Dùng kháng sinh đúng cách để không bị ‘nhờn thuốc’
Thuốc kháng sinh không còn xa lạ gì với cuộc sống của chúng ta, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh lây nhiễm.
Thế nhưng, nhiều người đang quá lạm dụng và sử dụng thuốc kháng sinh một cách không hợp lý, khiến cho bệnh không những trở nên lâu khỏi mà còn có thể đưa đến nhiều tác dụng phụ khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, kháng thuốc kháng sinh đang là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng và trở thành mối lo ngại với từng gia đình
Cụ thể, tình trạng kháng thuốc kháng sinh sẽ diễn ra khi cơ thể sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, khiến vi khuẩn thay đổi và không còn có tác dụng với việc dùng thuốc kháng sinh để chữa trị lây nhiễm do chúng gây ra
Cũng theo WHO, việc hiểu rõ và sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào là đúng có vai trò quan trọng để làm giảm tình trạng kháng thuốc, tuy nhiên, lại chưa mấy ai làm được điều này
Rất nhiều trường hợp khi thấy ho, sốt, chảy nước mũi do cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng do virút, thậm chí là ho do dị ứng thời tiết hoặc khói bụi… là tự dùng thuốc kháng sinh mà không hỏi ý kiến bác sĩ
Trong khi đó, các bác sĩ đã chứng minh rằng, thuốc kháng sinh chỉ có tiêu diệt được vi khuẩn chứ không hiệu quả trên virút. Do đó không thể dùng kháng sinh để trị cúm hoặc các bệnh cảm, ho thông thường khác do virút gây nên
Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng bệnh thì không ít người bệnh có thói quen tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng, sau đó tăng, giảm liều lượng, thời gian điều trị một cách vô khoa học
Video đang HOT
Những người này thường mua kháng sinh về dùng 2-3 ngày thấy bệnh thuyên giảm, hết sốt, hết triệu chứng của bệnh thì ngừng thuốc, không uống tiếp nữa và cho rằng nếu uống tiếp sẽ hại người, sẽ bị tác dụng phụ…
Một số nhỏ những người khác thậm chí còn thay đổi các loại thuốc kháng sinh một cách thường xuyên. Trong khi đó, một đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh phải kéo dài từ 5-7 ngày, thay đổi thuốc thường xuyên trong thời gian ngắn sẽ khiến cho cơ thể kháng thuốc
Kháng sinh mạnh thường là những loại kháng sinh thế hệ mới, đắt tiền được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhiễm trùng nặng, nguy hiểm…và trên một số loại vi khuẩn đã nhờn với kháng sinh thế hệ cũ
Tuy nhiên, nhiều người mang tâm lý mong bệnh chóng khỏi nên có thói quen thường xuyên dùng kháng sinh mạnh
Do vậy, với các trường hợp chỉ sốt, ho thông thường mà người bệnh đã dùng tới các kháng sinh mạnh sẽ gây lãng phí và góp phần làm tăng khả năng vi khuẩn kháng thuốc
Có thể do tính thích “ăn sẵn” nên nhiều người thường hay dùng chung thuốc kháng sinh với người khác. Tuy nhiên, phải nhớ rằng, người khác có thể có những nhiễm khuẩn khác nhau và không thể dùng cùng loại kháng sinh như mình, điều này có thể khiến cơ thể kháng thuốc
Mỗi kháng sinh chỉ có thể kháng lại một vài loại vi khuẩn. Nếu dùng đúng loại đặc hiệu, chỉ vài ngày bệnh sẽ thuyên giảm, thời gian dài nhất cho một đợt điều trị kháng sinh là 7 – 10 ngày
Tuy nhiên, nếu dùng không đúng kháng sinh đặc hiệu trong một thời gian dài, bệnh chẳng những sẽ không thuyên giảm mà vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể sẽ quen dần và sinh ra các chủng kháng thuốc
Ngoài vấn đề kéo dài thời gian dùng thuốc thì nhiều người lại dùng kháng sinh không đủ liều và không đủ thời gian điều trị
Cụ thể, sau khi dùng khoảng 5 – 6 ngày bệnh sẽ hết căn bản triệu chứng nhưng phải dùng thuốc thêm vài ngày nữa thì các vi khuẩn mới thực sự bị tiêu diệt và bệnh sẽ khỏi hẳn
Thế nhưng, có không ít trường hợp cứ ngỡ là khỏi hẳn và tự ý ngưng thuốc khi thời gian điều trị còn rất ngắn. Nếu dùng dang dở, vi khuẩn không bị trị tận gốc, dễ tái nhiễm, nhờn thuốc, sinh ra chủng kháng thuốc
Việc làm dụng kháng sinh một cách vô khoa học cũng là “căn bệnh” nhiều người mắc phải. Một trong những mặt trái của thuốc kháng sinh là sẽ gây hại với các vi khuẩn có lợi nếu người dùng quá lạm dụng vào nó
Vì vậy, hãy dùng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu lạm dụng vào thuốc kháng sinh thì nó sẽ tiêu diệt cả khuẩn có lợi có trong đường ruột làm cho sức đề kháng của cơ thể sẽ yếu đi
Chúng ta đều không biết rằng, sử dụng kháng sinh, đặc biệt là trong giai đoạn còn trẻ dễ làm tăng nguy cơ gây bệnh hen suyễn, bệnh viêm mũi màng kết và Eczema ở trẻ em nhóm tuổi đi học
Mặt khác, hen suyễn lại là căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được quản lý và điều trị kịp thời, đúng cách, nhất là khi tiếp xúc quá nhiều chất kích thích
Do vậy, mỗi khi quyết định cho con dùng kháng sinh, các bậc phụ huynh cần thận trọng, mua đúng loại thuốc, không được mua kháng sinh loại mạnh và phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ trong tương lai
Việc lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài còn có thể khiến người bệnh tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư thận và một số căn bênh ung thư khác cao gấp 1,5 lần so với người không lạm dụng kháng sinh
Sông Hương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
Vì sao nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có bệnh (đặc biệt là các bệnh về ung bướu, ung thư)... kiêng đi đám ma vì sợ hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh và làm bệnh phát tác mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiều người cũng quan niệm rằng đó là mê tín dị đoan, không đáng tin.
