày 2 - 3 lần.
Bé trai bị viêm tinh hoàn
Tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, không chịu chơi, ít vận động, hay nằm: lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
Theo Trí thức trẻ
11 công dụng chữa bệnh kỳ diệu của lá lốt Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Dưới góc độ của y học cổ truyền, lá lốt còn là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. 1. Chữa chứng đau nhức cơ thể...