Từ trước đến nay, ở nhiều vùng quê và ngay cả thành phố, rất nhiều người kiêng đi viếng đám ma bởi họ sợ "hơi lạnh" ở nhà người mới chết. Nhiều người cho rằng hơi lạnh là nguyên nhân gây ra tật bệnh.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hương - nguyên phụ trách Khoa U bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - thì đám ma có nhiều dạng khác nhau. Có người chết trẻ, người chết già, người chết không mang bệnh nói chung và cả người chết vì bệnh lây nhiễm như lao, suy giảm miễn dịch HIV, AIDS... Như vậy tuỳ nguyên nhân tử vong mà người ta có những quy định riêng khi an táng nhằm bảo vệ tránh lây lan bệnh tật. Người chết sau 6 giờ mới có "hơi lạnh".
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hương, sau khi ngừng hô hấp, tuần hoàn chết lâm sàng chuyển sang chết thực sự các quần thể vi khuẩn cộng sinh trên cơ thể người sống bắt đầu rời đi và phải mất đến 6 giờ thì cuộc thoát xác các vi khuẩn mới hoàn thành. Chúng rời xác để nhường chỗ cho những vi khuẩn hoại sinh ký túc trên xác chết. Những loài vi khuẩn này bắt đầu huỷ hoại xác chết và giải phóng ra các độc tố từ quá trình "chè chén" xác chết. Quá trình tụ tập này tăng lên hàng giờ, vô số loại không kể hết. Người chết càng lâu thì "hơi lạnh" càng nhiều. Thật ra, "hơi lạnh" chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán.
Đặc biệt, chỉ sau 10 giờ, thi thể người chết có sự thay đổi mạnh. Lúc này, các vi trùng lên men thối tạo khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên và khuếch tán ra môi trường bên ngoài.
Việc liệm nhanh đối với những người chết vì tai nạn giao thông, mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng..., và yêu cầu một số người có sức đề kháng yếu tránh xa "hơi lạnh" khi viếng đám ma là có cơ sở khoa học.
Điều này lý giải nguyên nhân thanh niên khỏe mạnh dù thực hiện những công việc gần xác chết như tắm rửa, khâm liệm, đưa ma... ít bị ảnh hưởng. Trong khi đó, trẻ nhỏ, người mắc các chứng bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao... dễ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch của họ lúc này không cao.
Thực tế cho thấy, trong Tây y ngày nay không còn những kiêng cữ như vậy có thể vì công nghệ hiện đại, người quá cố được giữ trong nhà lạnh và khi đưa ra tổ chức tang lễ cũng chỉ trong một vài tiếng nên việc phát sinh vi khuẩn, vi trùng hay mầm bệnh không quá ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, nếu người chết vì tai nạn giao thông, mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng..., thời gian phân huỷ sẽ sớm hơn, ảnh hưởng đến môi trường người sống nếu chậm xử lý và khâm liệm.
Tốt nhất, những người có sức đề kháng yếu tránh đến những nơi môi trường kém trong lành, sạch sẽ, nơi đông người, ồn ào và không nên đi viếng đám ma những người chết bị bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng... bởi "hơi lạnh" từ người chết sẽ nhiễm vào cơ thể gây bệnh do không đủ sức chống đỡ.
Theo giadinh.net
Kiến thức cần biết trước mùa bệnh sởi Cùng tìm hiểu, để nhận biết, nhận thức và hình dung được hậu quả để lại nếu không được nhận thức đúng đắn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch sởi hiện đang gia tăng trên toàn cầu. Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, đã có hơn 180 quốc gia xuất hiện bệnh sởi, trong đó 11 quốc gia...